Bộ đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Trung Thiên

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN     

 

BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020

Môn thi thành phần: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1. Chất nào sau đây có phản ứng biure?

     A. Axit glutamic.               B. Metylamin.                 C. Glyxylalanin.                D. Anbumin.

Câu 2. Phương trình phản ứng hóa học nào sau đây không đúng?

     A. Fe  +  CuSO4 →  FeSO4  +  Cu                            B. Ba  +  2H2O →  Ba(OH)2  +  H2

      C. 2Cr  +  6HCl  →  2CrCl3  +  3H2                                  D. KOH + KHCO3 →  K2CO3 + H2O

Câu 3. Ở nhiệt độ cao, khí hiđro khử được oxit nào sau đây?

     A. CaO.                             B. Na2O.                          C. CuO.                             D. MgO.

Câu 4. Criolit có công thức hóa học là

     A. MgCO3.CaCO3.            B. Al2O3.2H2O                C. Na3AlF6.                       D. Fe3O4.

Câu 5. Kim loại Cu không tác dụng với

     A. dung dịch HNO3 loãng.                                        B. dung dịch AgNO3.      

     C. dung dịch H2SO4 đặc.                                          D. dung dịch HCl loãng.

Câu 6. Sục khí CO2 vào nước vôi trong dư. Hiện tượng quan sát được là

     A. xuất hiện kết tủa màu trắng và sau đó kết tủa tan.                                         

     B. xuất hiện kết tủa màu đen.

     C. xuất hiện kết tủa màu đen và sau đó kết tủa tan. 

     D. xuất hiện kết tủa màu trắng.

Câu 7. Công thức hóa học của triolein là

     A. (C15H31COO)3C3H5.     B. (C17H33COO)3C3H5.   C. (C17H31COO)3C3H5.     D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 8. Dung dịch K2Cr2O7 có màu

     A. vàng.                             B. da cam.                       C. tím.                               D. xanh.

Câu 9. Polime nào sau đây điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

     A. Cao su lưu hóa.                                                     B. Poli (hexametylen ađipamit).

     C. Polietilen.                                                              D. Poli (phenol-fomanđehit).

Câu 10. Ure là một trong những loại phân bón hóa học phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại phân

     A. lân.                                B. kali.                             C. đạm.                              D. phức hợp.

Câu 11. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, thu được sản phẩm là

     A. saccarozơ.                     B. glucozơ.                      C. fructozơ.                       D. glucozơ và fructozơ.

Câu 12. Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?

     A. Na.                                B. Al.                               C. Cs.                                D. Li.

Câu 13. Cho một lượng Na vào dung dịch chứa 0,12 mol AlCl3, sau phản ứng hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kết tủa Giá trị của m là

     A. 7,02.                              B. 9,36.                            C. 6,24.                              D. 7,80.

Câu 14. Cho glyxin tác dụng với metanol trong HCl khan, thu được chất hữu cơ X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được chất hữu cơ Y. Chất XY tương ứng là

     A. ClH3NCH2COOCH3 và H2NCH2COOH.           B. H2NCH2COOCH3 và H2NCH2COOH.

     C. ClH3NCH2COOCH3 và H2NCH2COONa.          D. H2NCH2COOCH3 và H2NCH2COONa.

Câu 15. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:

 

Khi mở khoá K, chất lỏng X chảy xuống. Sau một thời gian, bình đựng dung dịch KMnO4 nhạt dần và xuất hiện kết tủa nâu đen. XY lần lượt là

     A. H2O và Al4C3.                                                       B. HCl loãng và CaCO3.  

     C. Na2SO3 và H2SO4 đặc. D. H2O và CaC2.

Câu 16. Cho 5,4 gam bột Al vào dung dịch chứa 0,15 mol CuSO4. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

     A. 12,3.                              B. 15,5.                            C. 9,6.                                D. 12,8.

Câu 17. Trung hòa dung dịch chứa 7,2 gam amin X đơn chức cần dùng 100 ml dung dịch H2SO4 0,8M. Số công thức cấu tạo của X

     A. 3.                                   B. 2.                                 C. 4.                                   D. 1.

Câu 18. Cho dãy các chất sau: poli(etylen terephtalat), tristearin, saccarozơ, glyxylglyxin (Gly-Gly). Số chất trong dãy thủy phân trong dung dịch NaOH, đun nóng là

     A. 1.                                   B. 4.                                 C. 3.                                   D. 2.

Câu 19. Phản ứng nào sau đây không có phương trình ion thu gọn là Ba2+ + HCO3-  + OH- → BaCO3  + H2O?

