Bộ đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân

TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN

 

 

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian làm bài: 60 phút

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM (7đ):

Câu 1: Dung dịch nào sau đây không làm quỳ tím đổi màu?

A. etylamin.                        B. Metyl amin.                  C. Glyxin.                         D. Lysin.

Câu 2:  Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.

B. Dầu ăn và mỡ bôi trơn máy móc không chứa cùng thành phần nguyên tố.

C. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch.

D. Xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH dư thu được sản phẩm là C17H35COONa và glixerol.

Câu 3: Xà phòng hoá hoàn toàn 133,95 gam chất béo cần vùa đủ 0,45 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

A. 225,12 gam.                  B. 145,35 gam.                 C. 213,6 gam.                   D. 143,55 gam.

Câu 4:  Este propyl fomat có công thức là

A. CH3COOC2H5.             B. HCOOC3H7.                C. C2H5COOCH3.           D. HCOOC2H5.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Anilin có tính bazơ yếu và làm đổi màu quỳ tím.

B. C2H5N(CH3)2 là amin bậc hai.

C. Trong công thức phân tử các amin, không nhất thiết phải chứa nguyên tố nitơ.

D. Người ta thường dùng giấm ăn để khử mùi tanh của cá do các amin gây ra.

Câu 6:  Hợp chất nào sau đây không thuộc loại amin?

A. H2NCH3.                       B. HCOONH4.                 C. CH3NHC2H5.              D. C2H5NH2.

Câu 7:  Khi cho dung dịch etylamin tác dụng với dung dịch CuCl2,có hiện tượng gì xảy ra

A. Có khói trang C2H5NH3Cl bay ra.                          B. Có kết tủa Cu2O mà đỏ.

C. Hơi thoát ra làm xanh giấy quỳ đỏ.                         D. Có kết tủa xanh Cu(OH)2 xuất hiện.

Câu 8: Saccarozơ thuộc loại đisaccarit, có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Công thức của Saccarozơ là

A. C6H12O6.                       B. C12H22O11.                   C. C2H4O2.                       D. (C6H10O5)n.

Câu 9:  Đồng phân của fructozơ là

A. Glucozơ.                        B. Amilozơ.                      C. Saccarozơ.                   D. Xenlulozơ.

Câu 10:  Khi 22,2 gam este đơn chức no mạch hở X tác dụng 200 ml dung dịch KOH 1,5M (vùa đủ), đun nóng thu được 9,6 gam ancol Y. Tên gọi của X là

A. Metyl axetat.                  B. Etyl fomat.                   C. Propyl fomat.               D. Etyl axetat.

Câu 11: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2

A. 3.                                    B. 5.                                  C. 4.                                  D. 2.

Câu 12: Xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng

A. màu với iot.                                                             B. Thủy phân.

C. Với HNO3/H2SO4 đặc                                             D. Cộng H2 (Ni, to).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở thu được 28,6 gam CO2 và 18,45 gam H2O. m có giá trị là

A. 13,35 gam    

B. 12,65 gam

C. 13 gam    

D. 11,95 gam

Câu 2: Cao su buna được tổng hợp theo sơ đồ:

Ancol etylic → buta-1,3-đien → cao su buna.

Hiệu suất cả quá trình điều chế là 80%, muốn thu được 540 kg cao su buna thì khối lượng ancol etylic cần dùng là

A. 920 kg.    

B. 736 kg.

C. 684,8 kg.    

D. 1150 kg.

Câu 3: Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là

A. etylmetylamin.    

B. butylamin.

C. etylamin.    

D. propylamin

Câu 4: Một loại cao su lưu hóa chứa 4,5% lưu huỳnh. Cho rằng mỗi cầu đisunfua -S-S- thay thế hai nguyên tử H. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua?

A. 18.    

B. 10.

C. 20.    

D. 16.

Câu 5: Chọn phát biểu không đúng: polime ...

A. đều có phân tử khối lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau.

B. có thể được điều chế từ phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.

C. được chia thành nhiều loại: thiên nhiên, tổng hợp, nhân tạo.

D. đều khá bền với nhiệt hoặc dung dịch axit hay bazơ.

Câu 6: Hợp chất hữu cơ X thuộc loại amin mạch hở có chứa một nguyên tử N trong phân tử. Thành phần khối lượng của nitơ trong X là 23,72 %. Số đồng phân cấu tạo của X là:

A. 5 chất    

B. 6 chất

C. 4 chất    

D. 8 chất

Câu 7: Tơ enang được điều chế bằng cách

A. trùng ngưng H2N-(CH2)5-COOH.

B. trùng ngưng HOOC-(CH2)4-COOH.

C. trùng ngưng H2N-(CH2)6-COOH.

D. trùng ngưng HOOC-(CH2)6-COOH.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?

A. Metyl amin, đimetyl amin, etyl amin là chất khí, dễ tan trong nước

B. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc

C. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen

D. Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng

Câu 9: Chọn câu phát biểu sai:

A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi.

B. Hầu hết các polime không tan trong nước và các dung môi thông thường.

C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.

D. Poli etilen và poli (vinyl clorua) là loại polime thiên nhiên, còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime tổng hợp.

Câu 10: Giải pháp thực tế nào sau đây không hợp lí ?

A. Tổng hợp chất màu công nghiệp bằng phản ứng của amin thơm với dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl ở nhiệt độ thấp.

B. Tạo chất màu bằng phản ứng giữa amin no và HNO2 ở nhiệt độ cao.

C. Khử mùi tanh của cá bằng giấm ăn.

D. Rửa lọ đựng anilin bằng axit mạnh.

Câu 11: Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)

A. 2,55    

B. 2,8

C. 2,52    

D. 3,6

Câu 12: Chia một amin bậc một đơn chức thành hai phần bằng nhau. Hoà tan hoàn toàn phần một trong nước rồi cho tác dụng với dung dịch FeCl3 dư. Lọc kết tủa sinh ra rửa sạch, sấy khô, nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn. Cho phần hai tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 4,05 gam muối. Công thức của amin là:

A. C4H9NH2     B. CH3NH2

C. C3H7NH2     D. C2H5NH2

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3(dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là

A. 21,6 gam    

B. 32,4 gam

C. 16,2 gam    

D. 10,8 gam

Câu 2: Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra 2 muối hữu cơ?

A. C6H5COOCH2CH=CH2.

B. CH2=CHCH2COOC6H5.

C. CH3COOCH=CHC6H5.

D. C6H5CH2COOCH=CH2.

Câu 3: Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột được chia thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3(dư)/ NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hoà hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3(dư)/ NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là

A. 64,29% glucozơ và 35,71% tinh bột.

B. 64,71% glucozơ và 35,29% tinh bột.

C. 35,29% glucozơ và 64,71% tinh bột.

D. 35,71% glucozơ và 64,29% tinh bột.

Câu 4: Mệnh đề nào sau đây không đúng?

A. Metyl fomat có CTPT là C2H4O2.

B. Metyl fomat là este của axit etanoic.

C. Metyl fomat có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Thuỷ phân metyl fomat tạo thành ancol metylic và axit fomic.

Câu 5: Cho dãy các chất: glucozơ; xenlulozơ; saccarozơ; tinh bột; mantozơ. Số chất trong tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3    

B. 5

C. 4    

D. 2

Câu 6: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là

A. C2H5Cl < CH3COOH < C2H5OH.

B. C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.

C. CH3OH < CH3CH2OH < NH3 < HCl.

D. HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5F.

Câu 7: Khí CO2 chiếm 0,03 % thể tích không khí. Thể tích không khí (ở đktc) để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp để tạo ra 27 gam glucozơ là

A. 44800 lít    

B. 672 lít

C. 67200 lít    

D. 448 lít

Câu 8: Este mạch hở X có CTPT là C4H6O2. Số đồng phân tối đa có thể có của X là

A. 3.    

B. 4.

C. 5.    

D. 6.

Câu 9: Xenlulozơ không phản ứng được với chất nào sau đây:

A. HNO3 đặc trong H2SO4 đặc, đun nóng

B. H2 có Ni xúc tác, đun nóng

C. Cu(OH)2 trong dung dịch NH3

D. CS2 trong dung dịch NaOH

Câu 10: Chất hữu cơ X mạch hở có CTPT C4H6O2, biết rằng:

CTCT của X là

A. CH2=CH-CH2-COOH.

B. CH2=CHCOOCH3.

C. HCOOCH2–CH=CH2.

D. CH3COOCH=CH2.

Câu 11: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử?

A. Nước brom và NaOH

B. AgNO3/NH3 và NaOH

C. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3

D. HNO3 và AgNO3/NH3

Câu 12: Hai este X, Y là dẫn xuất của benzen, đều có CTPT là C9H8O2; X và Y đều cộng hợp với Brom theo tỉ lệ mol 1:1. X tác dụng với dung dịch NaOH cho một muối và một anđehit. Y tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. CTCT của X và Y lần lượt là

A. HOOC-C6H4-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.

B. C6H5COOCH=CH2 và C6H5-CH=CH-COOH.

C. HCOO-C6H4-CH=CH2 và HCOOCH=CH-C6H5.

D. C6H5COO-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thêm tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?