Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Buôn Ma Thuột

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK

TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1. Thời gian mở đầu và kết thúc của Chiến dịch Hồ Chí Minh  (1975) là

  A. ngày 26 tháng 04 và ngày 02 tháng 05. 

  B. ngày 25 tháng 04 và ngày 02 tháng 05.

  C. ngày 24 tháng 06 và ngày 02 tháng 05. 

  D. ngày 02 tháng 04 và ngày 26 tháng 05

 Câu 2. Thắng lợi của phong trào "Đồng Khởi" dẫn đến sự ra đời của:

  A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960).

  B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20-12-1960.

  C. kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất( 1961-1965).

  D. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15(1/1959).

 Câu 3. Điểm giống nhau của chiến lược" Việt Nam hóa chiến tranh" với các chiến lược chiến tranh trước đó của Mĩ là gì?

  A. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.

  B. Gắn" Việt Nam hóa" với" Đông Dương hóa chiến tranh".

  C. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.

  D. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.

Câu 4. Âm mưu của Mĩ trong chiến lược " Chiến tranh cục bộ" là:

  A. mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại.   

  B. vừa "bình định" miền Nam, phá hoại miền Bắc.

  C. đánh phá miền Nam.                        

  D. phá hoại miền Bắc vô cùng ác liệt.

 Câu 5. Trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" đế quốc Mĩ đã mở rộng phạm vi chiến tranh thế nào?

  A. Ra toàn Đông Dương. 

  B. Ra toàn miền Nam và Đông Dương.

  C. Ra cả miền Bắc.   

  D. Ra toàn miền Nam.

 Câu 6. Thắng lợi nào sau đây của nhân dân miền Nam đánh dấu thất bại có tính chất chiến lược lần thứ hai của Mĩ?

  A. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ". 

  B. Phong trào "Đồng khởi".  

  C. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". 

  D. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

 Câu 7. Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973) xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam giai đoạn hiện tại là:                                                         

  A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 

  B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

  C. Cách mạng giải phóng dân tộc. 

  D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

 Câu 8. Thành phố Sài Gòn - Gia định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh từ sự kiện nào?

  A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung tiến hành ngày 25/4/1976.

  B. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975.

  C. Hội nghị Trung ương lần thứ 24( 9/1975) hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà

nước.

  D. Quốc hội khóa VI kì họp đầu tiên từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976.

 Câu 9. Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất do chính quyền Ngô Đình Diệm dùng thủ đoạn

A.“đả thực“,"bài phong"“diệt cộng". 

B.  “ tố cộng“,"diệt cộng".                        

C.“ Tiêu diệt cộng sản không thương tiếc“. 

D.“Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót“.

 Câu 10. Nguyên nhân quan trọng nhất làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của quân, dân ta:

  A. có chính quyền dân chủ nhân dân, có Mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu phương rộng lớn vững mạnh.

  B. sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông Dương và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

  C. nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết, dũng cảm, có hậu phương miền Bắc lớn mạnh.

  D. có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

Câu 11. Nguyên nhân có tính chất quyết định nhất đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là gì?

  A. Có hậu phương vững chắc miền Bắc XHCN.                        

  B. Sự giúp đỡ của các nước XHCN, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương,...

  C. Nhân dân có truyền thống yêu nước nồng nàn.

  D. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.

 Câu 12. Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố" Mĩ hóa" trở lại xâm lược?

  A. Trận" Điện Biên Phủ trên không" năm 1972.

  B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

  C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

  D. Cuộc Tiến công chiến lược  năm 1972.

 Câu 13. Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra vào thời gian nào?  

  A. Từ ngày 26 tháng 04 đến ngày 02 tháng 05.

  B. Từ ngày 21 tháng 03 đến ngày 29 tháng 03.

  C. Từ ngày 04 tháng 03 đến ngày 24 tháng 03.

  D. Từ ngày 26 tháng 04 đến ngày 30 tháng 04.

 Câu 14. Âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được thể hiện trong chiến thuật:

  A. dồn dân lập"ấp chiến lược".

  B. tìm diệt và" chiếm đóng". 

  C. trực thăng vận, thiết xa vận.

  D.“ tìm diệt“ và“bình định“ vào“ vùng đất thánh Việt cộng“.

 Câu 15. Chiến dịch Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của:

  A. ngụy quân, ngụy quyền. 

  B. chiến lược" Chiến tranh phá hoại".

  C. chính quyền Ngô Đình Diệm. 

  D. kế hoạch tìm diệt, bình định.

---(Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1. Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra vào thời gian nào?

