TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG | ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1. Nghĩa vụ nào dưới đây là quan trọng nhất, cần phải được người sản xuất, kinh doanh nghiêm chỉnh thực hiện?
A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. B. Tuân thủ quy định về trật tự, an toàn xã hội.
C. Bảo đảm an toàn thực phẩm. D. Nộp thuế đầy đủ theo quy định pháp luật.
Câu 2. Vì bị ông N là bố anh K, đối thủ của mình trong cuộc thi thiết kế thời trang, đe dọa giết nên T hoảng sợ buộc phải kí cam kết dừng tất cả những hoạt động liên quan đến lĩnh vực thiết kế. Trong khi đó, anh K đã chủ động đề nghị và được chị S đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kế mới nhất của chị. Sau đó, anh K tự nhận mình là tác giả rồi gửi thiết kế đó tham dự cuộc thi trên. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Anh K, chị S, ông N và anh T. B. Anh K, ông N và chị S
C. Anh K và ông N D. Anh K và chị S
Câu 3. Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ môi trường bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của
A. Bộ Luật hình sự. B. Luật Dân sự. C. Luật Hành chính. D. Luật Môi trường.
Câu 4. Việc khám xét chỗ ở, địa điểm của người nào đó được cơ quan có thẩm quyền tiến hành khi nào?
A. Chỉ người bị truy nã.
B. Người đang phạm tội quả tang.
C. Người bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.
D. Chỉ người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.
Câu 5. Ý kiến nào là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. B. Được phát biểu ở bất cứ nơi nào mình muốn.
C. Được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn. D. Được tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến.
Câu 6. Biết anh H đi công tác nên anh K rủ anh D cùng nhau mở trộm email cá nhân của anh H để lấy thông tin khách hàng. Anh K lấy tài liệu chỉnh sửa và nộp cho giám đốc S. Khi về, anh H phát hiện email của mình bị mở trộm, anh đã làm đơn báo cơ quan chức năng. Trong trường họp này, ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín cửa công dân?
A. Anh K. B. Anh K, Anh D
C. Anh K và giầm đốc S. D. Anh K, anh D và giám đốc S.
Câu 7. A và B là bạn thân, khi A đi vắng B tự ý vào nhà của A. Hành vi này là vi phạm
A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 8. Đối với thư tín, điện thoại, điện tín của con đã trưởng thành thì cha mẹ
A. có quyền kiểm soát. B. không có quyền kiểm soát.
C. nên kiểm soát. D. không nên kiểm soát.
Câu 9. C bị công an bắt về hành vi buôn bán trái phép chất ma túy. Hành vi này của C đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Phòng chống ma túy. B. Tệ nạn xã hội.
C. Phòng chống tội phạm. D. Tàng trữ ma túy.
Câu 10. Ông B chủ tịch xã chỉ đạo chị M là văn thư không gửi giấy mời cho anh H là trưởng thôn tham dự cuộc họp triển khai kế hoạch xây dựng đường liên xã đi qua thôn của anh H. Biết chuyện nên anh K đã thẳng thắn phê bình ông B trong cuộc họp và bị anh T chủ tọa ngắt lời, không cho trình bày hết ý của mình. Bực tức, anh K đã bỏ họp ra về. Những ai dưới đây không vi phạm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Chị M, anh K và ông B B. Chị M, anh H và ông B
C. Anh H, anh K và anh T. D. Chị M, anh H và anh K
Câu 11. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình là nội dung
A. quyền học tập của công dân. B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền được phát triển của công dân. D. quyền tự do của công dân.
Câu 12. Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Bình đẳng. B. Trực tiếp. C. Bỏ phiếu kín. D. Phổ thông.
Câu 13. Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.
D. Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Câu 14. Thấy vợ mình là chị M bị ông T giám đốc sở X ra quyết định điều chuyển công tác đến một đơn vị ở xa dù đang nuôi con nhỏ, anh N chồng chị đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông T sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này. Do hoảng sợ ông T điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh H cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa 5 triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông T từ chối đưa tiền nên anh H đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông T không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa tố cáo.
A. Ông T, Anh H, anh K và anh N B. Ông T, anh H và anh K
C. Ông T và anh H D. Anh H và anh K.
Câu 15. Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử?
