Bộ đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Bình Phú

TRƯỜNG THPT BÌNH PHÚ

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Cho luồng khí CO vào 32g bột Fe2O3 nung nóng ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp (Fe, Fe3O4, FeO, Fe2O3) và hỗn hợp khí A. Cho hỗn hợp khí A vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 30g kết tủa. Giá trị của m là

A. 32,7g                                     

B. 18,7g                               

C. 27,2g                          

D. 32,0g

Câu 2: Số oxi hoá phổ biến của sắt trong hợp chất là 

A. +2 , + 3 , +6                           

B. +2 , +5 , +7                      

C. +2 , +3                       

D. +2 , +4 , +6

Câu 3: Cho m gam bột Fe tan hết trong dung dịch HCl dư tạo ra 4,48 lít khí (đktc). Nếu cho m gam Fe trên tác dụng hết với khí Cl2 thì cần bao nhiêu lít khí Cl2 (đktc) ?

A. 6,72 lít                                   

B. 3,36 lít                             

C. 4,48 lít                         

D. 8,96 lít

Câu 4: Cho hỗn hợp gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất), dung dịch A và còn lại chất rắn không tan B. Cho B vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thấy có khí thoát ra. Trong dung dịch A chứa

A. Fe(NO3)2 và HNO3               

B. Fe(NO3)2.                       

C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2      

D. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2

Câu 5: Trong các hợp chất sau: Al2O3, Al(OH)3, H2O, (NH4)2CO3, NH4Cl, Cr2O3, Cr(OH)3, CrO3 . Có bao nhiêu chất là hợp chất lưỡng tính?  

A. 5                                           

 B. 7                                     

C. 4                                 

D. 6

Câu 6: Trong sản xuất nhôm từ quặng boxit, hai điện cực anot và catot được làm bằng

A. anot và catot đều được làm bằng cacbon            

B. anot làm bằng sắt, catot làm bằng cacbon.

C. anot và catot đều được làm bằng sắt.                  

D. anot làm bằng cacbon, catot làm bằng sắt.

Câu 7: Cho 10,2g Al2O3 tan hết trong dung dịch NaOH tạo dung dịch A. Sục khí CO2 dư vào dung dịch A thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 10,2g                                 

B. 15,6g                         

C. 31,2g                       

D. 7,8g

Câu 8: Cho dung dịch chứa 2 mol KI vào dung dịch K2Cr2O7 trong axit H2SO4 đặc, dư thì thu được đơn chất X. Số mol X là

A. 4 mol                                  

B. 1 mol                        

C. 2 mol                        

D. 3 mol

Câu 9: Cho 5,6 gam bột Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo ra dung dịch A. Cho dung dịch A vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 38,1g                                 

B. 28,7g                     

C. 39,5g                     

D. 10,8g

Câu 10: Nguyên tố X trong nguyên tử có 7 electron p. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 3, nhóm IIIA.           

B. chu kì 2, nhóm IIIA.  

C. chu kì 2, nhóm IIA.     

D. chu kì 3, nhóm VIIA.

Câu 11: Chia m gam hỗn hợp Al và Na thành 2 phần bằng nhau:

Phần 1: Cho vào nước dư thu được 13,44 lít khí (đktc)

Phần 2: Cho vào dung dịch NaOH dư thì thu được 20,16 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 33,0g                             

B. 20,4g                        

C. 40,8g                        

D. 43,8g

Câu 12: Khi cho 5,6g Fe tác dụng hoàn toàn với 250 ml dung dịch AgNO3 1M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 21,6g                             

B. 37,0g                        

C. 20,7g                        

D. 27,0g

Câu 13: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa 0,1 mol K2Cr2O7. Khối lượng kết tủa tối đa thu được là

A. 40,6g                             

B. 80,6g                        

C. 50,6g                        

D. 70,6g

Câu 14: Cho dung dịch chứa a mol NaOH vào dung dịch chứa b mol AlCl3. Để tạo ra kết tủa thì giá trị của a là

A. a  4b                           

B. a < 4b                       

C. a  4b                      

D. a = 3b

Câu 15: Trường hợp nào sau đây dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng?

