Các dạng bài tập chuyên đề este có đáp án năm học 2019-2020

CÁC DẠNG BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ ESTE CÓ ĐÁP ÁN NĂM HỌC 2019-2020

 

Dạng 1: Đốt cháy este

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam hỗn hợp hai axit no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 9,3 gam sản phẩm gồm CO2 và H2O. CTCT thu gọn của hai axit là

  A. HCOOH và CH3COOH.                         B. CH3COOH và C2H5COOH.                     

  C. C2H5COOH và C3H7COOH.                   D. C2H3COOH và C3H5COOH.

Hướng giải:

Gọi CTC của hai axit no, đơn chức kế tiếp là:  (x mol)

Phương trình phản ứng cháy:

\({C_{\overline n }}{H_{2\overline n }}{O_2} + \frac{{3\overline n  - 2}}{2}{O_2} \to \overline n C{O_2} + \overline n {H_2}O\)

 

x                                    x       x        (mol)

Ta có hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}
(14\overline n  + 32)x = 5,3\\
(44 + 18)\overline n x = 9,3
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\overline n  = 1,5\\
x = 0,1
\end{array} \right.\)

→ CTCT của hai axit là HCOOH và CH3COOH → Chọn đáp án A.

Câu 2: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là             

  A. 0,015.                    B. 0,010.                     C. 0,020.                     D. 0,005.

Hướng giải:

Cách 1. Ta có: \({n_{C{O_2}}} = \frac{{15,232}}{{22,4}} = \) 0,68 mol; \({n_{{H_2}O}} = \frac{{11,7}}{{18}} = \) 0,65 mol

Axit panmitic: C15H31COOH (x mol) 

Axit stearic: C17H35COOH (y mol) 

Axit linoleic: C17H31COOH (z mol)

→ \({n_{C{O_2}}}\) = nđốt.Số C = 16x + 18y + 18z = 0,68                     (1)

\({n_{{H_2}O}}\)  = nđốt.Số (H:2) = 16x + 18y + 16z = 0,65                (2)

Lấy (1) – (2) ta được: 2z = 0,03 → z = 0,015 mol → Chọn đáp án A.

Cách 2. Bằng phương pháp phân tích sản phẩm cháy:

Axit panmitic, axit stearic no, đơn chức → \(\sum {lk\pi  = 1} \)

Axit linoleic không no có 2 lk đôi trong gốc HC và đơn chức → \(\sum {lk\pi  = 3} \)   

Cần nhớ F đốt hh gồm \(\left\{ \begin{array}{l}
\sum {lk\pi  = 1} \\
\sum {lk\pi  = 3} 
\end{array} \right. \Rightarrow \) n(hchc có ålkp =3) =  \(\frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{2}\)

→ naxit  linoleic \({\rm{ }} = \frac{{{\rm{(0,68  -  0,65)}}}}{2}\) = 0,015 mol.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở và đều có một liên kết đôi C=C trong phân tử, thu được V lít khí CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị x, y và V là

A. V = \(\frac{{28}}{{55}}(x - 30y)\)                                              B. V = \(\frac{{28}}{{95}}(x - 62y)\)   

C. V = \(\frac{{28}}{{55}}(x + 30y)\)                                             D. V = \(\frac{{28}}{{95}}(x + 62y)\)   

Hướng giải:

Đặt CTC của các axit trên là:  CnH2n-4O4

Phương trình phản ứng cháy:

                           CnH2n-4O4  + \(\frac{{3n - 6}}{2}{O_2}\)  → nCO2  +  (n-2)H­2O

Từ phương trình ta thấy→ \({n_{{O_2}}} = 1,5.{n_{{H_2}O}}\)

Áp dụng ĐLBTKL: \({m_{axit}} + {m_{{O_2}}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}\) → x + 1,5y.32 =  \(\frac{V}{{22,4}} \times 44\) + 18y

→ V = \(\frac{{22,4}}{{44}} \times \) (x + 30y) = \(\frac{{28}}{{55}} \times \) (x + 30y) →Chọn đáp án C.