A. Trực tiếp. B. Bình đẳng. C. Công khai. D. Phổ thông.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1D | 2C | 3A | 4C | 5A | 6B | 7C | 8B | 9A | 10D |
11A | 12A | 13D | 14C | 15C | 16B | 17D | 18A | 19D | 20B |
21A | 22B | 23C | 24B | 25D | 26C | 27A | 28A | 29C | 30C |
31D | 32B | 33B | 34C | 35D | 36D | 37B | 38A | 39B | 40D |
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. : N tham gia cuộc thi thiết kế thời trang tỉnh H và đạt giải cao. Một hôm, chị họ của N ở tỉnh B sang chơi, vô tình thấy những thiết kế thời trang của chị N nên đã lén lút chụp lại và gửi cho D. D đã nhờ người yêu là T nộp những thiết kế đó lên công ty thiết kết thời trang X để mong được vào đó làm việc. Những ai dưới đây không vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. N và T. B. Chị họ của N và D. C. N, T và công ty X D. Công ty X, D, T
Câu 2. Vì bị ông N là bố anh K, đối thủ của mình trong cuộc thi thiết kế thời trang, đe dọa giết nên T hoảng sợ buộc phải kí cam kết dừng tất cả những hoạt động liên quan đến lĩnh vực thiết kế. Trong khi đó, anh K đã chủ động đề nghị và được chị S đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kế mới nhất của chị. Sau đó, anh K tự nhận mình là tác giả rồi gửi thiết kế đó tham dự cuộc thi trên. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Anh K, chị S, ông N và anh T. B. Anh K và ông N
C. Anh K, ông N và chị S D. Anh K và chị S
Câu 3. C bị công an bắt về hành vi buôn bán trái phép chất ma túy. Hành vi này của C đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Phòng chống tội phạm. B. Phòng chống ma túy.
C. Tệ nạn xã hội. D. Tàng trữ ma túy.
Câu 4. Việc học sinh được tiếp cận các nguồn thông tin phong phú, bổ ích, được vui chơi giải trí là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyển sáng tạo. B. Quyền tham gia. C. Quyền phát triển. D. Quyền học tập.
Câu 5. Việc nhờ người khác bỏ phiếu hộ khi Nhà nước tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội hoặc Đại biểu Hội đồng nhân dân là vi phạm nguyên tắc nào của Luật Bầu cử?
A. Bỏ phiếu kín. B. Trực tiếp. C. Bình đẳng. D. Phổ thông.
Câu 6. Cơ quan nào có trách nhiệm giới thiệu ứng viên về nơi công tác hoặc nơi cư trú để lấy ý kiến của Hội nghị cử tri trước khi lập danh sách ứng viên chính thức?
A. Huyện ủy. B. Uỷ ban nhân dân.
C. Mặt trận Tổ quốc. D. Hội đồng nhân dân.
Câu 7. Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử?
A. Bình đẳng. B. Trực tiếp. C. Phổ thông. D. Công khai.
Câu 8. Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Bỏ phiếu kín. B. Trực tiếp. C. Bình đẳng. D. Phổ thông.
Câu 9. Ý kiến nào là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Được phát biểu ở bất cứ nơi nào mình muốn. B. Phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
C. Được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn. D. Được tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến.
Câu 10. Để giải quyết việc làm cho người lao động, pháp luật khuyến khích các nhà sản xuất, kinh doanh bằng nhiều biện pháp để
A. tạo ra nhiều việc làm mới. B. đào tạo nghề cho lao động.
C. xuất khẩu lao động. D. mở rộng thị trường kinh doanh.
Câu 11. Nhà báo G đã viết bài đăng báo sai lệch về công ty Y. Biết tin, anh K, giám đốc công ty chỉ đạo hai nhân viên T và H đột nhập vào nhà riêng của anh G và hành hung nhà báo G. Ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh H, T, K B. Anh K, G, H C. Anh G,T, K D. Anh G, H, K
Câu 12. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc sở hữu là quyền
A. tác phẩm báo chí. B. quyền sở hữu công nghiệp.
C. tác giả. D. sáng chế.
Câu 13. Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.
B. Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 14. Một trong những hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là
A. tố cáo người có hành vi vi phạm pháp luật.
B. tự do nói chuyện trong giờ học.
C. trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học ở địa phương mình.
D. nói những điều mà mình thích.
Câu 15. Nghĩa vụ nào dưới đây là quan trọng nhất, cần phải được người sản xuất, kinh doanh nghiêm chỉnh thực hiện?
A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định pháp luật. B. Bảo đảm an toàn thực phẩm.
C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. D. Tuân thủ quy định về trật tự, an toàn xã hội.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1C | 2B | 3B | 4C | 5B | 6C | 7D | 8C | 9B | 10A |
11A | 12C | 13B | 14C | 15A | 16D | 17D | 18A | 19D | 20C |
21B | 22A | 23C | 24D | 25D | 26A | 27D | 28C | 29B | 30D |
31A | 32C | 33B | 34A | 35A | 36B | 37A | 38A | 39D | 40D |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD 12 có đáp án Trường THPT Trần Bình Trọng. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.