A. Cho dung dịch KOH vào dung dịch K2Cr2O7.                

B. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2Cr2O7.

C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4       

D. Cho dung dịch KOH vào dung dịch K2CrO4.

----(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1

1C

2C

3A

4B

5D

6A

7B

8B

9C

10A

11C

12D

13C

14B

15A

16A

17B

18D

19D

20D

21D

22C

23C

24A

25D

26A

27B

28B

29D

30B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có cấu tạo mạch vòng ?

A. Phản ứng với CH3OH/HCl.                                   

B. Phản ứng với Cu(OH)2.

C. Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.                 

D. Phản ứng với H2/Ni,t°.

Câu 2: Glucozơ, fructozơ phản ứng với chất nào sau đây tạo thành sản phẩm có công thức cấu tạo giống nhau ?

A. H2 /Ni, t°                        

B. Cu(OH)2                    

C. (CH3CO)2O              

D. Na

Câu 3: Phản ứng nào sau đây không dùng làm căn cứ để xác định công thức cấu tạo của glucơzơ ?

A. tráng bạc                                                                 

B. lên men

C. khử tạo thành hexan                                               

D. este hoá với (CH3CO)2O

Câu 4: Nhóm chất đều tham gia phản ứng thuỷ phân là

A. saccarozơ, fructozơ, glucozơ.                                

B. saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ.

C. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.                               

D. saccarozơ, glucozơ, tinh bột.

Câu 5: Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường glucozơ thu được 60 lít cồn 96°. Biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20°C và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Khối lượng glucozơ có trong nước rỉ đường glucòzơ là

A. 71 kg.                             

B. 74 kg.                         

C. 89 kg.                         

D. 111 kg.

Câu 6: Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là

A. 68,0 gam ; 43,2 gam.                                              

B. 21,6 gam ; 68,0 gam.

C. 43,2 gam ; 68,0 gam.                                              

D. 43,2 gam ; 34,0 gam.

Câu 7: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Thể tích rượu 40° thu được (biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%) là

A. 3194,4 ml.                      

B. 2500,0 ml.                   

C. 2875,0 ml.                  

D. 2300,0 ml

Câu 8: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozo (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là

A. 2,20 tấn.                         

B. 1,10 tấn.                     

C. 2,97 tấn.                     

D. 3,67 tấn.

Câu 9: Phân tử các chất: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột, xenlulozơ có đặc điểm chung là

A. có chứa nhóm chức anđehit (-CHO).                     

B. có chứa nhóm chức xeton (-CO-).

C. có chứa nhóm chức ancol (-OH).                           

D. có chứa nhóm chức este (-COO-).

Câu 10: Mantozơ ( còn gọi là đường mạch nha) là đồng phân của chất nào dưới đây?

A. Glucozơ.                         

B. Amilopectin.              

C. Saccarozơ.                 

D. Xenlulozơ.

Câu 11: Muốn chứng tỏ sự có mặt của glucozơ trong nước tiểu, ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử dưới đây?

A. Giấy đo pH.                    

B. Nước Brom.               

C. Cu(OH)2/NaOH.       

D. Na kim loại.

----(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

B

C

B

C

C

A

C

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

B

D

D

B

D

B

D

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

B

A

B

B

B

C

A

D

B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Cacbohiđrat Z tham gia chuyển hóa:

Z →  dung dịch xanh lam → kết tủa đỏ gạch. Cacbohiđrat Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?

A. Mantozơ.   

B. Fructozơ.   

C. Glucozơ.   

D. Saccarozơ.

Câu 2. Để phân biệt mantozơ và saccarozơ người ta làm như sau:  

A. Cho các chất lần lượt tác dụng với AgNO3/NH3.

B. Thủy phân từng chất rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với dung dịch Br2.

C. Thủy phân sản phẩm rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với Cu(OH)2/NH3.

D. Cho các chất lần lượt tác dụng với Cu(OH)2.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ở nhiệt độ thường glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

B. Glucozơ, fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to) cho poliancol.

C. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tham gia phản ứng tráng gương.

D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ đều bị oxi hóa bởi Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa đỏ gạch.

Câu 4. Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt được các chất trong nhóm

A. C3H5(OH)3, C2H4(OH)2.                                         

B. C3H7OH, CH3CHO.

C. CH3COOH, C2H3COOH.                                       

D. C3H5(OH)3, C12H22O11 (saccarozơ).

Câu 5. Cho chuyển hóa sau: CO2 → A → B → C2H5OH. Các chất A, B là:

A. Tinh bột, glucozơ.                                                   

B. Tinh bột, Xenlulozơ.

C. Tinh bột, saccarozơ.                                                

D. Glucozơ, Xenlulozơ.

Câu 6. Cho biến hóa sau: Xenlulozơ → A → B → C → Caosubuna. A, B, C là những chất nào  

A. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.            

B. C6H12O6 (glucozơ), C2H5OH, CH2=CHCH=CH2

C. C6H12O6 (glucozơ), CH3COOH, HCOOH.           

D. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.

Câu 7. Có các nhận định sau đây:

1. Amylozơ chỉ được tạo nên từ các mắt xích α – glucozơ, còn amylopectin chỉ được tạo nên từ các mắt xích β – glucozơ.

2. Trong dung dịch cả glucozơ, saccarozơ, fructozơ, HO-CH2CH2CH2-OH đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.

3. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức -CHO.

4. Trong môi trường kiềm, đun nóng, Cu(OH)2 khử glucozơ cho kết tủa đỏ gạch.

5. Khi thủy phân đến cùng mantozơ, tinh bột và xenlulozơ thì không thu được một monosaccarit.

6. Dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2/NaOH, đun nóng cho kết tủa Cu2O.

Số nhận định đúng là

A. 0.                                   

B. 4.                                 

C. 2.                                 

D. 3.

Câu 8. Cho các phát biểu sau:

1. Có thể dùng nước brom để phân biệt fructozơ và glucozơ.

2. Trong dung dịch, saccarozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

3. Trong môi trường bazơ, saccarozơ và mantozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.

4. Có thể phân biệt saccarozơ và mantozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

5. Trong dung dịch, saccarozơ và mantozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

Số phát biểu đúng là                                                                                         

A. 3.                                   

B. 2.                                 

C. 4.                           

D. 5.

Câu 9. Có các phát biểu sau đây:

1. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

2. Mantozơ bị khử bởi dd AgNO3 trong NH3.

3. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

4. Saccarozơ làm mất màu nước brom.

5. Fructozơ có phản ứng tráng bạc.

6. Glucozơ tác dụng được với dung dịch thuốc tím.

7. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở. 

Số phát biểu đúng là:

A. 6.                                   

B. 5.

C. 3.                                               

D. 4.

Câu 10. Cho các nhận xét sau:                        

1. Thủy phân saccarozơ và mantozơ với xúc tác axit đều thu được cùng một loại monosaccarit.

2. Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron.

3. Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetyl amin > metylamin > anilin > điphenylamin.

4. Muối mononatri của axit 2 – aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính.

5. Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 loại đipeptit là đồng phân của nhau.

6. Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.

7. Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm -NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit.

8. Glucozơ, axit glutamic, axit lactic, sobitol, fructozơ và axit ađipic đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.

Số nhận xét không đúng là

A. 5.                                   

B. 4.                                 

C. 3.

D. 2.

Câu 11. Dung dịch được dùng làm thuốc tăng lực trong y học là                          

A. saccarozơ.                     

B. glucozơ.                       

C. fructozơ.                     

D. Xenluozo

----(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3

1. D

2. A

3. C

4. B

5. A

6. B

7. A

8. A

9. C

10. A

11. B

12. C

13. D

14. A

15. C

16. A

17. D

18. C

19. C

20. D

21. B

22. D

23. A

24. D

25. B

26. A

27. C

28. B

29. B

30. A

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2020 Trường THPT Bình Phú, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?