Câu 4: Hóa hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no đơn chức X và một axit no đa chức Y (số mol X lớn hơn số mol Y), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo cùng trong điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO2 (đktc). CTCT của X, Y lần lượt là

  A. CH3-CH2-COOH và HOOC-COOH.      B. CH3-COOH và HOOC-CH2-CH2-COOH.

  C. H-COOH và HOOC-COOH.                  D. CH3-COOH và HOOC-CH2-COOH.

Hướng giải:

Ta có \({n_{hh(axit)}} = {n_{{N_2}}} = \frac{{5,6}}{{28}} = \) 0,2 (mol); \({n_{C{O_2}}} = \frac{{10,752}}{{22,4}} = \) 0,48 (mol)

Gọi công thức của axit đơn chức X là: CnH2nO2 (a mol)

công thức của axit no đa chức Y là: CmH2m – 2O4 (a mol)

Phương trình phản ứng cháy:

 \({C_n}{H_{2n}}{O_2} + \frac{{3n - 2}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + n{H_2}O\)

         a                                          na                     (mol)

 

 \({C_m}{H_{2m - 2}}{O_4} + \frac{{3m - 5}}{2}{O_2} \to mC{O_2} + (m - 1){H_2}O\)

         b                                             mb                 (mol)

Từ phản ứng và đề ta có hệ:

\(\left\{ \begin{array}{l}
a + b = 0,2\\
na + mb = 0,48\\
(14n + 32)a + (14m + 62)b = 15,52
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a + b = 0,2\\
na + mb = 0,48\\
32a + 62b = 8,8
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 0,12\\
b = 0,08\\
3n + 2m = 12
\end{array} \right.\)

→ n = 2, m = 3 → CTCT của X, Y lần lượt là CH3-COOH và HOOC-CH2-COOH

→ Chọn đáp án D.

...

C. CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÁP DỤNG

CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1: Đốt cháy hòan toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là

A. HOOC-CH2-CH2-COOH.                         B. C2H5-COOH.                    

C. CH3COOH.                                                            D. HOOC-COOH.

Câu 2: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là

     A. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO.                       B. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3

  C. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO.                  D. CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH.

Câu 3: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na; X tác dụng được với NaHCO3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là

  A. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO.         B. C2H5COOH và HCOOC2H5.

  C. HCOOC2H5và HOCH2CH2CHO.                       D. HCOOC2H5 và HOCH2COCH3.

Câu 4: Cho các chất HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); C6H5OH (phenol) (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần (từ trái sang phải) là

  A. (X), (Z), (T), (Y).                                                  B. (Y), (T), (Z), (X).   

  C. (Y), (T), (X), (Z).                                                  D. (T), (Y), (X), (Z).

Câu 5: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH3CH2Cl →  X → Y.

Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:

  A. CH3CH2CN, CH3CH2CHO.                    B. CH3CH2NH2, CH3CH2COOH.

  C. CH3CH2CN, CH3CH2COONH4.             D. CH3CH2CN, CH3CH2COOH.

Câu 6: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là

  A. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.                  

  B. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.

  C. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO                   

  D. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.

Câu 7: Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là

  A. etylen glicol.                                             B. axit 3-hiđroxipropanoic.    

  C. axit ađipic.                                                            D. Ancol o-hiđroxibenzylic.

Câu 8: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hoà tan được CaCO3. Công thức của X, Y lần lượt là

  A. HOCH2CHO, CH3COOH.                                  B. HCOOCH3, HOCH2CHO.

C. CH3COOH, HOCH2­CHO.                                    D. HCOOCH3, CH3COOH.

Câu 9: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là              

A. 4.                            B. 5.                            C. 8.                            D. 9.

Câu 10: Cho 4 axit CH3COOH (X); Cl2CHCOOH (Y); ClCH2COOH (Z); BrCH2COOH (T). Chiều tăng dần tính axit của các axit trên là

A. Y, Z, T, X.             B. X, Z, T, Y.              C. X, T, Z, Y.              D. T, Z, Y, X.

Câu 11: Dãy gồm các chất xếp theo chiều lực axit tăng dần từ trái sang phải là

A. HCOOH, CH3COOH, CH3CH2COOH.                          

B. CH3COOH, HCOOH, (CH3)2CHCOOH

C. C6H5OH, CH3COOH, CH3CH2OH.                                            

D. CH3COOH, CH2ClCOOH, CHCl2COOH.

Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng:

(X, Z, M là các chất vô cơ, mỗi mũi tên ứng với một phương trình phản ứng).

Chất T trong sơ đồ trên là

  A. C2H5OH.              B. CH3COONa.          C. CH3CHO.               D. CH3OH.

Câu 13: Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (MX < MY < 82). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch KHCO3 sinh ra khí CO2. Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị là

    A. 1,47.                   B. 1,61.                       C. 1,57.                       D. 1,91.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO2 và z mol H2O (với z = y – x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được y mol CO2. Tên của E là

  A. axit acrylic.                       B. Axit oxalic.             C. axit ađipic.              D. axit fomic.

Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng:

     (1) CH3CHO X1 X2

     (2) C2H5Br Y1 Y2 Y3

  Các chất hữu cơ X1, X2, Y1, Y2, Y3 là các sản phẩm chính. Hai chất X2, Y3 lần lượt là

  A. axit 3-hiđroxipropanoic và ancol propylic.          

B. axit axetic và ancol propylic.

C. axit 2-hiđroxipropanoic và axit propanoic.

D. axit axetic và axit propanoic.

Câu 16: Cho các chất hữu cơ: CH3CH(CH3)NH2 (X) và CH3CH(NH2)COOH (Y). Tên thay thế của X và Y lần lượt là

A. propan-2-amin và axit aminoetanoic.            

B. propan-2-amin ; axit 2-aminopropanoic.

C. propan-1-amin và axit 2-aminopropanoic.    

D. propan-1-amin và axit aminoetanoic.

Câu 17: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước Br2?

A. CH3CH2CH2OH.   B. CH3COOCH3.        C. CH3CH2COOH.     D. CH2=CHCOOH.

Câu 18: Cho dãy các chất: etan, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy là

A. etanal.                   B. etan.                       C. etanol.               D. axit etanoic.

Câu 19: Trong phân tử axit cacboxylic X có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Tên gọi của X là

A. axit axetic.             B. axit oxalic.             C. axit fomic.         D. axit malonic.

Câu 20: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH3Cl  X  Y.

Công thức cấu tạo X, Y lần lượt là

  A. CH3NH2, CH3COOH.                              B. CH3CN, CH3CHO.           

C. CH3CN, CH3COOH.                                 D. CH3NH2, CH3COONH4.

Câu 21: Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là

  A. 4.                           B. 3.                            C. 5.                            D. 2.

Câu 22: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  A. Na, NaCl, CuO.                                        B. Na, CuO, HCl.      

C. NaOH, Na, CaCO3.                                   D. NaOH, Cu, NaCl.

Câu 23: Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là

  A. 3.                           B. 5.                            C. 2.                            D. 4.

Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng: C2H→ X → CH3COOH.

  Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây?

  A. CH3COONa.        B. C2H5OH.                C. HCOOCH3.                        D. CH3CHO.

Câu 25: Cho các phát biểu sau:

  (a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.

  (b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của phenol (C6H5OH) dễ hơn của benzen.

  (c) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic.

  (d) Phenol (C6H5OH) tan ít trong etanol.

  Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  A. 4.                           B. 3.                           C. 2.                            D. 1.

Câu 26: Cho dãy chất sau: isopren, anilin, anđehit axetic, toluen, pentan, axit metacrylic và stiren. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

  A. 7.                           B. 6.                           C. 5.                            D. 4.

Câu 27: Axit stearic có công thức phân tử là

  A. C17H35COOH.      B. C17H33COOH.        C. C15H31COOH.        D. C17H31COOH.

Câu 28: Chất nào sau đây có đồng phân cis - trans ?

  A. 2-Metylbut-1-en.  B. Axit oleic.               C. But-2-in.                 D. Axit panmitic.       

Câu 29: C3H6O2 có tất cả bao nhiêu đồng phân mạch hở ?

