3 dạng bài tập chuyên đề tốc độ phản ứng - cân bằng hóa học môn Hóa 10

3 DẠNG BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG - CÂN BẰNG HOÁ HỌC

 

Dạng 1. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG-CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN TỐC:

Phương pháp: Hiểu khái niệm và vận dụng tốt công thức tính tốc độ phản ứng

1. Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

- Công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng

Xét phản ứng: A → B

Nồng độ chất A ở thời điểm t1 là C1 (mol/lit); ở thời điểm t2 là C2 (mol/lit);

Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất A:

 \(\overline v  = \frac{{{C_1} - {C_2}}}{{{t_2} - {t_1}}} =  - \frac{{{C_2} - {C_1}}}{{{t_2} - {t_1}}} =  - \frac{{\Delta C}}{{\Delta t}}\)

Nếu tính theo sản phẩm B với nồng độ C1’ ở thời điểm t1 và C2’ ở thời điểm t2 (C2’> C1’), lúc đó tốc độ trung bình của phản ứng là: 

\(\overline v  = \frac{{C_2^' - C_1^'}}{{{t_2} - {t_1}}} = \frac{{\Delta C}}{{\Delta t}}\)

Tổng quát: \(\overline v  = \frac{{\left| {\Delta C} \right|}}{{\Delta t}}\) (đối với chất tham gia: \(\Delta C\) = Cđầu – Csau ; đối với chất sản phẩm: \(\Delta C\) = Csau – Cđầu)

Với \(\overline v \) (mol/lít giây) là tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.

\(\Delta C\) : Biến thiên nồng độ chất tham gia hoặc sản phẩm.

\(\Delta t\) : thời gian phản ứng.

Lưu ý: Đối với phản ứng mà hệ số tỉ lệ của các chất là khác nhau, dạng: aA  +  bB  →  cC  +  dD

thì  \(\overline v  = \frac{1}{a} \times \frac{{\left| {\Delta {C_A}} \right|}}{{\Delta t}} = \frac{1}{b} \times \frac{{\left| {\Delta {C_B}} \right|}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c} \times \frac{{\left| {\Delta {C_C}} \right|}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d} \times \frac{{\left| {\Delta {C_D}} \right|}}{{\Delta t}}\)

lúc đó tuy tính theo các chất khác nhau nhưng giá trị của \(\overline v \)  là đồng nhất

Bài 1. Br2 + HCOOH → 2HBr  +  CO2

Lúc đầu nồng độ của Br2 là 0,0120 mol/lít, sau 50 giây nồng độ là 0,0101 mol/lít. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng 50 giây theo Br2?

Bài 2. Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của một chất là 0,024 mol/lit. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,022 mol/lit. Hãy tính tốc độ phản ứng trong thời gian đó.

Bài 3. Cho phản ứng: A + 2B →  C  

Cho biết nồng độ ban đầu của A là 0,8M; của B là 0,9M và hằng số tốc độ K = 0,3. Hãy tính tốc độ phản ứng khi nồng độ chất A giảm 0,2M.

Bài 4. Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B →  C

Tốc độ phản ứng này thay đổi như thế nào khi:

a) Nồng độ A tăng lên 2 lần, giữ nguyên nồng độ B.

b) Nồng độ B tăng lên 2 lần, giữ nguyên nồng độ A.

c) Nồng độ của A và B đều tăng lên 2 lần.             

d) Nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần.

e) Tăng áp suất lên 2 lần đối với hỗn hợp phản ứng, coi đây là phản ứng của các chất khí.

Bài 5. Cho phương trình hoá học tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k)  ⇔ 2NH3 (k)

Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần thì tốc độ phản ứng thuận

A. tăng 8 lần.              B. giảm 2 lần.              C. tăng 6 lần.               D. tăng 2 lần.

Bài 6 Cho chất xúc tác MnO2 vào 100ml dd H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (đkc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2 ) là:           

A. 5,0.10-4mol/l.s.        B.  5,0.10-5mol/l.s.      C. 1,0.10-3mol/l.s.         D. 2.5.10-4mol/l.s.

Bài 7 Cho phản ứng : Br2 + HCOOH ⇔ 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol (l.s). Giá trị của a là

A. 0,018                      B. 0,016                      C. 0,012                      D. 0,014.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

a) Ảnh hưởng của nồng độ: Tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng (do số lần va chạm có hiệu quả tăng).

b) Ảnh hưởng của áp suất: Đối với phản ứng có chất khí tham gia, khi áp suất tăng tốc độ phản ứng tăng (tăng áp suất thì nồng độ chất khí tăng nên tốc độ phản ứng tăng).

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng. Thông thường, khi tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng từ 2-3 lần. Số lần tăng đó gọi là hệ số nhiệt độ.

\({v_{{t_2}}} = {v_{{t_1}}}.k_t^{\frac{{{t_2} - {t_1}}}{{10}}}\)

kt: hệ số nhiệt độ (cho biết tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần khi nhiệt độ tăng lên 100C)

d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt: Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.

e) Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng.  

Bài 8. Nghiên cứu sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng tổng hợp hiđro iotua vào nhiệt độ, trong một khoảng nhiệt độ xác định, người ta biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 25oC thì tốc độ của phản ứng hóa học này tăng lên 3 lần. Hỏi:

a) Tốc độ phản ứng hóa học trên tăng lên bao nhiêu lần khi nhiệt độ tăng từ 25oC lên 75oC?

b) Tốc độ phản ứng hóa học trên giảm bao nhiêu lần khi nhiệt độ giảm từ 170oC lên 95oC?

Bài 9. Một phản ứng hóa học, khi nhiệt độ tăng thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 2 lần. Nếu tăng nhiệt độ từ 200oC lên 240oC thì tốc độ phản ứng tăng    

A. 2 lần.                      B. 4 lần.                       C. 16 lần.                     D. 32 lần.

Bài 10. Cho phản ứng hóa học: H2 (k) + I2 (k)  ⇔ 2HI (k). Khi tăng 250C thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần. Nếu tăng nhiệt độ từ 20oC lên 170oC thì tốc độ phản ứng tăng

A. 9 lần.                      B. 81 lần.                     C. 243 lần.                   D. 729 lần.

Bài 11. Khi tăng nhiệt độ thêm 10oC, tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên 3 lần. Để tốc độ phản ứng đó đang tiến hành ở 30oC tăng lên 81 lần, thì thực hiện phản ứng đó ở nhiệt độ       

A. 50oC                       B. 60oC                       C. 70oC                       D. 80oC.

Bài 12. Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:

a, Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).

b, Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.

c, Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất ximăng).

Bài 13. Giải thích tại sao nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí.

Bài 14. Cho phản ứng hóa học: H2 (k) + I2 (k) ⇔ 2HI (k).

Công thức tính tốc độ của phản ứng trên là v = k[H2].[I2]. Tốc độ của phản ứng hóa học trên sẽ tăng bao nhiêu lần khi tăng áp suất chung của hệ lên 3 lần?

Bài 15. Tốc độ của phản ứng tăng bao nhiêu lần nếu tăng nhiệt độ từ 200oC đến 240oC, biết rằng khi tăng 10oC thì tốc độ phản ứng trên tăng 2 lần.

Dạng 2. XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ CÂN BẰNG (K) KHI BIẾT NỒNG ĐỘ CÂN BẰNG CỦA CÁC CHẤT TRONG PHẢN ỨNG VÀ NGƯỢC LẠI

Phương pháp: Hiểu khái niệm và vận dụng tốt công thức tính hằng số cân bằng phản ứng

1. Khái niệm: là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

2. Hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch

Xét hệ đồng thể (các chất cùng một trạng thái hoặc khí hoặc lỏng): aA + bB ⇔ cC + dD

FTốc độ phản ứng thuận:  vt = kt[A]a.[B]b

FTốc độ phản ứng nghịch: vn = kn[C]c.[D]d

Ở trạng thái cân bằng: vt = vn và theo ĐLTDKL, ta có hằng số cân bằng KC được tính:

\({K_C} = \frac{{{k_t}}}{{{k_n}}} = \frac{{{{\left[ C \right]}^c}.{{\left[ D \right]}^d}}}{{{{\left[ A \right]}^a}.{{\left[ B \right]}^b}}}\)

Trong đó [A], [B], [C], [D] là nồng độ mol/l của các chất A, B, C, D ở thời điểm cân bằng; kt, kn là hằng số tốc độ của phản thuận và phản ứng nghịch; KC là hằng số cân bằng biểu thị qua nồng độ. KC chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.

