Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Trao đổi chất môn Sinh học 8 có đáp án

BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP VỀ TRAO ĐỔI CHẤT MÔN SINH HỌC 8 CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1: Quan sát hình 31 – 1 SGK, cùng với những hiểu biết của bản thân hãy trả lời những câu sau:

1. Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?

2. Hệ tiêu hóa đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất?

3. Hệ hô hấp có vai trò gì?

4. Hệ tuần hoàn thực hiện vai trò nào trong sự trao đổi chất?

5Hệ bài tiết có vai trò gì trong sự trao đổi chất?

Trả lời:

1. Môi trường ngoài cung cấp ôxi, thức ăn, nước, muối khoáng qua hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết; đồng thời tiếp nhận CO2, chất bã, phân, nước tiểu, mồ hôi.

2. Hệ tiêu hóa biến thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.

3. Hệ hô hấp thực hiện quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi. Qua đó, cơ thể nhận O2từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.

4. Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải (CO2, nước tiểu và các chất độc) từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

5. Hệ bài tiết giúp cơ thể lọc thải các chất dư thừa và các chất độc hại qua mồ hôi, nước tiểu.

 

Câu 2:

1. Máu và nước mô cung cấp những gì cho tế bào?

2. Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì?

3. Những sản phẩm trao đổi của tế bào vào nước mô rồi vào máu được đưa tới đâu?

4. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

1. Máu và nước mô cung cấp khí ôxi, các chất dinh dưỡng cho tế bào thực hiện các hoạt động sống.

2. Hoạt động sống của tế bào đã thải ra các sản phẩm phân hủy (phân, nước tiểu), khí CO2.

3. Những sản phẩm trao đổi của tế bào vào nước mô rồi vào máu:

- Các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong rồi đưa tới cơ quan bài tiết.

- Khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.

4. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện:

- Các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống.

- Các sản phẩm phân hủy được đưa vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2được đưa tới phổi để thải ra ngoài.

 

Câu 3:

1. Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.

Sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể: môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra.

2. Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào.

Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào: các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.

 

Câu 4: Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và ở cấp độ tế bào. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở hai cấp độ này?

Trả lời:

- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa các hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài.

- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong.

→ Mối quan hệ: Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất. Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

 

Câu 5: Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.

Trả lời:

Sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp:

 

a) Chất dinh dưỡng, ôxi, nước, muối khoáng qua hệ tiêu hóa.

x

b) Thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp.

 

c) Tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra.

 

d) Trong cơ thể, thức ăn được biến đổi thành các hợp chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu.

 

 

Câu 6:

1. Quan sát sơ đồ hình 32 – 1 SGK, hãy cho biết sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?

2. Phân biệt trao đổi chất với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.

3. Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động gì?

Trả lời:

1. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm quá trình đồng hóa và dị hóa.

2. Trao đổi chất gồm cấp độ tế bào và cơ thể: là quá trình tế bào nhận chất dinh dưỡng và khí ôxi từ máu và nước mô; đồng thời thải các chất thải ra môi trường ngoài.

- Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng là biểu hiện bên trong của quá trình trao đổi chất. Gồm 2 quá trình: tổng hợp chất, tích lũy năng lượng, đồng thời xảy ra quá trình ôxi hóa để phân giải chất và giải phóng năng lượng.

3. Năng lượng giải phóng ở tế bào cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào (để sinh công, tổng hợp chất mới, sinh ra nhiệt bù vào phần nhiệt đã mất…)

 

Câu 7:

Trả lời:

1. Bảng so sánh:

Đồng hóa

Dị hóa

- Tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản trong tế bào thành những chất đặc trưng.

- Tích lũy năng lượng

- Phân giải chất tích lũy trong quá trình đồng hóa thành các chất đơn giản.

- Bẻ gãy liên kết hóa học để giải phóng năng lượng

 

2. Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:

- Đồng hóa tạo nguyên liệu cho dị hóa.

- Dị hóa cung cấp năng lượng cho đồng hóa.

→ Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau nhưng thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau.

3. Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thì sẽ khác nhau:

- Lứa tuổi: ở người trẻ thì đồng hóa lớn hơn dị hóa; ở người già thì dị hóa nhỏ hơn đồng hóa.

- Trạng thái: khi hoạt động dị hóa lớn hơn đồng hóa; khi nghỉ ngơi đồng hóa nhỏ hơn dị hóa.

 

Câu 8: Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?

Trả lời:

Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” vẫn tiêu dùng năng lượng.

Khi đó, cơ thể nằm nghỉ không cử động, chỉ một phần năng lượng tiêu tốn cho hoạt động của tuần hoàn, hô hấp và bài tiết, còn phần lớn là dùng năng lượng để duy trì thân nhiệt.

Câu 9: Chọn các từ, cụm từ: chuyển hóa, vật chất và năng lượng, đối lập, thống nhất, giải phóng năng lượng, quá trình tổng hợp, phân giải các chất, đặc trưng điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

Trả lời:

Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng bao gồm hai mặt đối lập nhưng thống nhất là đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưngcủa cơ thể và tích lũy năng lượng. Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng. Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào độ tuổi, vào giới, vào trạng thái cơ thể… Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng được điều hòa bằng hai cơ chế: thần kinh và thể dịch.

 

Câu 10: Hãy giải thích vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Trả lời:

Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn chặt với hoạt động sống của tế bào và đều cần năng lượng. Thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng vì:

Trong tế bào, quá trình đồng hóa gồm tổng hợp các chất (các chất đơn giản thành các chất đặc trưng) và tích lũy năng lượng, đồng thời xảy ra quá trình dị hóa gồm phân giải các chất (các chất phức tạp thành các chất đơn giản) và giải phóng năng lượng.

 

Câu 11: Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?

Trả lời:

Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống.

 

Câu 12: Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết.

Trả lời:

Đồng hóa

Tiêu hóa

- Tổng hợp các chất đặc trưng

- Tích lũy năng lượng và các liên kết hóa học

- Xảy ra ở tế bào

- Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu

- Xảy ra ở các cơ quan

 

 

Dị hóa

Bài tiết

- Phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản

- Bẻ gãy các liên kết hóa học giải phóng năng lượng

- Xảy ra ở tế bào

- Thải các sản phẩm phân hủy, sản phẩm thừa và độc hại ra môi trường ngoài như phân, nước tiểu, mồ hôi, CO2

- Xảy ra ở các cơ quan

 

 

Câu 13: Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa.

Trả lời:

Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm hai quá trình mâu thuẫn, đối nghịch nhau là đồng hóa và dị hóa.

- Đồng hóa là quá trình biến đổi chất đơn giản thành sản phẩm đặc trưng của tế bào. Trong quá trình đó, năng lượng được tích lũy dưới dạng các liên kết hóa học.

- Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản được tích lũy trong tế bào để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào.

→ Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau nhưng thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau.

 

Câu 14: Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?

Trả lời:

- Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai...

- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe con người

 

Câu 15: Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Ở cơ thể khỏe mạnh, thân nhiệt ở mức 37ºC và dao động không quá 0,5ºC.

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Trao đổi chất môn Sinh học 8 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?