TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2 MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1:. Để rút ngắn thời gian nghiên cứu khoa học, Nhật Bản thực hiện bằng cách
A. tăng cường giáo dục-đào tạo để lựa chọn nguồn nhân lực chất lượng.
B. thu hút chất xám từ ấn Độ và các nước đang phát triển.
C. thành lập các viện nghiên cứu, đào tạo cán bộ nghiên cứu.
D. mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ.
Câu 2:. Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?
A. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tổ sản xuất.
B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.
C. Tạo ra một khối lượng hàng hoá đồ sộ.
D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
Câu 3:. Một trong những biện pháp của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước XHCN đó là
A. Mĩ khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh.
B. Mĩ trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi.
C. Mĩ gây ra những cuộc đảo chính, bạo loạn ở nhiều nơi.
D. Mĩ dính líu vào nhiều cuộc xung đột ở nhiều nơi.
Câu 4:. EU ra đời nhằm mục tiêu hợp tác giữa các nước thành viên về
A. văn hóa và giáo dục B. quân sự và chính trị.
C. kinh tế, tiền tệ, chính trị D. chính trị và xã hội.
Câu 5:. Mặt tích cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật:
A. Đưa tới những thay đổi lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao đông trong nông nghiệp giảm đi, dân số trong các ngành dịch vụ tăng lên.
B. Phóng thành cong vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ.
C. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt tri, năng lượng thủy triều được sử dụng.
D. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.
Câu 6:. Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ trong thời gian 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn phát triển về mọi mặt.
B. Bị kinh tế Nhật và Tây Âu cạnh tranh quyết liệt.
C. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.
D. Kinh tế Mĩ bước vào suy thoái khủng hoảng.
Câu 7:. Nguyên nhân nào là quyết định nhất đưa nền kinh tế Mĩ phát triển?
A. Nhờ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật của thế giới.
C. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.
D. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao.
Câu 8:. Trong lĩnh vực khoa học-kĩ thuật, Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực sản xuất phục vụ
A. nghiên cứu vũ trụ. B. nhu cầu sản xuất. C. nhu cầu quân sự D. nhu cầu dân dụng.
Câu 9:. Sáu nước Tây Âu (Pháp,CHLB Đức,Italia,Bỉ,Hà Lan,LúchXămbua) thành lập các liên kết kinh tế nhằm
A. hợp tác cùng phát triển. B. chống lại Liên Xô và các nước Đông âu.
C. thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. D. đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Nhật Bản.
Câu 10:. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu vì
A. khống chế các nước đồng minh và các nước XHCN.
B. có thực lực về kinh tế.
C. có sức mạnh về quân sự.
D. có tham vọng làm bá chủ thế giới.
Câu 11:. Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay ?
A. Cách mạng trên lĩnh vực kĩ thuật đã tạo nền tảng cho sự phát triển của khoa học cơ bản.
B. Khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. Cách mạng khoa học đã đạt được thành tựu lớn tạo điều kiện cho kĩ thuật sản xuất từng bước đổi mới.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 12:. Sau Chiến tranh lạnh kết thúc(1991), tình hình thế giới có những thay đổi thế nào?
A. Liên bang Nga thay thế Liên Xô, đối đầu Mĩ nhằm duy trì trật tự “Ianta”
B. Hình thành trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ đứng đầu.
C. Trật tự thế giới mới theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.
D. Trật tự thế giới ổn định, hòa bình
Câu 13:. Trong cuộc gặp gỡ tại đảo Manta Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống Mĩ G. Bush đã cùng tuyên bố vấn đề gì?
A. Chấm dứt việc chạy đua vũ trang. B. Chấm dứt chiến tranh lạnh.
C. Giữ gìn hòa bình, an ninh cho nhân loại. D. Hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt.
Câu 14:. Vị trí kinh tế của Nhật Bản thời gian từ đầu những năm 70 của TK XX trở đi như thế nào?
A. Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
B. Trở thành trung tâm hợp tác kinh tế, tài chính của thế giới.
C. Kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai thế giới.
D. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
Câu 15:. Các nước Tây Âu liên kết với nhau dựa trên cơ sở nào?
A. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, thành tựu khoa học kĩ thuật.
B. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.
C. Tương đồng về ngôn ngữ.
D. Tương đồng về văn hóa, trình độ phát triển, thành tựu khoa học kĩ thuật.
Câu 16:. Sự kiện đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mĩ đóng quân tại Nhật Bản. B. Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kí kết.
C. Mĩ viện trợ cho Nhật Bản. D. Mĩ xây dựng căn cứ trên đất Nhật Bản.
Câu 17:. Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực ra sao để tương xứng với vị thế siêu cường về kinh tế?
A. Vươn lên trở thành cường quốc về chính trị.
B. Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
C. Vươn lên trở thành một cường quốc về quân sự.
D. Tăng cường viện trợ đối với các nước khác.
Câu 18:. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là nước nào trong hệ thông tư bản chủ nghĩa?
A. Nhật B. Anh C. Liên Xô D. Mĩ
Câu 19:. Biện pháp của Mĩ để tăng năng suất, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh hợp lí cơ cấu kinh tế là
A. thay thế những kĩ thuật đã lạc hậu.
B. hiện đại hóa nền kinh tế Mĩ.
C. áp dụng khoa học-kĩ thuật hiện đại.
D. thu hút các nhà khoa học nhiều nơi trên thế giới.
Câu 20:. Tình hình thế giới trong thời kì "Chiến tranh lạnh" là :
A. Các nước chạy đua vũ trang, kho vũ khí hạt nhân ngày càng nhiều.
B. Luôn ở trong tình trạng đối đầu căng thẳng giữa các Nước tư bản phát triển với các nước kém phát triển.
C. Các cuộc chiến tranh bằng vũ khí thông thường từng bước được hạn chế.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 21:. Mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mĩ đối với các nước TBCN là
A. luôn là đối thủ cạnh tranh. B. hòa hoãn, thỏa hiệp.
C. khống chế, chi phối. D. ngăn chặn tiến tới xóa bỏ
Câu 22:. Nguyên nhân của mâu thuẫn Đông – Tây là ?
A. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa 2 cường quốc là Liên Xô và Mĩ.
B. Do Mĩ độc quyền vũ khí nguyên tử.
C. Do các nước phương Tây suy yếu sau chiến tranh, Liên xô muốn mở rộng ảnh hưởng ở khu vực này
D. Do Mĩ phát động "Chiến tranh lạnh" chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
Câu 23:. Nhật Bản đã thực hiện biện pháp nào để khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật của thế giới.
B. Nhờ sự giúp đỡ của các nước Tây Âu.
C. Thực hiện ba cuộc cải cách lớn.
D. Nhờ vào sự viện trợ của Mĩ.
Câu 24:. Tác động của xu hướng toàn cẩu hoá đối với Việt Nam ?
A. Là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hoá đất nước.
B. Vừa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.
C. Là một thách thức lớn đổi với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.
D. Không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
II. TỰ LUẬN(4 điểm)
Câu 1. Trình bày những nội dung chính của Hiệp ước Bali năm 1976 (2 điểm).
Câu 2. Những nguyên nhân khiến cho nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh? (2 điểm)
ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1:. Nhật Bản đã thực hiện biện pháp nào để khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nhờ vào sự viện trợ của Mĩ.
B. Thực hiện ba cuộc cải cách lớn.
C. Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật của thế giới.
D. Nhờ sự giúp đỡ của các nước Tây Âu.
Câu 2:. Cuộc cách mạng Khoa học- kĩ thuật hiện đại bắt đầu từ:
A. thập niên đầu thế kỉ XX. B. cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX.
C. đầu những năm 40 của thế kỉ XX. D. đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 3:. Sự kiện đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mĩ đóng quân tại Nhật Bản. B. Mĩ xây dựng căn cứ trên đất Nhật Bản.
C. Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kí kết. D. Mĩ viện trợ cho Nhật Bản.
Câu 4:. Biện pháp của Mĩ để tăng năng suất, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh hợp lí cơ cấu kinh tế là
A. áp dụng khoa học-kĩ thuật hiện đại.
B. thay thế những kĩ thuật đã lạc hậu.
C. hiện đại hóa nền kinh tế Mĩ.
D. thu hút các nhà khoa học nhiều nơi trên thế giới.
Câu 5:. Mâu thuẫn Đông-Tây trong quan hệ quốc tế sau CTTG II là:
A. mâu thuẫn giữa Mĩ và Liên Xô.
B. mâu thuẫn giữa hai cực Đông và Tây.
C. mâu thuẫn giữa Mĩ và Liên Xô, giữa hai phe TBCN và XHCN.
D. mâu thuẫn giữa hai phe TBCN và XHCN.
Câu 6:. Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ trong thời gian 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.
B. Kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn phát triển về mọi mặt.
C. Bị kinh tế Nhật và Tây Âu cạnh tranh quyết liệt.
D. Kinh tế Mĩ bước vào suy thoái khủng hoảng.
Câu 7:. Tác động lớn nhất của cách mạng khoa học- công nghệ đối với nền kinh tế thế giới là:
A. tạo ra nhiều việc làm cho kinh tế các nướ đang phát triển.
B. hình thành một thị trường với xu thế toàn cầu hóa.
C. làm cho nền kinh tế phát triển theo chiều sâu.
D. sự sáp nhập của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
Câu 8:. EU ra đời nhằm mục tiêu hợp tác giữa các nước thành viên về
A. chính trị và xã hội. B. văn hóa và giáo dục
C. quân sự và chính trị. D. kinh tế, tiền tệ, chính trị.
Câu 9:. Để rút ngắn thời gian nghiên cứu khoa học, Nhật Bản thực hiện bằng cách
A. thành lập các viện nghiên cứu, đào tạo cán bộ nghiên cứu.
B. mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ.
C. tăng cường giáo dục-đào tạo để lựa chọn nguồn nhân lực chất lượng.
D. thu hút chất xám từ ấn Độ và các nước đang phát triển.
Câu 10:. Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực ra sao để tương xứng với vị thế siêu cường về kinh tế?
A. Vươn lên trở thành một cường quốc về quân sự.
B. Vươn lên trở thành cường quốc về chính trị.
C. Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
D. Tăng cường viện trợ đối với các nước khác.
Câu 11:. Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại nhằm đáp ứng:
A. yêu cầu của kĩ thuật và yêu cầu của sản xuất. B. yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
C. yêu cầu phát triển văn hóa. D. yêu cầu giao lưu quốc tế.
Câu 12:. Các nước Tây Âu liên kết với nhau dựa trên cơ sở nào?
A. Tương đồng về ngôn ngữ.
B. Tương đồng về văn hóa, trình độ phát triển, thành tựu khoa học kĩ thuật.
C. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, thành tựu khoa học kĩ thuật.
D. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.
Câu 13:. Mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mĩ đối với các nước TBCN là
A. khống chế, chi phối. B. ngăn chặn tiến tới xóa bỏ.
C. luôn là đối thủ cạnh tranh. D. hòa hoãn, thỏa hiệp.
Câu 14:. Sau CTTG II, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế:
A. liên minh. B. hòa hoãn. C. đối đầu D. hợp tác.
Câu 15:. Nguyên nhân nào là quyết định nhất đưa nền kinh tế Mĩ phát triển?
A. Nhờ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật của thế giới.
C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao.
D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.
Câu 16:. Một trong những biện pháp của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng với Liên Xô và các nước XHCN đó là
A. Mĩ gây ra những cuộc đảo chính, bạo loạn ở nhiều nơi.
B. Mĩ khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh.
C. Mĩ trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi.
D. Mĩ dính líu vào nhiều cuộc xung đột ở nhiều nơi.
Câu 17:. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, hầu hết các nước trên thế giới đã điều chỉnh chiến lược phát triển lấy lĩnh vực nào làm trọng tâm:
A. Quân sự. B. Đối ngoại. C. Chính trị. D. Kinh tế.
Câu 18:. Vị trí kinh tế của Nhật Bản thời gian từ đầu những năm 70 của TK XX trở đi như thế nào?
A. Trở thành trung tâm hợp tác kinh tế, tài chính của thế giới.
B. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
C. Kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai thế giới.
D. Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
Câu 19:. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu vì
A. có tham vọng làm bá chủ thế giới.
B. khống chế các nước đồng minh và các nước XHCN.
C. có thực lực về kinh tế.
D. có sức mạnh về quân sự.
Câu 20:. Trong lĩnh vực khoa học-kĩ thuật, Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực sản xuất phục vụ
A. nhu cầu quân sự. B. nghiên cứu vũ trụ. C. nhu cầu dân dụng. D. nhu cầu sản xuất.
Câu 21:. Sáu nước Tây Âu (Pháp,CHLB Đức,Italia,Bỉ,Hà Lan,LúchXămbua) thành lập các liên kết kinh tế nhằm
A. đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Nhật Bản. B. thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
C. hợp tác cùng phát triển. D. chống lại Liên Xô và các nước Đông âu.
Câu 22:. Phát biểu đúng về xu thế toàn cầu hóa từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là:
A. sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ.
B. giúp các quốc gia, khu vực giữ vững chủ quyền, độc lập, tự chủ.
C. cơ hội cho các quốc gia bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
D. xu thế khách quan và là một thực tế không thể đảo ngược.
Câu 23:. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa hoc-kĩ thuật là:
A. kĩ thuật là nhân tố quyết định hàng đầu.
B. khoa học phát triển độc lập với kĩ thuật.
C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. các phát minh kĩ thuật được đáp ứng rộng rãi.
Câu 24:. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến Chiến tranh lạnh sau CTTG II là:
A. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
B. do Chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới.
C. sự đối đầu giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ.
D. do mâu thuẫn Liên Xô và Mĩ gay gắt.
II. TỰ LUẬN(4 điểm)
Câu 1: Trình bày nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc (2 điểm).
Câu 2. Nhờ vào những nguyên nhân nào mà nước Mĩ đã trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới trong 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc? (2 điểm)
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Trường Chinh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !