Các dạng bài tập trắc nghiệm về Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm

CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ  TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM


1. Dạng 1. Vận dụng tổng hợp và phân tích lực

Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về phép phân tích lực.

A. Phép phân tích lực là phép làm ngược lại với phép tổng hợp lực.            

B. Phép phân tích lực tuân theo qui tắc hình bình hành.

C. Phép phân tích lực là phép thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần.            

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 2: Khi vật rắn được treo bằng dây và ở trạng thái cân bằng thì:

A. Dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật.  

B. Các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều.

C. Lực căng của dây treo lớn hơn trọng lượng của vật.                    

D. Không có lực nào tác dụng lên vật.                                               

Câu 4: Điều  nào sau đây là đúng khi nói về sự cân bằng lực?

A. Khi  vật đứng yên, hợp lực tác dụng lên nó bằng không.

B. Khi vật chuyển động thẳng đều, hợp lực tác dụng lên nó  bằng không.

C. Hai lực cân bằng nhau có cùng gía, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.                          

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau:

A. Chuyển động tròn đều.                                                     B. Chuyển động đều trên một đường cong bất kì.

C. Chuyển động thẳng đều.                                                  D. Cả ba trường hợp trên.

Câu 6: Chọn câu không đúng trong các cách phát biểu trạng thái cân bằng của một vật:

A. Vectơ tổng của các lực tác dụng lên vật bằng 0.             B. Vật đang chuyển động với vận tốc không đổi.

C. Vật đang đứng yên.                                                          D. Vật đang chuyển động tròn đều.

Câu 7: Điều  nào sau đây là không đúng khi nói về sự cân bằng lực?

A. Khi vật đứng yên,  hợp lực tác dụng lên nó bằng không.

B. Khi vật chuyển động thẳng đều, hợp lực tác dụng lên  bằng không.

C. Hai lực cân bằng nhau có cùng gía, cùng độ lớn, cùng chiều.                                        

D. Cả A, B đều đúng .

Câu 8: Một qủa cầu và 1 khối nặng được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không co dãn vắt qua 1 ròng rọc trơn. Cả hai vật cân bằng ở vị trí ngang nhau. Khối nặng được kéo xuống 1 đoạn, khi buông khối nặng ra thì:

A. Nó sẽ dịch chuyển lên tới vị trí ban đầu vì đây là vị trí cân bằng.

B. Nó sẽ dịch chuyển lên tới vị trí ban đầu vì cơ năng bảo toàn.

C. Nó sẽ giữ nguyên trạng thái đang có vì không có thêm lực tác dụng nào.

D. Nó sẽ dịch chuyển xuống vì lực tác dụng vào nó lớn hơn lực tác dụng vào qủa cầu.

Câu 9: Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi

A. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không.          C. Vật chuyển động với gia tốc không đổi.

B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số.             D. Vật đứng yên.

Câu 10: Một sợi dây có khối lượng không đáng  kể, một đầu được giữ cố định, đầu kia có gắn một vật nặng có khối lượng m. Vật đứng yên cân bằng. Khi đó

A. Vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.                          

B. Vật chịu tác dụng của trọng lực, lực ma sát và lực căng dây.

C. Vật chịu tác dụng của ba lực và hợp lực của chúng bằng không.

D. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.

Câu 11: Chọn phát biểu đúng:

A. Dưới tác dụng của lực vật sẽ chuyển động thẳng đều hoặc tròn đều.      

B. Lực là nguyên nhân làm vật vật bị biến dạng.

C. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động.

D. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.

Câu 12: Hai lực trực đối cân bằng là:

A. Bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá.                      

B. Tác dụng vào cùng một vật.                                                                        

C. Có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau.     

D. Không bằng nhau về độ lớn.

Câu 13: Hai lực cân bằng không thể có:

A. Cùng  hướng.                    B. Cùng phương.                   C. Cùng giá.                           D. Cùng độ lớn.

Câu 14: Một  chất điểm chuyển động chịu tác dụng của hai lực đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và  \(\overrightarrow {{F_2}} \) thì véctơ gia tốc của chất điểm

A. Cùng phương, cùng chiều với lực  \(\overrightarrow {{F_2}} \)                             

B. Cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow {{F_1}} \)

C. Cùng phương, cùng chiều với lực  \(\vec F = {\vec F_1} - {\vec F_2}\)                 

D. Cùng phương, cùng chiều với hợp lực  \(\vec F = {\vec F_1} + {\vec F_2}\)

Câu 16: Câu nào đúng? Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể

A. Nhỏ hơn F.                        C. Vuông góc với lực \(\vec F\) .      

B. Lớn hơn 3F.                      D. Vuông góc với lực 2 \(\vec F\).

Câu 17: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực F1 = 4N, F2 = 5N và F3 = 6N. Trong đó F1, F2 cân bằng với F3. Hợp lực của hai lực  F1, F2  bằng bao nhiêu? 

A. 9N                                 B. 1N                                

C. 6N        D. Không biết vì chưa biết góc giữa hai lực còn lại.

Câu 18: Cho 2 lực đồng quy có độ lớn bằng 150N và 200N. Trong các giá trị nào sau đây là  độ lớn của hợp lực.

