Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương 4 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Huệ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 4

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Sản phẩm của phản ứng trùng hợp metyl metacrylat được dùng làm

A. nhựa bakelit.

B. nhựa PVC.

C. tơ nilon-6.

D. thuỷ tinh hữu cơ.

Câu 2: Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời loại ra các phân tử nhỏ (như H2O, NH3, HCl, ...) được gọi là

A. sự tổng hợp.

B. sự polime hóa.

C. sự trùng ngưng.

D. sự peptit hóa.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi. 

B. Hầu hết các polime không tan trong nước và các dung môi thông thường. 

C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau.

D. Polietilen là polime thiên nhiên, xenlulozơ triaxetat là polime bán tổng hợp.

Câu 4: Cho các vật liệu polime sau: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) tơ enang, (5) tơ visco, (6) nilon-6,6, (7) tơ axetat. Loại vật liệu có nguồn gốc từ xenlulozơ là:

A. 2, 6, 7.

B. 2, 3, 5, 7.

C. 2, 3, 7.

D. 2, 5, 6, 7.

Câu 5: Cho các polime sau: polistiren, xenlulozơ triaxetat, policaproamit, poli (metyl metacrylat), poli

(vinyl clorua), poliacrilonitrin. Polime sử dụng để sản xuất chất dẻo gồm

A. Polistiren, poli (metyl metacrylat), poli (vinyl clorua).    

B. Polistiren, xenlulozơ triaxetat, poli (metyl metacrylat), poliacrilonitrin.

C. Polistiren, poli (metyl metacrylat), poliacrilonitrin, poli (vinyl clorua).        

D. Polistiren, xenlulozơ triaxetat, poli (metyl metacrylat).

Câu 6: Dựa vào nguồn gốc để phân loại polime thì xenlulozơ triaxetat thuộc loại

A. polieste.

B. polimetổnghợp.

C. polime bán tổng hợp.

D. poliamit.

Câu 7: Để điều chế nilon-6,6 thực hiện phản ứng trùng ngưng hexametylen điamin với 

A. axitterephtalic.

B. axit oxalic.

C. axit stearic.

D. axit ađipic.

Câu 8: Có thể phân biệt các đồ dùng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC) bằng cách nào sau đây? 

A. So sánh khả năng thấm nước của chúng, da thật dễ thấm nước hơn.

B. So sánh độ mềm mại của chúng, da thật mềm mại hơn da nhân tạo.

C. Đốt hai mẫu da, mẫu da thật cho mùi khét, còn da nhân tạo không cho mùi khét.

D. Dùng dao cắt ngang hai mẫu da, da thật ở vết cắt bị xơ, còn da nhân tạo thì nhẵn bóng.

Câu 9: Polime nào dưới đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo?

A. Poli (metyl metacrylat).

B. Poli (acrilonitrin).

C. Poli (vinyl clorua).

D. Poli (phenol-fomandehit).

Câu 10: Kết luận nào sau đây đúng? 

A. Cao su là loại vật liệu polime có tính dẻo.

B. Vật liệu compozit có thành phần chính là polime.

C. Nilon-6,6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.

D. Tơ capron, nitron, nilon thuộc loại tơ tổng hợp.

Câu 11: Cho các polime sau: (-CH2-CH2-)n, (-CH2-CH=CH-CH2-)n, (-NH-CH2-CO-)n. Công thức của các monome để trùng hợp hoặc trùng ngưng để tạo ra các polime trên lần lượt là: 

A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3CH(NH2)-COOH.

B. CH2=CH2, CH3-CH=C=CH2, H2N-CH2-COOH.

C. CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH3, H2N-CH2-COOH.

D. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2N-CH2-COOH.

Câu 12: Phương pháp điều chế polime nào sau đây đúng?

A. Trùng ngưng hexametylenđiamin tạo ra tơ nilon-6.

B. Đồng trùng hợp isopren và stiren được cao su buna-S.

C. Trùng ngưng axit terephtalic và etylen glicol được poli(etylen terephtalat).

D. Trùng ngưng buta-1,3-đien và vinyl xianua được cao su buna-N.

Câu 13: Thủy phân 1250 gam protein thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của protein bằng 100.000 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử protein là

A. 453.

B. 382.

C. 328.

D. 479.

Câu 14: Cho các phát biểu sau:

(1) Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monome tương ứng.

(2) Hầu hết polime có nhiệt độ nóng chảy xác định.

(3) Tơ nilon-6, tơ nilon-6,6, tơ tằm đều là tơ tổng hợp.

