BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ NGUYÊN TỐ HALOGEN
Câu 1: Trong phản ứng hóa học Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O Clo có thể là:
A. Chất khử
B. Chất oxi hóa
C. Không là chất oxi hóa cũng không là chất khử
D. Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
Câu 2: Cho khí clo vào nước được dung dịch có màu vàng nhạt.Trong nước clo có chứa:
A. Cl2,H2O B. HCl,HClO
C. HCl,HClO, H2O D. HCl,HClO, H2O,Cl2
Câu 3: Những nguyên tử nhóm nào có cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5:
A. Nhóm cacbon B. Nhóm halogen. C. Nhóm nitơ D. Nhóm oxi
Câu 4: Lọ đựng chất nào sau đây có màu vàng lục?
A. Khí flo B. Khí nitơ C. Khí clo D. Hơi Brom
Câu 5: Các nguyên tố nhóm halogen điều có:
A. 1e lớp ngoài cùng
B. 7e lớp ngoài cùng
C. 6e lớp ngoài cùng
D. 3e lớp ngoài cùng
Câu 6: Các nguyên tố nhóm VIIA sau đây, nguyên tố nào không có đồng vị bền trong tự nhiên:
A. Clo B. Brom C. Iot D. Atatin
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của nhóm halogen:
A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Có tính oxi hóa mạnh
C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử D. Tác dụng được với nước.
Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung của nhóm halogen:
A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e.
B. Tác dụng được với hidrô tạo thành hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Có số oxi -1 trong mọi hợp chất
D. Lớp ngoài cùng có 7e
Câu 9: Ở điều kiện phòng thí nghiệm, đơn chất nào có cấu tạo mạng tinh thể phân tử?
A. Brom B. Flo C. Clo D. Iot
Câu 10: Nguyên tử có tổng số hạt proton và nơtron là:
A. 9 B. 19 C. 29 D. 10
Câu 11: Chất có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao nhất trong 4 đơn chất F2, Cl2, Br2, I2 là:
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2
Câu 12: Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố nhóm halogen đã nhường hay nhận bao nhiêu electron?
A. Nhận thêm 1e B. Nhường đi 1e
C. Nhận thêm 7e D. Nhường đi 7e
Câu 13: Phản ứng của khí clo với hidro xảy ra ở điều kiện nào sau đây?
A. Nhiệt độ thấp dưới 00C B. Ở nhiệt độ thường (250C),trong bóng tối
C. Trong bóng tối D. Có ánh sáng
Câu 14: Clo không phản ứng với chất nào sau đây:
A. NaOH B. NaCl C. Ca(OH)2 D. NaBr
Câu 15: Trong phản ứng: Cl2 + H2O → HCl + HClO. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Clo chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa.
B. Clo chỉ đóng vai trò là chất khử.
C. Clo vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đống vai trò là chất khử.
D. Nước đóng vai trò là chất khử.
Câu 16: Trong hợp chất số oxi hóa phổ biến của clo là:
A. -1,0,+1,+3,+5,+7 B. -1,+1,+3,+5,+7
C. +1,+3,+5,+7 D. +7,+3,+5,+1,0,-1
Câu 17: Trong nhóm halogen khả năng oxi hóa của các chất luôn:
