Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Lưu Vĩnh

TRƯỜNG THPT LƯU VĨNH

ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2020-2021

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Liên kết ion có bản chất là:

A. Sự dùng chung các electron.

B. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.

C. Lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do.

Đ. Lực hút giữa các phân tử.

Câu 2: Liên kết ion tạo thành giữa hai nguyên tử:

A. Kim loại điển hình.

B. Phi kim điển hình.

C. Kim loại và phi kim.

Đ. Kim loại điển hình và phi kim điển hình.

Câu 3: Liên kết tạo thành do sự góp chung electron là loại:

A. Liên kết ion. 

B. Liên kết cộng hóa trị.

C. Liên kết kim loại. 

D. Liên kết hidro.

Câu 4: Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết giữa:

A. Hai phi kim khác nhau.

B. Kim loại điển hình với phi kim yếu.

C. Hai phi kim giống nhau.

D. Hai kim loại với nhau

Câu 5: Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường là liên kết giữa:

A. Hai kim loại giống nhau.

B. Hai phi kim giống nhau.

C. Một kim loại mạnh và một phi kim mạnh.

D. Một kim loại yếu và một phi kim yếu.

Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của hợp chất ion:

A. Có tính bền, nhiệt độ nóng chảy cao.

B. Có tính dẫn điện và tan nhiều trong nước.

C. Có tính dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy thấp.

D. Chứa các liên kết ion.

Câu 7: Nhận định sai về hợp chất cộng hóa trị là:

A. Các hợp chất cộng hóa trị thường là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí, có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.

B. Các hợp chất cộng hóa trị không cực tan tốt trong các dung môi hữu cơ.

C. Các hợp chất cộng hóa trị tan tốt trong nước.

D. Các hợp chất cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.

Câu 8: Giống nhau giữa liên kết ion và liên kết kim loại là:

A. Đều được tạo thành do sức hút tĩnh điện.

B. Đều có sự cho và nhận các e hóa trị.

C. Đều có sự góp chung các e hóa trị.

D. Đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy cao.

Câu 9: Giống nhau giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại là:

A. Đều có những cặp e dùng chung.

B. Đều tạo thành từ những e chung giữa các nguyên tử.

C. Đều là những liên kết tương đối kém bền.

D. Đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Câu 10: Hầu hết các hợp chất ion :

A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

B. Dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.

C. Ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện.

D. Tan trong nước thành dung dịch không điện li.

Câu 11: Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là:

A. Có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ.

B. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

C. Có khả năng dẫn điện khi ở thể lỏng hoặc nóng chảy.

D. Khi hòa tan trong nước thành dung dịch điện li.

Câu 12: Chọn câu sai: Khi nói về ion

A. Ion là phần tử mang điện.

B. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.

C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.

D. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1B 2D 3B 4A 5B 6C
7C 8A 9B 10A 11A 12D

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 13 đến câu 25 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:

A. Số hiệu nguyên tử.                                     B. Số khối.

C. Số nơtron.                                                  D. Số electron hóa trị.

Câu 2: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng:

A. số electron hoá trị.                                      B. số lớp electron.

C. số electron lớp ngoài cùng.                        D. số hiệu nguyên tử.

Câu 3: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn sẽ có cùng:

A. Số electron lớp ngoài cùng.                       B. Số hiệu nguyên tử.

C. Số lớp electron.                                          D. Số khối.

Câu 4: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng :

A. Số electron.                                                B. Số electron hóa trị.

C. Số lớp electronlelectrontron.                      D. Số electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 5: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là:

A. 3 và 3.                    B. 4 và 3.                     C. 3 và 4.                    D. 4 và 4.

Câu 6: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 4 lần lượt là:

A. 8 và 8.                    B. 18 và 32.                 C. 8 và 18.                  D. 18 và 18.

Câu 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B, có tổng số cột là:

A. 8.                            B. 16.                          C. 18.                          D. 20.

Câu 8: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:

A. 3.                            B. 6.                            C. 5.                            D. 7.

Câu 9: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:

A. Nguyên tố s.                                               B. Nguyên tố p.

C. Nguyên tố d và nguyên tố f.                      D. Nguyên tố s và nguyên tố p.

Câu 10: Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi:

A. Nhóm kim loại kiềm.                                   B. Nhóm kim loại kiềm thổ.

C. Nhóm halogen                                            D. Nhóm khí hiếm.

Câu 11: Nhóm nào sau đây có tính phi kim và có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np5:

A. Nhóm kim loại kiềm.                                  B. Nhóm halogen .

C. Nhóm kim loại kiềm thổ.                            D. Nhóm khí hiếm.

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố X có xu hướng nhường một electron để đạt cấu hình bền vững, nó có tính kim loại điểm hình. Vậy X có thể thuộc nhóm nào sau đây?

A. Nhóm kim loại kiềm .                                 B. Nhóm halogen.

C. Nhóm kim loại kiềm thổ.                           D. Nhóm khí hiếm.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1A 2B 3A 4B 5C 6C
7C 8B 9D 10A 11B 12A

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 13 đến câu 29 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1.Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân nhất ?

A. lớp K.                     B. lớp L.                      C. lớp M.                    D. lớp N.

Câu 2.Nguyên tử của một nguyên tố có bốn lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân là : K, L, M, N. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào có mức năng lượng trung bình cao nhất ?

A. Lớp K.                   B.  Lớp L.                   C. Lớp M.                   D. Lớp N.

Câu 3.Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.

B. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.

C. Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.

D. Các electron ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau.

Câu 4.Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp ?

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 5.Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa

A. 1 electron.             B. 2 electron.               C. 3 electron.              D. 4 electron.

Câu 6.Phân lớp s, p, d, f đầy điện tử (bão hòa) khi có số electron là :

A. 2, 6, 10, 16.                       

B. 2, 6, 10,14.            

C. 4, 6, 10, 14.                       

D. 2, 8, 10, 14.

Câu 7.Số electron tối đa trong lớp thứ n là :

A. 2n.                          B. n+1.                                    C. n2.                           D. 2n2.

Câu 8.Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn :

Thứ tự các mức và phân mức năng lượng.

Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

Thứ tự các lớp và phân lớp electron.

Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.

Câu 9.Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s1 ?         

A. Ca (Z = 20).     

B. K (Z = 19).            

C. Mg (Z =12).                      

D. Na (Z = 11).

Câu 10.Cấu hình electron của nguyên tử có số hiệu Z = 17 là :

A. 1s22s22p63s23p44s1.

B. 1s22s22p63s23d5.    

C. 1s22s22p63s23p5.    

D. 1s22s22p63s23p34s2.

Câu 11.Cho hai nguyên tố M và N có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 13. Cấu hình electron của M và N lần lượt là :

A. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s2.                                

B. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s3.

C. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s23p1.               

D. 1s22s22p7 và 1s22s22p63s2.

Câu 12.Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5. Nguyên tố X là :

A. Flo.                        B. Brom.                     C. Clo.                                    D. Iot.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1D 2D 3C 4C 5B 6B
7D 8B 9B 10C 11C 12B

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 13 đến câu 25 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Lưu Vĩnh. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?