  A. 8.                           B. 5.                            C. 7.                            D. 3.

Câu 30: Axit fomic có phản ứng tráng gương vì trong phân tử có

  A. nhóm cacbonyl.                                        B. nhóm cacboxyl.     

C. nhóm chức anđehit.                                    D. nhóm hiđroxyl.

Câu 31: Ba chất hữu cơ A, B, C có cùng nhóm định chức, có công thức phân tử tương ứng là CH2O2, C2H4O2, C3H4O2. Tên gọi các chất A, B, C lần lượt là 

  A. axit fomic, axit axetic, axit metacrylic.    B. metyl fomat, metyl axetat, metyl acrylat.

  C. axit fomic, axit acrylic, axit propionic.     D. axit fomic, axit axetic, axit acrylic.

Câu 32: So sánh nhiệt độ sôi của các chất: ancol etylic (1), nước (2), đimetyl ete (3), axit axetic (4). Kết quả nào đúng ?

  A. (1) < (2) < (3) < (4).                                  B. (3) < (1) < (2) < (4).           

C. (2) < (4) < (1) < (3).                                    D. (4) < (2) < (1) < (3).          

Câu 33: Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là

  A. T, Z, Y, X.                        B. Z, T, Y, X.              C. T, X, Y, Z.              D. Y, T, X, Z.

Câu 34: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là

  A. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH.  B. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH.

  C. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.  D. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.

Câu 35: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là

  A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.      

B. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.

C. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.        

D. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.

Câu 36: So sánh tính axit của các chất: CH3COOH (A) ; C2H5OH (B) ; C6H5OH (C) ; HCOOH (D). Thứ tự tính axit giảm dần là

  A. C > B > A > D.    B. D > B > A > C.      C. D > A > C > B.                  D. B > C > D > A.

Câu 37: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

  A. isopren.                 B. stiren.                      C. etylbenzen.             D. axit metacrylic.

Câu 38: Có tất cả bao nhiêu hợp chất đơn chức, mạch hở chứa nguyên tử hiđro linh động có công thức là C4H6O2 ?

  A. 5.                           B. 2.                            C. 3.                                      D. 4.

Câu 39: Chỉ từ xenlulozơ và các chất vô cơ cần thiết, có thể qua tối thiểu mấy phản ứng để điều chế etyl axetat ?

  A. 3.                           B. 5.                            C. 6.                            D. 4.

Câu 40: Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là

  A. 4.                           B. 3.                            C. 2.                            D. 1.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn m gam một axit X no, đơn chức, mạch hở thu được (m + 2,8) gam CO2 và (m – 2,4) gam nước. Công thức của X là

  A. HCOOH.              B. CH3COOH.                        C. C2H5COOH.          D. C3H7COOH.

Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit Y no, đơn chức, mạch hở cần dùng 7,84 lít O2 (đktc). CTCT thu gọn của Y là

A. HCOOH.               B. CH3COOH.                        C. C2H5COOH.          D. C3H7COOH.

Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit đơn chức A cần dùng 6,72 lít O2 (đktc) và thu được 6,72 lít CO2 (đktc). CTCT thu gọn của A là

A. HCOOH.               B. CH3COOH.                        C. C2H3COOH.          D. C3H5COOH.

Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn 4,1 gam muối natri của axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở cần dùng 3,2 gam O2. Công thức của muối tương ứng là

A. HCOONa.              B. CH3COONa.          C. C2H5COONa.         D. C3H7COONa.

Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam axit cacboxylic B, thu được 8,8 gam CO2. Để trung hòa cũng lượng axit này cần dùng 200ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của B là

  A. axit axetic.                        B. axit propionic.        C. axit oxalic.              D. axit malonic.

Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol axit hữu cơ C thì khối lượng nước vượt quá 3,6 gam. Nếu cho 0,1 mol axit hữu cơ C thì phản ứng vừa đủ với 0,2 mol NaHCO3. CTCT thu gọn của C là

  A. CH3CH2COOH.                                       B. HOOC-C≡C-COOH.

  C. HOOC-CH=CH-COOH.                         D. HOOC-CH2-CH2-COOH.

Câu  47(KA-09): Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu dược 11,2 lit khí CO2 (ở đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là:

  A. HCOOH, HOOC-CH2-COOH.               B. HCOOH, CH3COOH.

  C. HCOOH, C2H5COOH                             D. HCOOH, HOOC-COOH.

Câu 48(CĐ-10): Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm CxHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Mặt khác, cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH3OH. Công thức của CxHyCOOH là

  A. C2H5COOH.         B.CH3COOH.                         C. C2H3COOH.          D. C3H5COOH.

Câu 49(KA-10): Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là

  A. 34,20.                    B. 27,36.                     C. 22,80.                     D. 18,24.

Câu 50(KA-11): Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là

  A. 4,48 lít.                 B. 3,36 lít.                   C. 2,24 lít.                   D. 1,12 lít.

Câu 51(KB-09): Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là

  A. HOOC-CH2-COOH và 70,87%.              B. HOOC-COOH và 60,00%.

  C. HOOC-CH2-COOH và 54,88%.              D. HOOC-COOH và 42,86%.

Câu 52(KB-11): Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần % theo khối lượng của Y trong X là

  A. 46,67%.                B. 40,00%.                  C. 25,41%.                  D. 74,59%.

Câu 53(KA-12): Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là

A. 1,62.                       B. 1,44.                       C. 3,60.                       D. 1,80.

Câu 54(KA-12): Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm một axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, hai chức Y (có mạch cacbon hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp hai axit trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là

A. 72,22%.                  B. 27,78%.                  C. 35,25%.                  D. 65,15%.

Câu 55(KA-12): Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 7,6 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị của m là

A. 8,16.                       B. 4,08.                       C. 2,04.                       D. 6,12.          

Câu 56(KB-12): Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 0,24 mol O2 thu được CO2 và 0,2 mol H2O. Công thức hai axit là

  A. HCOOH và C2H5COOH.                                    B. CH2=CHCOOH và CH2=C(CH3)COOH.

C. CH3COOH và C2H5COOH.                      D. CH3COOH và CH2=CHCOOH.

Câu 57(KA-13): Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là

  A. 17,7 gam.              B. 9,0 gam.                  C. 11,4 gam.                D. 19,0 gam.

Câu 58(KA-13): Cho X và Y là hai axit cacboxylic mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó X đơn chức, Y hai chức. Chia hỗn hợp X và Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp là

  A. 28,57%.                B. 57,14%.                  C. 85,71%.                  D. 42,86%.

Câu 59(KB-13): Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic (C3H5OH). Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,1M. Giá trị của V là

  A. 0,6.                                    B. 0,5.                         C. 0,3.                         D. 0,4.

Câu 60(KB-13): Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam X, thu được 2,34 gam H2O. Mặt khác 10,05 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 12,8 gam muối. Công thức của hai axit là

  A. C3H5COOH và C4H7COOH.                   B. C2H3COOH và C3H5COOH.

C. C2H5COOH và C3H7COOH.                     D. CH3COOH và C2H5COOH.

...

D. ĐÁP ÁN CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÁP DỤNG

CÂU

ĐÁP ÁN

CÂU

ĐÁP ÁN

CÂU

ĐÁP ÁN

CÂU

ĐÁP ÁN

CÂU

ĐÁP ÁN

1

D

21

A

41

B

61

C

81

C

2

C

22

C

42

C

62

D

82

D

3

A

23

A

43

C

63

B

83

C

4

B

24

D

44

B

64

D

84

B

5

D

25

B

45

C

65

B

85

D

6

A

26

C

46

D

66

A

86

C

7

B

27

A

47

D

67

B

87

A

8

A

28

B

48

C

68

C

88

A

9

D

29

C

49

D

69

B

89

B

10

C

30

C

50

B

70

C

90

C

11

D

31

D

51

D

71

D

91

A

12

D

32

B

52

C

72

B

92

A

13

B

33

A

53

B

73

A

93

A

14

B

34

D

54

B

74

D

94

B

15

C

35

B

55

B

75

D

95

A

16

B

36

C

56

D

76

A

96

B

17

D

37

C

57

C

77

C

97

A

18

D

38

D

58

D

78

D

98

B

19

C

39

D

59

B

79

D

99

C

20

C

40

A

60

B

80

C

100

A

 

...

Trên đây là phần trích dẫn Các dạng bài tập chuyên đề este có đáp án năm học 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?