A. Tăng dần từ flo đến iot B. Giảm dần từ flo đến iot
C. Tăng dần từ flo đến iot trừ flo D. Giảm dần từ flo đến iot trừ flo.
Câu 18: Phân tử của các đơn chất halogen có kiểu liên kết:
A. Cộng hóa trị có cực B. Ion
C. Tinh thể D. Cộng hóa trị không cực
Câu19: Để điều chế clo trong phòng thí nghiệm, cần dùng các hóa chất:
A. NaCl và nước B. MnO2 và dung dịch HCl đặc
C. KMnO4 và NaCl D. Dung dịch H2SO4 đặc và tinh thể NaCl
Câu 20: Chất nào sau đây dùng để diệt khuẩn và tẩy màu:
A. oxi B. nitơ C. clo D. cacbondioxit
----(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 80 của bài tập trắc nghiệm Halogen vui lòng xemm tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
Câu 90: Cho một ít bột đồng II oxit vào dd HCl, hiện tượng xảy ra là
A. Đồng oxit tan tạo thành dd không màu
B. Đồng II oxit chuyển thành màu đỏ
C. Đồng II oxit tan ra và có khí thoát ra
D. Đồng II oxit tan ra và dd có màu xanh
Câu 91:Các halogen và hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng:
1. Khắc chử lên thủy tinh 2. Dd của nó trong cồn làm chất cầm máu, sát trùng
3. Diệt trùng nước sinh hoạt 4. Chế thuốc hóa học bảo vệ thực vật
5. Tráng phim ảnh 6. Trộn vào muối ăn
7. Sản xuất phân bón 8. Chất tẩy uế trong bệnh viện
Các ứng dụng của clo và hợp chất của clo là
A. 1,2,3 B. 4,5,6 C. 3,4,8 D. 5,6,7
Câu 92: Khi cho khí clo tác dụng với dung dịch kiềm nóng sẽ thu được
A. Muối clorua B. Muối hipoclorit
C. Muối clorua muối hipoclorit D. Muối clorua và muối clorat
Câu 93:Có 4 lọ mất nhãn X,Y,Z,T mỗi lọ chứa một trong các dd sau: KI, HI, AgNO3, Na2CO3
Biết rằng:
- Nếu cho X tác dụng với chất còn lại thì thu được kết tủa
-Y tạo được kết tủa với 3 chất còn lại
-Z tạo được kết tủa trắng và một chất khí với các chất còn lại
-T tạo được một chất khí và kết tủa vàng với chất còn lại
Vậy X,Y,Z,T lần lượt là
A. KI, AgNO3,HI, Na2CO3
B. KI, AgNO3, Na2CO3, HI
C. KI, HI, AgNO3, Na2CO3
D. KI, Na2CO3 ,HI, AgNO3
Câu 94: Có 5 lọ chứa lần lượt các hóa chất: dd KOH, dd HCl, dd HNO3, dd K2SO4, dd BaCl2. Để nhận biết các hóa chất trên ta dùng
A. Qùy tím và dd AgNO3 B. dd AgNO3
C. Phenoltalein và dd AgNO3 D. dd H2SO4 và Ba(NO3)2
Câu 95: Hãy phân biệt các dung dịch: HCl, HBr, HI, HF, KOH,AgNO3. Thuốc thử dùng nhận biết các dd tren là
A. quì tím B. dd AgNO3 C. dd BaCl2 D. dd AgNO3
Câu 96:Có bao nhiêu phương trình phản ứng xảy ra khi cho lần lượt các chất trong nhóm A {HCl, Cl2} tác dụng với lần lượt các chất trong nhóm B {Cu, AgNO3 , NaOH, CaCO3}.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 97: Tại sao ta có thể điều chế HF, HCl từ muối tương ứng và axít H2SO4 đậm đặc mà không điều chế được HBr, HI bằng cách này.
A. Do HBr,HI có tính khử mạnh B. Do HBr, HI có tính oxi hóa mạnh
C. Do HBr,HI là axit mạnh D. Do một nguyên nhân khác
Câu 98: Cho các phương trình
a) A1 + H2SO4 = B1 + Na2SO4
b) B1 + CuO = B2 + H2O
c) B2 + CuSO4 = B3 + BaSO4
d) B3 + AgNO3 = B4 + HNO3
Hỏi chất B4 là gì?
A. CuCl2 B. AgOH C. AgCl D. AgI
Câu 99: Axit HCl có thể tác dụng các chất sau đây có bao nhiêu phản ứng xảy ra: Al, Mg(OH)2 , Na2SO4 , FeS, Fe2O3 , K2O, CaCO3 , Mg(NO3)2 ?
A. 6 B.4 C.5 D.7
Câu 100: Cho Cl2 gặp lần lượt các chất sau: Khí H2S, dung dịch H2S, NaBr, HI, CaF2, Al, Cu, Fe, NH3 ,dung dịch Na2SO3, dung dịch KOH. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra?
A. 10 B.9 C.8 D.7
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm về nguyên tố Halogen môn Hóa học 10 năm 2019 - 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.