Đối với phản ứng giữa các chất khí thì HSCB biểu thị qua áp suất riêng phần của các chất khí ở TTCB:

\({K_P} = \frac{{P_C^c.P_D^d}}{{P_A^a.P_B^b}}\)

Quan hệ giữa KC và KP: KP = KC(RT)Dn

Trong đó: Dn = (c + d) – (a + b); Nếu Dn = 0 thì KP = KC

Trong hệ dị thể: Nồng độ chất rắn được coi là hằng số nên không có mặt trong biểu thức tính KC.

C(r) + CO2 (k)  ⇔    2CO (k)    ⇒ \({K_C} = \frac{{{{[CO]}^2}}}{{[C{O_2}]}}\)

Bài 16. Viết biểu thức tính tốc độ của các phản ứng sau đây:

a) N2 (k)  +  3H2 (k) → 2NH3 (k)                         

b) C (r)  +  CO2 (k) →  2CO (k) ;

c) 4FeS2 (r)  +  11O2 (k) →  8SO2 (k)  +  2Fe2O3 (r)          

d) Fe2O3 (r)  +  3CO (k) →  2Fe (r) + 3CO2 (k) ;

Bài 17. Viết biểu thức tính tốc độ cho các phản ứng thuận nghịch sau đây:

a) N2 (k)  +  O2 (k) →  2NO (k)                                   b) N2O4 (k)  →  2NO2 (k) ;

c) N2 (k)  +  3H2 (k) →  2NH3 (k)                                d) PCl5 (k)  →  PCl3 (k) + Cl2 (k) ;

Bài 18. Cho biết phản ứng sau: H2O(k)  +  CO(k)  →  H2(k)  +  CO2(k)

Ở 700oC hằng số cân bằng KC = 1,873. Tính nồng độ H2O và CO ở trạng thái cân bằng, biết rằng hỗn hợp ban đầu gồm 0,300 mol H2O và 0,300 mol CO trong bình 10 lít ở 700oC.

Bài 19. Hằng số cân bằng KC của phản ứng H2(k)  +  Br2(k) → 2HBr(k) ở 730oC là 2,18.106. Cho 3,20 mol HBr vào trong bình phản ứng dung tích 12,0 lít ở 730oC. Tính tốc độ của H2, Br2 và HBr ở trạng thái cân bằng.

Bài 20. Iot bị phân hủy bởi nhiệt theo phản ứng sau: I2(k) ⇔ 2I(k).

Ở 727oC hằng số cân bằng KC là 3,80.10-5. Cho 0,0456 mol I2 vào trong bình 2,30 lít ở 727oC. Tính nồng độ I2 và I ở trạng thái cân bằng.

Bài 21. Khi đun nóng HI trong một bình kín, xảy ra phản ứng sau: 2HI(k) ⇔ H2(k) + I2(k).

a, Ở nhiệt độ nào đó, hằng số cân bằng KC của phản ứng bằng1/64 . Tính xem có bao nhiêu phần trăm HI bị phân hủy ở nhiệt độ đó.

b, Tính hằng số cân bằng KC của hai phản ứng sau ở cùng nhiệt độ như trên.

HI(k) ⇔ 1/2 H2 (k) + 1/2 I2(k) và H2(k) + I2(k) ⇔ 2HI(k)

Bài 22. Hằng số cân bằng của phản ứng: CO(k) + H2O(k) ⇔  CO2(k) + H2(k).

Ở 650oC có K = 1. Biết nồng độ ban đầu của CO là 0,1 mol/lit, của H2O là 0,4 mol/lit. Tính nồng độ mol/lit của các chất khi cân bằng

Dạng 3. GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG

Phương pháp: vận dụng nguyên lí Lơ Satơlie

Nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê: Một phản ứng thuận nghịch đang ở TTCB khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

Cụ thể:

- Khi tăng nồng độ của một chất, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ chất đó (và ngược lại).

- Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm số phân tử khí (và ngược lại).

- Khi tăng nhiệt độ của hệ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (và ngược lại).

Lưu ý: 

Khi phản ứng ở TTCB nếu số mol khí ở hai vế của phương trình bằng nhau thì khi thay đổi  áp suất, cân bằng sẽ không chuyển dịch.

FNhiệt phản ứng: H (phản ứng toả nhiệt H < 0 ;  phản ứng thu nhiệt H > 0).