A. 40 N.                                 B. 250N.                                

C. 400N.                                D. 500N.

Câu 19: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 2 lực F1=6N, F2=8N. Để hợp lực của chúng là 10N thì góc giữa 2 lực đó:

A. 90o                                     B. 30o                                    

C. 45o                                     D. 60o

Câu 20: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 2 lực F1 = 3N, F2 = 4N. Biết \(\overrightarrow {{F_1}} \) vuông góc với \(\overrightarrow {{F_2}} \) , hợp lực của hai lực này:

A. 1N                                     B. 7N                                     

C. 5N                                     D. 25N

Câu 21: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 20N. Tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp với nhau một góc α = 00

A. 20N                                   B. 30N                                   

C. 40N                                   D. 10N

Câu 22: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của hai lực 6 N và 8 N và hợp thành một góc 900. Hợp lực của hai lực có giá trị:

A. 2 N                                    B. 8 N                                    

C. 10 N                                  D. 14 N

Câu 23: Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 30N. Góc hợp bởi hai lực đồng qui bằng bao nhiêu thì hợp lực có độ lớn bằng 30N

A. 00                                       B. 600                                                 

C. 900                                                  D. 1200

Câu 24: Lực 10N là hợp lực của cặp lực nào dưới đây, cho biết góc giữa cặp lực đó?

A. 3N, 5N, 120o                     B. 3N, 13N, 180o                  

C. 3N, 6N, 60o                       D. 3N, 5N, 0o

Câu 25: Cho 2 lực đồng quy có cùng độ lớn 10N. Góc giữa 2 lực bằng nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 10N ?

A. 900                                     B. 1200                                  

C. 600                                       D. 00

Câu 26: Cho 2 lực đồng quy F1 = F2 = 10N. Hãy tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp với nhau một góc 600.

A. 10N                                   B. 17,3N                                

C. 20N                                   D. 14,1N                        

Câu 27: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N. Hợp lực  của hai lực đó là:

A. 1N                                     B. 2N                                     

C. 15N                                   D. 22N

Câu 28: Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 15N. Góc hợp giữa 2 lực bằng nhiêu thì hợp lực có độ lớn bằng 15N?

A. 00                                                    B. 600                                                 

C. 900                                                 D. 1200

...

2. Dạng 2. Vận dụng điều kiện cân bằng của chất điểm

Câu 35: Một vật được treo như hình 1: Biết vật có P = 80 N, α = 300. Lực căng của dây là bao nhiêu?

A. 40N                B. 40\(\sqrt[]{3}\) N.          C. 80N.               D. 80\(\sqrt[]{3}\)N.

Câu 36: Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính như hình 1.

Biết α = 600. Cho g = 9,8 m/s2. Lực ép của vật lên mặt phẳng nghiêng là

A. 9,8 N.             B. 4,9 N.              C. 19,6 N.           D. 8,5 N.

Câu 37: Một vật có khối lượng m= 2kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính như hình 1. Biết a = 300, g= 10m/s2 và ma sát không đáng kể. Phản lực của mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật có giá trị

A. 10\(\sqrt[]{2}\) N.                             B. 20\(\sqrt[]{2}\) N.                            

C. 20 \(\sqrt[]{3}\)N.                             D. 10\(\sqrt[]{3}\) N.

Câu 38: Một vật khối lượng m = 5,0 kg đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng nhờ một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng như hình 1. Góc nghiêng a = 300. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng; lấy g = 10m/s2 Xác định lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng.

A. T = 25 (N), N = 43 (N).     B. T = 50 (N), N = 25 (N).   

C. T = 43 (N), N = 43 (N).     D. T = 25 (N), N = 50 (N).

Câu 39: Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính như hình 1. Biết α = 300. Cho g = 9,8 m/s2. Lực căng T của dây treo là

A. 4,9 N.                                B. 8,5 N.                                

C. 19,6 N.                              D. 9,8 N.

Câu 40: Một quả cầu có khối lượng 1,5kg được treo vào tường nhờ một sợi dây.

Dây hợp với tường góc α = 450. Cho g = 9,8 m/s2. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực ép của quả cầu lên tường là

A. 20 N.                                                                                 B. 10,4 N.                    

C. 14,7 N.                                                                              D. 17 N.

Câu 41: Một quả cầu có khối lượng 2,5kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với tường góc α = 600. Cho g = 9,8 m/s2.Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực căng T của dây treo là

A. 49 N.                                 B. 12,25 N.                            

C. 24,5 N.                              D. 30 N.

Câu 42: Một vật trọng lượng P=20N được treo vào dây AB=2m.

Điểm treo (ở giữa) bị hạ xuống 1 đoạn CD=5cm. Lực căng dây là xấp xỉ bằng

A. 20N.                                              

B. 40N.                                  

C. 200N.                                            

D. 400N.

Câu 43: Biết F1=F2=F3=100N. Hợp lực của 3 lực cho trên hình vẽ bằng

A. 300N.                                

B. 200N          .                      

C. 150N.                    

D. 0.

Câu 44: Ba nhóm học sinh kéo 1 cái vòng được biểu diễn như hình trên.

Không có nhóm nào thắng cuộc. Nếu các lực kéo được vẽ trên hình (nhóm 1 và 2 có lực kéo mỗi nhóm là 100N). Lực kéo của nhóm 3 là bao nhiêu?

A. 100N                                 

B. 200N                                 

C. 141N                                 

D. 71N

..

---Để xem tiếp nội dung Các dạng bài tập trắc nghiệm về Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Các dạng bài tập trắc nghiệm về Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?