Bộ Câu hỏi trắc nghiệm năng lực chủ đề 3 Tự nhiên Châu âu môn Địa lý 7

BỘ CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHỦ ĐỀ 1: TỰ NHIÊN CHÂU ÂU MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 7

I. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CTGDPT

Nội

dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

 

TỰ NHIÊN CHÂU ÂU

 - Xác định được -  vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu trên bản đồ.

 

- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của châu Âu

- Giải thích được một số đặc điểm nổi bật về địa lí tự nhiên của châu Âu

- Sử dụng bản đồ tự nhiên và khí hậu châu Âu để trình bày các đặc điểm tự nhiên của châu lục này.

 

- Phân tích và giải thích được sự khác nhau giữa các môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa,  môi trường địa trung hải, môi trường núi cao ở châu Âu.

 

- Tính, xử lí số liệu về nhiệt độ, lượng mưa.

- Phân tích sơ đồ địa hình địa hình của dãy An-pơ.

 

 

Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung:   

    + Năng lực hợp tác 

    + Năng lực tính toán

    + Năng lực tự học

    + Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt:

+  Sử dụng bản đồ

+ Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

  1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Quan sát lược đồ tự nhiên châu Âu, em hãy nêu vị trí, giới hạn của châu Âu?

Description: DL7B51H51

Câu 2. Quan sát lược đồ tự nhiên châu Âu, em hãy cho biết châu Âu có các miển địa hình nào? đặc điểm từng miền?

Description: DL7B51H51

{-- Nội dung đề câu 3, 4 của mức độ câu hỏi nhận biết của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Tự nhiên Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1.  Dựa vào hình 56.4 (Lược đồ tự nhiên khu vực Bắc Âu, trang 170 SGK Địa lí 7) và kiến thức đã học:

Giải thích vì sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phía đông và tây dãy Xcan-đi-na-vi?

Câu 2. Châu Âu có những kiểu môi trường tự nhiên nào? Tại sao môi trường ôn đới lục địa chiếm diện tích lớn nhất?

{-- Nội dung đề và đáp án câu 3, 4 của mức độ câu hỏi thông hiểu của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Tự nhiên Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. Câu hỏi vận dụng thấp

Câu 1. Quan sát hai biểu đồ khí hậu A và B (hình 52.1 và 52.2 trang 156 SGK Địa lí 7), hãy  cho biết biểu đồ nào của môi trường ôn đới hải dương? Biểu đồ nào của môi trường ôn đới lục địa? Vì sao?

Câu 2. Dựa vào át-lát và lược đồ hình 51.1, hãy nhận xét mật độ sông ngòi ở châu Âu? Kể tên những con sông lớn ở châu Âu? Các sông này đổ vào các biển và đại dương nào?

{-- Nội dung đề và đáp án câu 3,4 của mức độ câu hỏi vận dụng thấp của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Tự nhiên Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4. Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1. Quan sát biểu đồ hình 52.3 SGK trang 157, cho biết  chế độ nhiệt và mưa của môi trường Địa Trung Hải có gì đặc biệt ?

Câu 2. Quan sát lát cắt các vành đai thực vật trên dãy An-pơ hãy nhận xét sự thay đổi thảm thực vật trên dãy An-pơ?

Description: scan0021.jpg

Hình 52.4 – Sơ đồ phân bố thực vật theo độ cao ở dãy An-pơ

{-- Nội dung đề và đáp án câu 3 của mức độ câu hỏi vận dụng cao của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Tự nhiên Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

III. GỢI Ý TRẢ LỜI

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Quan sát lược đồ tự nhiên châu Âu, em hãy nêu vị trí, giới hạn của châu Âu?

Định hướng trả lời:

Nằm khoảng giữa các vĩ tuyến 36oB và 71oB.

  • Chủ yếu nằm trong đới ôn hòa
  • Có ba mặt giáp biển và đại dương.

Câu 2. Quan sát lược đồ tự nhiên châu Âu, em hãy cho biết châu Âu có các miển địa hình nào? đặc điểm từng miền?

Định hướng trả lời:

Địa hình: có 3 miền

  • Đồng bằng kéo dài từ Tây sang Đông, chiếm 2/3 diện tích.
  • Núi già ở phía Bắc và trung tâm
  • Núi trẻ ở phía Nam.

{-- Nội dung đáp án câu 3, 4 của mức độ câu hỏi nhận biết của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Tự nhiên Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1.

  • Dựa vào hình 56.4 (Lược đồ tự nhiên khu vực Bắc Âu, trang 170 SGK Địa lí 7) và kiến thức đã học:
  • Giải thích vì sao có sự khác biệt về khí hậu giàu phía đông và tây dãy Xcan-đi-na-vi?

Định hướng trả lời:

Giải thích: vì phía tây chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió tây ôn đới. Phía đông bị dãy Xcan-đi-na-vi chắn nên khí hậu mang tính lục địa (ít mưa và lạnh).

Câu 2. Châu Âu có những kiểu môi trường tự nhiên nào? Tại sao môi trường ôn đới lục địa chiếm diện tích lớn nhất?

Định hướng trả lời:

Các kiểu môi trường tự nhiên của châu Âu là:

  • Môi trường ôn đới hải dương.
  • Môi trường Địa Trung Hải.
  • Môi trường ôn đới lục địa.
  • Môi trường núi cao.

* Môi trường ôn đới lục địa chiếm diện tích lớn nhất vì: lãnh thổ châu Âu mở rông về phía Đông và Đông Nam; càng về phía Đông, ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới càng giảm -> mưa ít đi.

{-- Nội dung đáp án câu 3, 4 của mức độ câu hỏi thông hiểu của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Tự nhiên Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

3. Câu hỏi vận dụng thấp

Câu 1. Quan sát hai biểu đồ khí hậu A và B (hình 52.1 và 52.2 trang 156 SGK Địa lí 7), hãy  cho biết biểu đồ nào của môi trường ôn đới hải dương? Biểu đồ nào của môi trường ôn đới lục địa? Vì sao?

Định hướng trả lời:

  • Biểu đồ A là biểu đồ khí hậu của môi trường ôn đới hải dương.
  • Vì: mùa hạ mát (nhiệt độ cao nhất khoảng 16oC – 17oC), mùa đông không lạnh lắm (nhiệt độ thấp nhất khoảng 7oC – 8oC). Nhiệt độ thường trên 0oC. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn.
  • Biểu đồ B là biểu đồ khí hậu của môi trường ôn đới lục địa.
  • Vì: mùa đông lạnh (nhiệt độ thấp nhất khoảng -12oC đến -13oC, mùa hạ nóng (nhiệt độ cao nhất khoảng 19oC – 20oC). Mưa ít vào mùa hạ, mưa nhiều vào mùa đông.

Câu 2. Dựa vào át-lát và lược đồ hình 51.1, hãy nhận xét mật độ sông ngòi ở châu Âu? Kể tên những con sông lớn ở châu Âu? Các sông này đổ vào các biển và đại dương nào?

Định hướng trả lời:

Dựa vào lược đồ 51.1 học sinh có thể xác định được:

  • Sông Ê-brơ trên bán đảo I-bê-rich đổ vào Địa Trung Hải.
  • Sông Pô trên bán đảo A-pen-nin đổ vào Địa Trung Hải.
  • Sông Đa-nuyp trên bán đảo Ban-căng đổ vào biển Đen.
  • Sông Ô-đơ, sông Vi-xla đổ vào biển Ban-tich.
  • Sông En-bơ, sông Rai-nơ đổ vào biển Bắc.

Nhận xét: Mật độ sông ngòi của châu Âu dày đặc.

{-- Nội dung đáp án câu 3, 4 của mức độ câu hỏi vận dụng thấp của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Tự nhiên Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4. Câu hỏi vận dụng cao

Câu 1. Quan sát biểu đồ hình 52.3 SGK trang 157, cho biết  chế độ nhiệt và mưa của môi trường Địa Trung Hải có gì đặc biệt ?

Định hướng trả lời:

Quan sát hình 52.3, học sinh có thể rút ra nhận xét:

  • Nhiệt độ cao nhất: tháng 7 khoảng 25oC.
  • Nhiệt độ thấp nhất: tháng 1 khoảng 10oC.
  • Biên độ nhiệt độ trung bình năm: 15oC.
  • Mùa mưa: tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
  • Mùa khô: tháng 4 đến tháng 9.
  • Tổng lượng mưa: 711mm.
  • Điểm đặc biệt: chế độ mưa của môi trường địa trung hải là chế độ mưa thu – đông.

Câu 2. Quan sát lát cắt các vành đai thực vật trên dãy An-pơ hãy nhận xét sự thay đổi thảm thực vật trên dãy An-pơ?

Định hướng trả lời:

Quan sát hình 52.4, học sinh có thể rút ra nhận xét:

  • Từ thấp lên cao, thực vật thay đổi giống như sự thay đổi của thực vật khi đi từ Xích đạo về cực. (Ở đây là sự thay đổi của thực vật khi đi từ vùng ôn đới lên vùng địa cực).
  • Sự thay đổi thực vật từ thấp lên cao là do sự thay đổi nhiệt độ khi lên cao, tương tự như sự thay đổi nhiệt độ khi đi từ Xích đạo về hai cực của Trái Đất.

{-- Nội dung đáp án câu 3 của mức độ câu hỏi vận dụng cao của tài liệu trắc nghiệm năng lực chủ đề 1 Tự nhiên Châu âu môn Địa lý 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Bộ Câu hỏi trắc nghiệm năng lực chủ đề 3 Tự nhiên Châu âu môn Địa lý 7. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?