TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ | ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 8 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
I. Trắc Nghiệm (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1: Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại?
A. Xương đốt sống
B. Xương bả vai
C. Xương cánh chậu
D. Xương sọ
Câu 2: Huyết áp tối đa đo được khi
A. Tâm nhĩ dãn
B. Tâm thất co
C. Tâm thất dãn
D. Tâm nhĩ co
Câu 3: Tại sao tim làm việc cả đời không biết mệt mỏi
A. Vì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi
B. Vì tim nhỏ
C. Vì khối lượng máu nuôi tim nhiều chiếm 1/10 trên cơ thể
D. Vì tim làm việc theo chu kì
Câu 4: Bao hoạt dịch có ở loại khớp nào dưới đây?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Khớp bất động
C. Khớp bán động
D. Khớp động
Câu 5: Chức năng co dãn tạo nên sự vận động, đây là chức năng của loại mô nào sau đây?
A. Mô biểu bì
B. Mô liên kết
C. Mô cơ
D. Mô thần kinh
Câu 6: Loại khớp ở giữa xương có đĩa sụn và mức độ vận động hạn chế là
A. Khớp động
B. Khớp bán động
C. Khớp bất động
D. Tất cả các loại khớp trên
Câu 7: Mô là gì?
A. Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có hình dạng giống nhau, cùng thực hiện chức năng nhất định
B. Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện chức năng nhất định
C. Mô là tập hợp các tế bào giống nhau, cùng thực hiện một chức năng
D. Mô là tập hợp gồm các tế bào khác nhau, thực hiện chức năng khác nhau.
Câu 8: Sự kiện nào dưới đây xảy ra khi chúng ta nuốt thức ăn?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Khẩu cái mềm hạ xuống
C. Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hoá
D. Lưỡi nâng lên
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm ) Các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp:
Câu 2: (3 điểm) Nêu các tác nhân gây hại cho đường hô hấp. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.
Câu 3: (2 điểm) Các chất trong thức ăn được phân nhóm ntn? Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào? Hoạt động nào là quan trọng ? Vai trò của quá trình tiêu hoá thức ăn.
ĐÁP ÁN
I. Trắc Nghiệm (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
A | B | A | D | C | B | B | D |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1:
- Khi bị chết đuối ® nước vào phổi cần loại bỏ nước
- Khi bị điện giật ® ngăn đường điện.
- Khi bị thiếu khí hay có nhiều khí độc ® khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực
Câu 2:
- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: Bụi, các khí độc (Nitơ ooxit, lưu huỳnh ooxit, cacbon ooxit), các chất độc hại (nicôtin, nitrôzamin...), vi sinh vật gây nên các bệnh như lao phổi, viêm phổi, ung thư phổi...
- Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các nhân có hại.
+ Xây dưng môi trường sống và làm việc trong sạch, ít ô nhiễm.
+ Trồng nhiều cây xanh.
+ Không xả rác bừa bãi.
+ Không hút thuốc lá
+ Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi.
- Cần luyện tập TDTT phối hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé sẽ có hệ hô hấp khoẻ mạnh. Luyện tập TDTT phải vừa sức rèn luyện từ từ.
Câu 3:
- Thức ăn gồm các chất hữu cơ (Gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic, vitamin) và vô cơ (muối khoáng, nước).
- Các chất trong thức ăn bị biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá: Gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic.
- Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá: Vitamin, muối khoáng, nước.
- Hoạt động tiêu hoá gồm: ăn, đẩy các chất trong ống tiêu hóa, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng, thải phân.
- Vai trò: Nhờ quá trình tiêu hoá thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.
--------------------------------------------0.0--------------------------------------------
ĐỀ SỐ 2
I. Trắc Nghiệm (4 điểm)
Chọn đáp án trả lời đúng
Câu 1: Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở đâu?
A. Hai bên mang tai
B. Dưới lưỡi
C. Dưới hàm
D. Vòm họng
Câu 2: Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Chỉ có một nhân
B. Có vân ngang
C. Gắn với xương
D. Hình thoi, nhọn hai đầu
Câu 3: Dạ dày được cấu tạo bởi mấy lớp cơ?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Câu 4: Đặc điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân là
A. Về kích thước (xương chân dài hơn)
B. Đai vai và đai hông có cấu tạo khác nhau
C. Sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 5: Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự như thế nào?
A. Cơ dọc – cơ chéo – cơ vòng
B. Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc
C. Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo
D. Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo
Câu 6: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ợ chua là
A. Ăn nhiều thực phẩm có vị chua
B. Nuốt nhiều hơi khi ăn, uống
C. Ăn quá no
D. Bỏ ăn lâu ngày
Câu 7: Chất tiết chủ yếu ở dạ dày là
A. HCl và pesin
B. H2SO4 và pesin
C. HCl
D. H2SO4
Câu 8: Trong dịch vị có axit clohidric, chúng có vai trò gì trong dạ dày?
A. Tiêu hóa gluxit còn lại
B. Tiêu hóa lipit
C. Biến đổi pepsinogen thành pepsin
D. Cả A và B
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả.
Câu 2: (2 điểm) Trình bày quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản.
Câu 3: (3 điểm) Trình bày quá trình tiêu hoá ở khoang miệng.
ĐÁP ÁN
I. Trắc Nghiệm (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
A | A | B | D | C | B | A | C |
-(Để xem tiếp nội dung phần đáp án từ câu 1-3 tự luận đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 8 năm 2020 Trường THCS Nguyễn Huệ có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: