SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN HOÁ HỌC - KHỐI LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 25 câu) |
ĐỀ SỐ 001:
Câu 1: Cho 0,1 mol chất X có công thức là C2H12O4N2S tác dụng với dd chứa 0,35 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 12,5. B. 15. C. 20,2. D. 5,7.
Câu 2: Cho các polime : polietilen, xenlulozơ, amilozơ, amilopectin, poli(vinylclorua), tơ nilon- 6,6; poli(vinyl axetat). Các polime thiên nhiên là
A. xenlulozơ, amilozơ, amilopectin.
B. xenlulozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat).
C. amilopectin, PVC, tơ nilon-6,6; poli(vinyl axetat).
D. amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat).
Câu 3: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. D. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.
Câu 4: Cho X là một aminoaxit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dd HCl 0,125M và thu được 1,835 gam muối khan. Còn cho 0,01 mol X tác dụng với dd NaOH thì cần dùng 25 gam dd NaOH 3,2%. CTCT của X là
A. H2NC3H6COOH B. H2NC3H5(COOH)2
C. (H2N)2C3H4(COOH)2 D. H2NC2H4COOH
Câu 5: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 45. B. 120. C. 30. D. 60.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một α-amino axit X thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích 4:1. CTCT của X là
A. H2N-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CH2-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-COOH. D. H2N-CH(NH2)-COOH.
Câu 7: Để làm sạch ống nghiệm đựng anilin, ta thường dùng hoá chất nào?
A. dd HCl. B. dd NaOH. C. Nước. D. Xà phòng.
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng: X → C6H6 → Y → Anilin. X và Y lần lượt là:
A. CH4, C6H5NO2. B. C2H2, C6H5CH3.
C. C2H2, C6H5NO2. D. C6H12 (xiclohexan), C6H5CH3.
Câu 9: Đốt cháy 2 amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 2,24 lít CO2 và 3,6g nướ
A. CTPT của 2 amin lần lượt là: B. C4H11N và C5H13N.
C. CH5N và C2H7N. D. C2H7N và C3H9N.
E. C3H9N và C4H11N.
Câu 10: Đun nóng hợp chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dd HCl dư. Sau khi các pứ kết thúc thu được sản phẩm là:
A. ClH3N-CH2-COOH, ClH3N-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
C. ClH3N-CH2-COOH, ClH3N-CH(CH3)COOH.
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
Câu 11: Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2CH-COO-C2H5. B. CH3COO-CH=CH2. C. C2H5COO-CH=CH2. D. CH2CH-COO-CH3.
Câu 12: Cho 0,1 mol anilin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối phenylamoni clorua thu được là
A. 19,425 gam. B. 6,475 gam. C. 12,950 gam. D. 25,900 gam.
Câu 13: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc II ?
A. CH3-NH-CH3. B. H2N-[CH2]6-NH2.
C. CH3-CH(CH3)-NH2. D. C6H5NH2.
Câu 14: Poli(metyl metacrylat) và tơ nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là
A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.
B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
C. CH2CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
D. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.
Câu 15: Cho các nhận định sau:
a) Peptit là hợp chất được hình thành từ 2 đến 50 gốc a-amino axit.
b) Tất cả các peptit đều pứ màu biure.
c) Từ 3 a-amino axit chỉ có thể tạo ra 3 tripeptit khác nhau.
d) Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân hoàn toàn peptit không tham gia được phản ứng màu biure.
Số nhận định đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 25 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 002:
Câu 1: Hợp chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. Cho X tác dụng với dd NaOH, đun nhẹ thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quì ẩm. Nung Y với NaOH rắn thu được hiđrocacbon đơn giản nhất. CTCT của X là
A. HCOONH3CH2CH3. B. CH3CH2COONH4. C. CH3COONH3CH3. D. HCOONH2(CH3)2.
Câu 2: Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dd HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dd NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng:
A. Dd trong suốt.
B. Dd bị vẫn đục hoàn toàn.
C. Lúc đầu dd trong suốt, sau đó bị vẫn đục và cuối cùng trở lại trong suốt.
D. Lúc đầu dd bị vẫn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẫn đục lại.
Câu 3: Cho 0,1 mol chất X có công thức là C2H12O4N2S tác dụng với dd chứa 0,35 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 5,7. B. 15. C. 12,5. D. 20,2.
Câu 4: Trong các tên dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5CH2NH2 ?
A. Benzylamin. B. Anilin.
C. Phenylamin. D. phenylmetylamin.
Câu 5: Đốt cháy 2 amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 2,24 lít CO2 và 3,6g nướ
A. C4H11N và C5H13N. B. C3H9N và C4H11N.
C. CTPT của 2 amin lần lượt là: D. CH5N và C2H7N.
E. C2H7N và C3H9N.
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng: X → C6H6 → Y → Anilin. X và Y lần lượt là:
A. C2H2, C6H5CH3. B. CH4, C6H5NO2.
C. C2H2, C6H5NO2. D. C6H12 (xiclohexan), C6H5CH3.
Câu 7: Một amin A thuộc cùng dãy đồng đẳng với metylamin có hàm lượng cacbon trong phân tử bằng 68,97%. CTPT của A là
A. C3H9N. B. C4H11N. C. C2H7N. D. C5H13N.
Câu 8: Khi đun nóng Ala thu được 1 số peptit trong đó có peptit A chứa 18,54% nitơ về khối lượng. Khối lượng phân tử của peptit A là
A. 160. B. 231. C. 302. D. 373.
Câu 9: Poli(metyl metacrylat) và tơ nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là
A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.
B. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.
C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
D. CH2CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metylamin (CH3NH2), thu được sản phẩm có chứa V lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12. B. 4,48. C. 2,24. D. 3,36.
Câu 11: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc II ?
A. CH3-NH-CH3. B. C6H5NH2.
C. CH3-CH(CH3)-NH2. D. H2N-[CH2]6-NH2.
Câu 12: Cho X là một aminoaxit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dd HCl 0,125M và thu được 1,835 gam muối khan. Còn cho 0,01 mol X tác dụng với dd NaOH thì cần dùng 25 gam dd NaOH 3,2%. CTCT của X là
A. H2NC2H4COOH B. H2NC3H5(COOH)2
C. H2NC3H6COOH D. (H2N)2C3H4(COOH)2
Câu 13: Monome được dùng để điều chế PE là
A. CH3-CH2-Cl. B. CH2=CH-CH3. C. CH3-CH2-CH3. D. CH2=CH2.
Câu 14: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một amino axit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 45. B. 30. C. 120. D. 60.
Câu 15: Có 3 ống nghiệm không nhãn chứa 3 dung dịch sau: NH2(CH2)2CH(NH2)COOH; NH2CH2COOH; HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH. Có thể nhận ra được 3 dung dịch hoá chất nào sau đây ?
A. Giấy quỳ. B. dd Br2. C. dd NaOH. D. dd HCl.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 25 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 003
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một α-amino axit X thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích 4:1. CTCT của X là
A. H2N-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CH2-CH2-COOH.
C. H2N-CH(NH2)-COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Câu 2: Cho 0,1 mol anilin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối phenylamoni clorua thu được là
A. 19,425 gam. B. 25,900 gam. C. 6,475 gam. D. 12,950 gam.
Câu 3: Một amin A thuộc cùng dãy đồng đẳng với metylamin có hàm lượng cacbon trong phân tử bằng 68,97%. CTPT của A là
A. C4H11N. B. C3H9N. C. C2H7N. D. C5H13N.
Câu 4: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc II ?
A. CH3-CH(CH3)-NH2. B. C6H5NH2.
C. H2N-[CH2]6-NH2. D. CH3-NH-CH3.
Câu 5: Cho các polime : polietilen, xenlulozơ, amilozơ, amilopectin, poli(vinylclorua), tơ nilon- 6,6; poli(vinyl axetat). Các polime thiên nhiên là
A. amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat).
B. xenlulozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat).
C. xenlulozơ, amilozơ, amilopectin.
D. amilopectin, PVC, tơ nilon-6,6; poli(vinyl axetat).
Câu 6: Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2CH-COO-C2H5. B. C2H5COO-CH=CH2. C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2CH-COO-CH3.
Câu 7: Đốt cháy 2 amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 2,24 lít CO2 và 3,6g nướ
A. C3H9N và C4H11N. B. CTPT của 2 amin lần lượt là:
C. C2H7N và C3H9N. D. CH5N và C2H7N.
E. C4H11N và C5H13N.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metylamin (CH3NH2), thu được sản phẩm có chứa V lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 1,12.
Câu 9: Cho các dãy chuyển hoá:
Glyxin + NaOH → A (+ HCl dư) → X
Glyxin + HCl → B (+ NaOH dư) → Y
X, Y lần lượt là chất nào ?
A. ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa. B. ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa.
C. đều là ClH3NCH2COONa. D. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa.
Câu 10: Cho 0,1 mol chất X có công thức là C2H12O4N2S tác dụng với dd chứa 0,35 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 5,7. B. 12,5. C. 15. D. 20,2.
Câu 11: Để làm sạch ống nghiệm đựng anilin, ta thường dùng hoá chất nào?
A. dd HCl. B. Nước. C. dd NaOH. D. Xà phòng.
Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng: X → C6H6 → Y → Anilin. X và Y lần lượt là:
A. CH4, C6H5NO2. B. C2H2, C6H5CH3.
C. C6H12 (xiclohexan), C6H5CH3. D. C2H2, C6H5NO2.
Câu 13: Poli(metyl metacrylat) và tơ nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là
A. CH2CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
B. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.
C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.
Câu 14: Monome được dùng để điều chế PE là
A. CH3-CH2-CH3. B. CH2=CH-CH3. C. CH3-CH2-Cl. D. CH2=CH2.
Câu 15: Cho 0,01 mol một aminoaxit A (mạch không nhánh, có chứa nhóm amin đầu mạch) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch B. Dung dịch này tác dụng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,3M, thu được 2,85 gam muối. A là
A. H2N(CH2)3CH(NH2)COOH B. H2N(CH2)4CH(NH2)COOH
C. (H2N)2C(CH2)3COOH D. (H2N)2C(CH2)4COOH
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 25 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 12
| 001 | 002 | 003 |
1 | C | C | D |
2 | A | D | D |
3 | C | D | D |
4 | B | A | D |
5 | B | D | C |
6 | C | C | C |
7 | A | D | D |
8 | C | C | A |
9 | C | A | D |
10 | C | C | D |
11 | B | A | A |
12 | C | B | D |
13 | A | D | D |
14 | A | C | D |
15 | C | A | B |
16 | B | A | D |
17 | C | D | D |
18 | B | D | D |
19 | D | D | A |
20 | C | B | D |
21 | A | A | A |
22 | A | C | D |
23 | C | B | B |
24 | C | A | C |
25 | D | B | A |
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Đông Hà. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.