     A. Ba(OH)2  + NH4HCO3 → BaCO3 + NH3  + 2H2O.                                      

     B. Ba(OH)2  + NaHCO3 → BaCO3 + NaOH  + H2O.

     C. Ba(OH)2  + Ba(HCO3)2 → 2BaCO3 + 2H2O.     

     D. Ba(HCO3)2  + KOH → BaCO3 + KHCO3 + H2O.

Câu 20. Cho dung dịch chứa m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là

     A. 14,4.                              B. 13,5.                            C. 18,0.                              D. 27,0.

...

PHẦN ĐÁP ÁN

1D

2C

3C

4C

5D

6D

7B

8B

9C

10C

11B

12B

13C

14C

15D

16A

17B

18C

19A

20C

21D

22B

23D

24A

25D

26B

27B

28C

29A

30A

31D

32B

33B

34B

35A

36A

37A

38D

39B

40D

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 41: Glucozơ không thuộc loại

A. đisaccarit.                       B. cacbohidrat.              C. monosaccarit.            D. hợp chất tạp chức.

Câu 42: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glycozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

A. Saccarozơ.                     B. Glucozơ.                   C. Mantozơ.                   D. Xenlulozơ.

Câu 43: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Ca.                                 B. Na.                            C. Fe.                             D. Al.

Câu 44: Thành phần chính của quặng nào sau đây có chứa hợp chất của nguyên tố Canxi, Magie

A. Manhetit.                       B. Boxit.                        C. Xinvinit.                    D. Đolomit.

Câu 45: Phương pháp tách biệt và tinh chế nào sau đây không đúng với cách làm là:

A. Quá trình làm muối ăn từ nước biển hay làm đường phèn từ nước mía là phương pháp kết tinh.

B. Nấu rượu sau khi ủ men rượu từ nguyên liệu như tinh bột hay xenlulozơ là phương pháp chưng cất.

C. Khi thu được hỗn hợp gồm tinh dầu sả nổi trên lớp nước ta tách lấy tinh dầu là phương pháp chiết.

D. Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dd NaCl bão hòa hay phủ tro muối) là phương pháp kết tinh.

Câu 46: Dung dịch Gly-Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. KNO3.                           B. NaCl.                         C. NaOH.                      D. NaNO3.

Câu 47: Cho các chất sau: etylamin, alanin, phenylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 3.                                    B. 1.                               C. 4.                               D. 2.

Câu 48: Công thức của Crom (VI) oxit là

A. CrO3.                             B. Cr2O6.                        C. Cr2O3.                        D. CrO.

Câu 49: Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit của kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là

A. Cu và Fe.                       B. Fe và Cu.                   C. Zn và Al.                   D. Cu và Ag.

Câu 50: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá…) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn là dùng nước đá hay nước đá khô. Vậy nước đá khô là

A. C2H5OH rắn.                 B. (NH2)2CO rắn.          C. HCHO rắn.               D. CO2 rắn.

Câu 51: Este vinyl axetat có công thức là

A. CH2=CHCOOCH3.                                              B. CH3COOCH=CH2.

C. HCOOCH3.                                                          D. CH3COOCH3.

Câu 52: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng xanh (xanh rêu). Chất X là

A. CuCl2.                            B. FeCl3.                        C. MgCl2.                       D. FeCl2.

Câu 53: Cho các phương trình hóa học sau:

(a) ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S                                                        

(b) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S

(c) 2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl              

(d) BaS + H2SO4 (loãng) → BaSO4 + H2S

Số phương trình hóa học có phương trình ion rút gọn S2– + 2H+ → H2S là

A. 3.                                    B. 2.                               C. 1.                               D. 4.

Câu 54: Kim loại Nhôm không phải ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4 đặc, nóng.                                                 B. H2SO4 loãng, nguội.

C. HNO3 loãng.                                                        D. HNO3 đặc, nguội.

Câu 55: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?

A. Đồng.                             B. Bạc.                           C. Vàng.                        D. Nhôm.

Câu 56: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.                    B. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.

C. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.                    D. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

Câu 57: Thủy phân este có hai liên kết pi trong phân tử, mạch hở X (MX <88), thu được sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 4.                                    B. 3.                               C. 6.                               D. 5.

Câu 58: Cho 9,0 gam Fe vào 300 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

A. 16,2.                               B. 32,4.                          C. 35,8.                          D. 33,0.

Câu 59: Đốt cháy hoàn toàn một α- amino axit X có dạng H2N-CnH2n-COOH, thu được 0,3 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là

A. C2H5O2N.                      B. C3H7O2N.                  C. C3H6O2N.                  D. C5H11O2N.

Câu 60: Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn), thu được khí Cl2 ở catot.

(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Fe2O3 và CuO đun nóng, thu được Fe và Cu.

(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.

(d) Kim loại dẻo nhất là Au, kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.

(e) Để điều chế kim loại nhôm người ta điện phân nóng chảy Al2O3.  

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                    B. 4.                               C. 5.                               D. 2.

...