  A. Từ ngày 04 tháng 03 đến ngày 24 tháng 03.

  B. Từ ngày 26 tháng 04 đến ngày 02 tháng 05.

  C. Từ ngày 26 tháng 04 đến ngày 30 tháng 04.

  D. Từ ngày 21 tháng 03 đến ngày 29 tháng 03.

 Câu 2. Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận "Điện Biên Phủ trên không" là

  A. buộc Mĩ kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

  B. buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng các hoạt động chống phá miền Bắc.

  C. đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và ngăn chặn chi viện cho miền Nam.

  D. tạo thế và lực để quân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

 Câu 3. Âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được thể hiện trong chiến thuật:

  A. “tìm diệt“ và" chiếm đóng".                                           

  B. dồn dân lập"ấp chiến lược".

  C. “tìm diệt“ và“ bình định“ vào“ vùng đất thánh Việt cộng“. 

  D.“trực thăng vận“,“ thiết xa vận“.

 Câu 4. Trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" đế quốc Mĩ đã mở rộng phạm vi chiến tranh thế nào?

  A. Ra toàn miền Nam.   

  B. Ra toàn Đông Dương.

  C. Ra toàn miền Nam và Đông Dương. 

  D. Ra cả miền Bắc.

 Câu 5. Phiên họp khóa I của Quốc hội khóa VI ( 1976 ) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau giải phóng là gi?

  A. Vừa cải tạo xã hội chủ nghĩa, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội.

  B. Thực hiện khôi phục kinh tế sau chiến tranh, cải cách ruộng đất.

  C. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.                        

  D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 Câu 6. Chiến thắng Vạn Tường Quảng Ngãi diễn ra vào tháng 8/ 1965 được coi là:

  A. “đất thánh Việt cộng“. 

  B. “ấp chiến lược“.  

  C. “tìm diệt“, và“ bình định“. 

  D. ấp Bắc.

 Câu 7. Chiến lược "chiến tranh cục bộ“ được tiến hành bằng lực lượng nào?

  A. Lực lượng tổng lực với vũ khí, trang bị hiện đại, tối tân nhất.

  B. Quân viễn chinh Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

  C. Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy.                                                     

  D. Quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

 Câu 8. Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất do chính quyền Ngô Đình Diệm dùng thủ đoạn:

  A. thà giết nhầm còn hơn bỏ sót. 

  B. tố cộng,"diệt cộng".

  C. đả thực,"bài phong"diệt cộng". 

  D. tiêu diệt cộng sản không thương tiếc.

 Câu 9. Điểm giống nhau của chiến lược" Việt Nam hóa chiến tranh" với các chiến lược chiến tranh trước đó của Mĩ là gì?

  A. Gắn" Việt Nam hóa" với" Đông Dương hóa chiến tranh”

  B. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.  

  C. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.

  D. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.

 Câu 10. So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về kết quả và ý nghĩa lịch sử?

  A. Đã đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự của địch.

  B. Dấu mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc, chấm dứt ách thống trị thực dân,

  C. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

  D. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi để giành thắng lợi cuối cùng.

 Câu 11. Thắng lợi nào của quân dân ở miền Nam Việt Nam buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược?

  A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.

  C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

  D. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972.

 Câu 12. Nguyên nhân có tính chất quyết định nhất đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là gì?

  A. Có hậu phương vững chắc miền Bắc XHCN.

  B. Nhân dân có truyền thống yêu nước nồng nàn.

  C. Sự giúp đỡ của các nước XHCN, tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương...

  D. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.

 Câu 13. Vì sao ngay sau khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc phải tiến hành cải cách ruộng đất?

  A. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp.  B. Để khắc phục hậu quả chiến tranh.

  C. Để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam. 

  D. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến vẫn còn rất phổ biến.                                        

 Câu 14. Âm mưu giống nhau trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) ở miền Nam và chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mĩ (1969-1973).

  A. nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường.

  B. tiếp tục âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt ".

  C. được tiến hành bằng quân đội Mĩ là chủ yếu.

  D. mở rộng cuộc chiến tranh ra toàn Đông Dương, đánh phá miền Bắc.

 Câu 15. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam  đã mở đầu cho cao trào "tìm Mỹ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt"?

  A. Chiến thắng Ấp Bắc.  

  B. Chiến thắng Bình Giã.    

  C. Chiến thắng Vạn Tường. 

  D. Chiến thắng Ba Gia.

---(Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3:

  Câu 1. Để mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, chính quyền Giôn xơn tạo ra cớ :

  A. sự kiện Vịnh Bắc Bộ. 

  B. đưa hải quân vào phá hoại ở Hải Phòng.

  C. đưa không quân và hải quân vào Hà Nội. 

  D. đánh chiếm Plâyku.

 Câu 2. Âm  mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được thể hiện trong chiến thuật:

  A. “tìm diệt“ và“ bình định“ vào“vùng đất thánh Việt cộng“. 

  B. “tìm diệt“và" chiếm đóng". 

  C.“trực thăng vận“,“ thiết xa vận“.                                        

  D. dồn dân lập"ấp chiến lược".

 Câu 3. So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về kết quả và ý nghĩa lịch sử?

  A. Đã đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự cả địch.

  B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi để giành thắng lợi cuối cùng.

  C. Dấu mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc, chấm dứt ách thống trị thực dân,

  D. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

 Câu 4. Chiến thắng Vạn Tường Quảng Ngãi diễn ra vào tháng 8/ 1965 được coi là:

  A. “tìm diệt“ và“ bình định“. 

  B. “đất thánh Việt Cộng“.  

  C. Ấp Bắc.   

  D. Ấp chiến lược.

 Câu  5. Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận "Điện Biên Phủ trên không" là

  A. buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng các hoạt động chống phá miền Bắc.

  B. buộc Mĩ kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

  C. tạo thế và lực để quân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

  D. đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và ngăn chặn chi viện cho miền Nam.

 Câu 6. Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra vào thời gian nào?

  A. Từ ngày 21 tháng 03 đến ngày 29 tháng 03.

  B. Từ ngày 04 tháng 03 đến ngày 24 tháng 03.

  C. Từ ngày 26 tháng 04 đến ngày 02 tháng 05.

  D. Từ ngày 26 tháng 04 đến ngày 30 tháng 04.

 Câu 7. Mục tiêu của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc là:                                          

  A. tạo thời cơ mới xâm lược Trung Quốc. 

  B. phá hoại hậu phương lớn của miền Nam.

  C. cho máy bay bắn phá miền Bắc. 

  D.ngăn chặn cuộc chiến tranh từ miền Bắc.

 Câu 8. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận như thế nào trong Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954) và Hiệp định Pari(27-1-1973)?

  A. Tự do, dân chủ, hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ.

  B. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

  C. Hòa bình, độc lập, tiến bộ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

  D. Độc lập, tự do, chủ quyền và thống nhất.

 Câu 9. Thành phố Sài Gòn - Gia định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh từ sự kiện nào?

  A. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975. 

  B. Quốc hội khóa VI kì họp đầu tiên từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976.

  C. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội bầu Quốc hội chung tiến hành ngày 25/4/1976.

  D. Hội nghị Trung ương lần thứ 24( 9/1975) hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

 Câu 10. Thời gian mở đầu và kết thúc của Chiến dịch Hồ Chí Minh  (1975) là

  A. ngày 26 tháng 04 và ngày 02 tháng 05. 

  B. ngày 25 tháng 04 và ngày 02 tháng 05.

  C. ngày 02 tháng 04 và ngày 26 tháng 05 

  D. ngày 24 tháng 06 và ngày 02 tháng 05.

 Câu 11. Âm mưu của Mĩ trong chiến lược " Chiến tranh cục bộ" là:

  A. đánh phá miền Nam.  

  B. mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại.

  C. phá hoại miền Bắc vô cùng ác liệt.      

  D. vừa "bình định" miền Nam, phá hoại miền Bắc.

Câu 12. Điểm giống nhau của chiến lược" Việt Nam hóa chiến tranh" với các chiến lược chiến tranh trước đó của Mĩ là gì?

  A. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, nằm trong chiến lược toàn

cầu của Mĩ.

  B. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.

  C. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.

  D. Gắn" Việt Nam hóa" với" Đông Dương hóa chiến tranh".

 Câu 13. Thủ đoạn thâm độc của Mĩ và cũng là điểm khác trước mà Mĩ đã triển khai khi

thực hiện chiến lược" Việt Nam hóa chiến tranh" là:

  A. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.

  B. là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam.

  C. thực hiện âm mưu" dùng mưu dùng người Việt đánh người Việt".                           

  D. tìm cách chia rẽ Việt Nam  với các nước XHCN.

 Câu 14. Phiên họp khóa I của Quốc hội khóa VI ( 1976 ) đã xác định nhiệm vụ của cách

mạng miền Nam sau giải phóng là gi?

  A. Thực hiện khôi phục kinh tế sau chiến tranh, cải cách ruộng đất.    

  B. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.

  C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.    

  D. Vừa cải tạo xã hội chủ nghĩa, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 Câu 15. Vì sao ngay sau khi hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc phải tiến hành cải cách

ruộng đất?

  A. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp.

  B. Để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.

  C. Để khắc phục hậu quả chiến tranh.

  D. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến vẫn còn rất phổ biến.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Buôn Ma Thuột. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?