Nếu phản ứng thuận thu nhiệt thì phản ứng nghịch toả nhiệt với giá trị tuyệt đối của nhiệt phản ứng như nhau.

Bài : N2O4  ⇔ 2NO2 ( H = +58 KJ) ;    2NO­2  ⇔ N2O4 ( H = -58 kJ).

Bài 23. Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:

C(r)  +  H2O(k) ⇔  CO(k)  +  H2(k)  DH > 0              (1)

CO(k)  +  H2O(k)  ⇔ CO2(k)  +  H2(k)  DH < 0         (2)

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi một trong các điều kiện sau:

a) Tăng nhiệt độ;                     

b) Thêm lượng hơi nước vào;                        

c) Thêm khí hiđro vào;

d) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống;        

e) Dùng chất xúc tác.

Bài 24. Cho phản ứng thuận nghịch sau: 2NaHCO3(r) ⇔ Na2CO3(r) + CO2(k) + H2O(k); DH = 129kJ.

Có thể dùng những biện pháp gì để chuyển hóa nhanh và hoàn toàn NaHCO3 thành Na2CO3.

Bài 25. Cho cân bằng sau đây: N2  +  3H2  ⇔ 2NH3  +  Q.

Khi thay đổi áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào? Giải thích?

Bài 26. Cho phản ứng: 2SO2  +  O2  ⇔ 2SO3  +  Q

Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào khi:

a) Tăng nồng độ SO2;             

b) Giảm nồng độ O2;

c) Giảm áp suất;                     

d) Tăng nhiệt độ.

Bài 27. Cho phản ứng: C(r)  +  H2O(k)  ⇔ CO(k)  +  H2(k)  ; DH = 131KJ.

Cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào khi:

a) Tăng nhiệt độ;                     b) Lấy bớt H2 ra;         c) Dùng chất xúc tác;

d) Thêm lượng hơi nước vảo;

e) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.

Bài 28 Cho các cân bằng hoá học

(1) N2 (k) + 3H2 (k)  ⇔ 2NH3 (k)                    (2) H2(k) + I2(k) ⇔ 2HI(k)       

(3) 2SO2(k) + O2(k) ⇔ 2SO3 (k)                      (4) 2NO2   ⇔  N2O4      

Khi thay đổi áp suất, những cân bằng hoá học bị chuyển dịch là:

A. (1), (2), (3).              B. (2), (3), (4).             C. (1), (3), (4).             D. (1), (2), (4)  

Bài 29 Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k) ; phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị dịch chuyển khi:          

A. thay đổi áp suất của hệ                               B. thay đổi nồng độ N2              

C. thay đổi nhiệt độ                                         D. thêm xúc tác Fe

Bài 30 Cho các cân bằng sau:

(1) 2SO2(k) + O2(k) ⇔  2SO3 (k)                

(2) N2 (k) + 3H2 (k) ⇔  2NH3 (k)

(3) 2HI(k) ⇔ H2(k) + I2(k)                     

(4) CO2(k)  + H2(k) ⇔  CO(k) + H2O(k)

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng không bị dịch chuyển là

A. (1) và (2)                B. (1) và (3)                 C. (3) và (4)                 D. (2) và (4)

Bài 31 Cho cân bằng sau trong bình kín:  2NO2(k) ⇔ N2O4 (k).

                                                                     (nâu đỏ)    (không màu)

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:

A. H > 0, phản ứng toả nhiệt                                       

B. H < 0, phản ứng toả nhiệt    

C. H > 0, phản ứng thu nhiệt                      

D. H < 0, phản ứng thu nhiệt.

Bài 32 Cho cân bằng hoá học: 2SO2(k) + O2(k)  ⇔ 2SO3 (k) ; phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là:

A. Cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

C. Cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

D. Cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi giảm áp suất của hệ phản ứng. 

Bài 33 Cho các cân bằng sau

(I) 2HI (k) H2 (k) + I2 (k) ;                                 (II) CaCO3 (r)  CaO (r) + CO2 (k) ;

(III) FeO (r) + CO (k)  Fe (r) + CO2 (k) ;          (IV) 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k)

Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là

A. 4                             B. 3                             C. 2                             D. 1 

 

---(Để xem nội dung chi tiết phần bài tập vận dụng vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 3 dạng bài tập chuyên đề tốc độ phản ứng - cân bằng hóa học môn Hóa 10. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?