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1: Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy xuất hiện

     A.  kết tủa vàng nhạt.                                         B. kết tủa màu trắng.   

     C. kết tủa đỏ nâu.                                               D. dung dịch màu xanh.

Câu 2: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng  phản ứng trùng hợp?

     A. Poli(hexanmetylen-ađipamit).                        B. Amilozo.

     C. Polisitren.                                                       D. Poli(etylen-terephtalat).

Câu 3: Dung dịch nào sau đây với nồng độ khác nhau đều không màu?

     A. Dung dịch FeCl3.                                          B. Dung dịch K2Cr2O7. 

     C. Dung dịch CuSO4.                                       D. Dung dịch AgNO3.

Câu 4: Kim loại Al tan được trong dung dịch nào sau đây?

     A. Dung dịch MgSO4.                                                                             B. Dung dịch HNO3 đặc, nguội.

     C. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội.                      D. Dung dịch HCl đặc, nguội.

Câu 5: Cho dãy các kim loại sau: K, Ca, Mg, Fe, Cu. Số kim loại trong dãy có khả năng tác dụng với nước ở điều kiện thường là

     A. 5                               B. 4                               C. 3                               D. 2

Câu 6: Số oxi hóa cao nhất của crom thể hiện trong hợp chất nào sau đây?

     A. NaCrO2.                   B. Na2CrO4.                  C. Cr2O3.                       D. CrO.

Câu 7: Chất nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường?

     A. CH3COOH.             B. HCHO.                    C. CH3COCH3.            D. CH3OH

Câu 8: Tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây không phải của KNO3?

     A. Bị phân hủy ở nhiệt độ cao.                          B. Chế tạo thuốc nổ.

     C. Dùng làm phân bón.                                      D. Không tan trong nước.

Câu 9: Khẳng định nào sau đây không đúng?

     A. SiO2 tan được trong dung dịch HF.

     B. Si không có khả năng tác dụng với kim loại.

     C. Thành phần hóa học chính cảu thạch cao nung là CaSO4.H2O.

     D. Si tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro.

Câu 10: Thành phần chính của quặng hematit đỏ là

     A. FeCO3.                     B. Fe2O3.nH2O.            C. Fe3O4.                       D. Fe2O3.

Câu 11: Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch nào sau đây không có hiện tượng hóa học xảy ra?

     A. Dung dịch Na2CrO4.                                     B. Dung dịch AlCl3.

     C. Dung dịch NaAlO2.                                                                             D. Dung dịch NaHCO3.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn este nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O?

     A. CH3COOCH2CH3. B. HCOOCH3.             C. CH3COOCH3.         D. CH2=CHCOOCH3.

Câu 13: Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư, sau phản ứng thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là

     A. Zn.                           B. Mg.                              C. Fe.              D. Al.

Câu 14: Tiến hành các thí nghiệm sau:

a) Điện phân dung dịch muối ăn với điện cực trơ có màng ngăn xốp.

b) Thổi khí CO qua ống đựng FeO nung nóng ở nhiệt độ cao.

c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.

d) Dẫn khí NH3 vào bình khí Cl2.

e) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.

Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là

     A. 5                               B. 4                               C. 3                               D. 2

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?

     A. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy.

     B. Kim loại Li được dùng làm tế bào quang điện.

     C. Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng.

     D. Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.

Câu 16: Hỗn hợp X gồm etylamin và đimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng O2, thu được V lít N2 (đktc). Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 16,3 gam muối. Giá trị của V là

     A. 1,12.                         B. 4,48.                         C. 3,36.                         D. 2,24.

Câu 17: Khẳng định nào sau đây không đúng?

     A. Natri cacbonat khan (còn gọi là sođa khan) được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt.

     B. Khi tác dụng với kim loại, cacbon luôn tạo ra số oxi hóa -4 trong hợp chất.

     C. Khí CO rất độc, được sử dụng làm nhiện liệu khí.

     D. CO2 là chất gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất bị nóng lên.

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 1,95 gam kim loại K vào H2O thu được 500 ml dung dịch có pH là

     A. 13,5.                         B. 13,0.                         C. 14,0.                         D. 12,0.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai?

     A. Trimetyl là chất khí ở điều kiện thường.

     B. Ở trạng thái kết tinh aminoaxit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

     C. Triolein là este no, mạch hở.

     D. Nhựa bakelit có cấu trúc mạng không gian.

Câu 20: Điện phân 11,4 gam muối clorua nóng chảy của một kim loại, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít (đktc) một chất khí ở anot. Muối điện phân là

     A. KCl.                         B. MgCl2.                      C. NaCl.                        D. BaCl2.

...

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong tài liệu Bộ đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Trung Thiên. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính.

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

--- MOD HÓA Chúng tôi (tổng hợp) ---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?