(4) Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.

 Số phát biểu không đúng là

A. 1.

B. 2. 

C. 3.

D. 4.

Câu 15: Polietilen có phân tử khối trung bình là 560000. Hệ số polime hóa của loại polime này là

(Cho C=12, H=1)

A. 10000.

B. 20000.

C. 5600.

D. 30000.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1: Polime thu được từ phản ứng trùng hợp propen là

A. (-CH2-CH2-)n.

B. (-CH2-CH2-CH2-)n.

C. (-CH2-CH-CH3-)n.

D. (-CH2-CH(CH3)-)n. 

Câu 2: Cho các polime sau: cao su isopren, tơ axetat, tơ capron, poli (metyl metacrylat), poli (vinyl clorua), bakelit. Polime sử dụng để sản xuất chất dẻo là:

A. Poliisopren, poli (metyl metacrylat), bakelit.

B. Xenlulozơtri axetat, poli (metyl metacrylat), bakelit.

C. Poli (metyl metacrylat), bakelit, poli (vinyl clorua).

D. Xenlulozơtri axetat, poli (metyl acrylat).

Câu 3: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin.

Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 2 đipeptit Ala-Gly, Gly- Ala và một tripeptit Gly-Gly-Val. Trình tự các gốc α–amino axit trong A là

A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val. 

B. Gly-Gly-Ala-Gly-Val. 

C. Gly-Ala-Gly-Val-Gly. 

D. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Muối đinatri glutamat là gia vị thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính).           

B. Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là -amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.

C. Các amino axit (nhóm amin ở vị trí số 6, 7, ...) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.

D. Axit glutamic ứng dụng làm thuốc bổ thần kinh. 

Câu 5: Monome được dùng để điều chế polietilen là

 A. CH2=CH-CH3. 

B. CH2=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2.

D. CH≡CH.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

B. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.

C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.

D. Polietilen và poli (vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.

Câu 7: Trên thế giới các nước công nghiệp phát triển khuyến khích người dân sử dụng bao bì, túi sách được sản xuất từ các sợi xenlulozơ, sợi đay, cói, bông vải là do  

A. tạo thành sản phẩm giá thành rẻ hơn và đẹp hơn.

B. bền hơn rất nhiều so với các túi nhựa tổng hợp.

C. dễ phân huỷ do đó không ảnh hưởng đến môi trường.

D. tạo thành sản phẩm gọn và nhẹ hơn nhựa tổng hợp.

Câu 8: Qua ghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao su thiên nhiên là polime của monome

A. buta-1,3-đien và stiren.

B. 2-metylbuta-1,3-đien.

C. buta-1,3-đien.

D. buta-1,2-đien.

Câu 9: Xenlulozơ triaxetat là

A. chất dẻo.

B. tơ tổng hợp.

C. tơ nhân tạo.

D. tơ poliamit.

Câu 10: Nguyên liệu trực tiếp điều chế tơ lapsan là

A. etilen glicol và axit ađipic.

B. axit terephtalic và etilen glicol.

C. axit α-aminocaproic.

D. xenlulozơ trinitrat.

Câu 11: Trong các polime: PVC, PE, amilopectin trong tinh bột, cao su buna, xenlulozo triaxetat, số polime tổng hợp là

A. 1.

B. 2.

C. 3.  

D. 4.

Câu 12: Trùng hợp từ tối thiểu n phân tử etilen thu được 280 gam polietilen. Giá trị của n là (Cho C=12, H=1, O=16) 

A. 3,01.1024.

B. 6,02. 1024.

C. 6,02. 1023.

D. 3,01. 1023.

Câu 13: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam

Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là (Cho C=12, H=1, O=16, N= 14)

A. 90,6. 

B. 111,74. 

C. 81,54. 

D. 66,44.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân tử protein cấu tạo từ một chuỗi polipepetit kết hợp với các thành phần “phi protein” khác. 

B. Protein chứa những polipeptit có khối lượng phân tử từ vài chục ngàn đến vài triệu u.     

C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc -amino axit.

D. Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản kết hợp với các thành phần “phi protein” như: lipit, gluxit, axit nucleic.

Câu 15: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Peptit có thể thủy phân hoàn toàn thành các α-amino axit nhờ xúc tác axit hoặc bazơ.

B. Peptit có thể thủy phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ.

C. Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím.

D. Trong phân tử peptit mạch hở có chứa n gốc -amino axit thì số liên kết peptit bằng (n-1).     

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương 4 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Huệ, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu khác tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?