Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Cách Mạng tháng 8 môn Lịch sử 9 năm 2021 có đáp án

1. Việt Nam những năm 1939 - 1945

Câu 1: Đội du kích Bắc Sơn là tiền thân của tổ chức nào sau đây?

A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.         B. Mặt trận Việt Minh.

C. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.                D. Cứu quốc quân.

Câu 2: Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương được ký giữa Nhật và Pháp ngày nào?

A. 25/7/1941                        B. 23/7/1941                    C. 26/7/1941                    D. 24/7/1941

Câu 3: Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật lấn dần từng bước để:

A. Biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật.

B. Để làm bàn đạp tấn công nước khác.

C. Để độc quyền chiếm Đông Dương.

D. Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.

Câu 4: Sự kiện nào trên thế giới có tác động sâu sắc nhất tới tình hình Việt Nam giai đoạn 1939-1945?

A. Nhật và Pháp ký “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương”.

B. Trục phát xít được hình thành.

C. Chiến tranh thế giới thứ diễn ra.

D. Pháp đầu hàng phát xít Đức.

Câu 5: Khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra năm bao nhiêu?

A. 1942.                               B. 1940.                           C. 1941.                           D. 1939.

Câu 6: Thực dân Pháp ở Đông Dương thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương và thỏa hiệp với phát xít Nhật, phát xít Nhật lôi kéo tập họp tay sai tuyên truyền lừa bịp để dọn đường hất cẳng- Pháp. Đó là đặc điểm tình hình Việt Nam trong thời kỳ

A. 1939-1945                       B. 1932-1933                   C. 1930-1931                  D. 1936-1939

Câu 7: Nguyên nhân chung làm cho ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương thất bại là gì?

A. Quần chúng chưa sẵn sàng.

B. Kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức, chuẩn bị đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi.

C. Lực lượng vũ trang còn yếu.

D. Lệnh tạm hoãn khởi nghĩa về không kịp.

Câu 8: Lần đầu tiên lả cờ đỏ sao vàng xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào?

A. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).                        B. Cuộc binh biến Đô Lương (1/1941).

C. Cuộc khởi nghĩa Nam Kì (11/1940).                       D. Cả ba cuộc khởi nghĩa trên.

Câu 9: Những người con ưu tú của Đảng như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp xử bắn sau cuộc khởi nghĩa nào?

A. Binh biến Đô Lương (1/1941).                                B. Khởi nghĩa Nam Kì (11/1940).

C. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940).                                D. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).

Câu 10: Nguyên nhân trực tiếp làm hơn 2 triệu người miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945?

A. Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay.

B. Tăng thuế để vơ vét bóc lột nhân dân ta.

C. Thu mua lương thực chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.

D. Nhật bắt Pháp phải vơ vét của nhân dân ta cúng cho Nhật.

Câu 11: Thực dân Pháp thi hành chính sách gì để nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương?

A. Tăng thuế.                                                                B. Chính sách “kinh tế chỉ huy”

C. Thu mua lương thực                                                D. Tích trữ lương thực

Câu 12: Các cuộc khởi nghĩa và binh biến đầu tiên trong năm 1940-1941 có ý nghĩa lớn nhất là gì?

A. Làm cho Cách mạng Việt Nam phục hồi và phát triển lực lượng, chuẩn bị tiến lên Tổng khởi nghĩa.

B. Thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam.

C. Rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng và chiến thuật, chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.

D. Làm cho âm mưu câu kết giữa chính phủ Pháp và phát xít Nhật bị hoàn toàn thất bại.

Câu 13: Qua 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại những bài học kinh nghiệm gì?

A. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.

B. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.

D. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.

Câu 14: Lực lượng tham gia vào cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941) là lực lượng nào?

A. Công nhân và nông dân.

B. công nhân, nông dân, thợ thủ công.

C. Chỉ có binh lính người Việt trong quân đội Pháp, không có quần chúng tham gia.

D. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.

Câu 15: Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ năm bao nhiêu?

A. 1942.                               B. 1939.                           C. 1940.                           D. 1941.

Câu 16: Người chỉ huy binh biến Đô Lương là ai?

A. Đội Cung.                        B. Đội Cấn.                     C. Võ Nguyên Giáp.       D. Cai Vy.

Câu 17: Ngày 23/7/1941, Chính phủ Pháp đã kí với Nhật văn kiện gì?

A. Hiệp ước mở cửa Đông Dương.                             B. Hiệp ước tấn công Đông Dương.

C. Hiệp ước hòa bình Đông Dương.                           D. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.

Câu 18: Ở Đông Dương năm 1940 thực dân Pháp đứng trước 2 nguy cơ nào?

A. Cấu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông Dương.

B. Đầu hàng Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương.

C. Đánh bại Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương.

D. Ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nổ, phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp.

Câu 19: Dưới hai tầng áp bức bóc lột nặng nề của Pháp-Nhật, giai cấp nào bị khốn khổ nhất, tổn thất nhiều nhất trong nạn đói 1944-1945?

A. Nông dân                        B. Công nhân                  C. Thợ thủ công              D. A và B đúng

Câu 20: Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là gì?

A. Phá hoại nền nông nghiệp của ta.                            B. Phát triển trồng cây công nghiệp.

C. Phát triển công nghiệp.                                            D. Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh.

Câu 21: Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương được ký giữa Pháp và Nhật thừa nhận

A. Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi mặt.

B. Nhật có quyền đóng quân trên toàn cõi Đông Dương.

C. Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự.

D. Pháp phải bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật.

Câu 22: Lực lượng vũ trang của cuộc nổi dậy nào được duy trì và phát triển trở thành Cứu quốc quân?

A. Bắc Sơn                           B. Đô Lương                   C. Nam Kì                       D. Bắc Sơn và Nam Kì

ĐÁP ÁN PHẦN 1

1

D

6

A

11

B

16

A

21

C

2

B

7

B

12

C

17

D

22

A

3

D

8

C

13

A

18

D

 

 

4

C

9

B

14

C

19

A

 

 

5

B

10

C

15

C

20

D

 

 

2. Cao trào CM tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám

Câu 1: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là gì?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp.

B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp-Nhật.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai.

Câu 2: Tình hình Đông Dương trước khi xảy ra cuộc Nhật đảo chính Pháp là

A. Pháp tự nguyện đầu hàng Nhật.

B. Pháp ráo riết hành động để lấy lại vị trí thống trị.

C. Pháp đảo chính Nhật thất bại.

D. Pháp bị hất cẳng khỏi Đông Dương.

Câu 3: Đội Cứu quốc quân ra đời đó là sự hợp nhất giữa

A. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam giải phóng quân

B. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Ba Tơ

C. Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

D. Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên

Câu 4: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do ai làm đội trưởng, lúc thành lập có bao nhiêu người?

A. Đồng chí Võ Nguyên Giáp làm đội trưởng, có 34 người.

B. Đồng chí Trường Chinh làm đội trưởng, có 34 người.

C. Đồng chí Phạm Hùng làm đội trưởng, có 35 người.

D. Đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, có 33 người.

Câu 5: 

A. Nhật là kẻ thù chủ yếu của nhân dân Đông Dương.

B. Pháp sẽ ra sức chống lại Nhật để độc quyền chiếm Đông Dương.

C. Ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

D. Cuộc đảo chính Nhật-Pháp gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị đối với Nhật, làm cho tình thế cách mạng xuất hiện.

Câu 6: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do ai làm đội trưởng, lúc mới thành lập có bao nhiêu người?

A. Do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm đội trưởng có 36 người

B. Do đồng chí Phạm Hùng làm đội trưởng có 35 người

C. Do đồng chí Trường Chinh làm đội trưởng có 34 người

D. Do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng có 34 người

Câu 7: Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng đã quyết định

A. Kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.

B. Kêu gọi đứng dậy khởi nghĩa.

C. Phát động một cao trào “Kháng Nhật cứu nước”.

D. Khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 8: Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là của

A. Hồ Chí Minh.                                                          B. Tổng bộ Việt Minh.

C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng.                         D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

Câu 9: Mặt trận Việt Minh ra đời vào ngày tháng năm nào?

A. 19/5/1940.                       B. 19/5/1942.                   C. 19/5/1941.                   D. 19/5/1943.

Câu 10: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII quyết định tạm gác khẩu hiệu nào?

A. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.

B. Thực hiện “Người cày có ruộng”.

C. “Giảm tô, giảm tức chia lại ruộng công”.

D. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 phần số 2 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN PHẦN 2

1

B

6

D

11

A

16

D

21

C

26

B

2

B

7

C

12

B

17

C

22

D

27

C

3

A

8

C

13

B

18

B

23

D

28

B

4

A

9

C

14

B

19

A

24

C

29

D

5

A

10

A

15

A

20

D

25

D

30

B

3. Tổng khởi nghĩa và thành lập nước VNDCCH

Câu 1: Tháng 8/1945 điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi, tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là

A. Sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Xô - Đức.

B. Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật

C. Sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu

D. Sự nổi dậy giành thắng lợi của nhân dân các nước Đông Âu.

Câu 2: Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 ở đâu?

A. Pác Bó (Cao Bằng)                                                  B. Tân Trào (Tuyên Quang)

C. Bắc Sơn (Võ Nhai)                                                  D. Phay Khắt (Cao Bằng)

Câu 3: Bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ nào?

A. Phạm Tuyên.                   B. Phong Nhã.                 C. Văn Cao.                    D. Nam Cao.

Câu 4: Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay là

A. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.

B. Tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.

C. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao.

D. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây về cuộc Cách mạng Tháng Tám là không đúng?

A. Đây là cuộc cách mạng nhân dân có tính chất sâu sắc.

B. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.

C. Đây là cuộc Cách mạng có tính chất dân chủ điển hình.

D. Đây là cuộc Cách mạng có tính chất bạo lực rõ nét.

Câu 6: Phát xít Nhật đầu hàng thì quân Nhật ở Đông Dương cũng bị tê liệt, chính phủ tay sai thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Đây là thời cơ ngàn năm có một cho nhân dân ta giành độc lập. Đó là hoàn cảnh vô cùng thuận lợi cho

A. Cao trào kháng Nhật cứu nước.

B. Hưởng ứng chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

C. Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước

D. Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói.

Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm cách mạng Việt Nam có thể rút ra từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945?

A. Tổ chức, đoàn kết các lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất.

B. Tập hợp, tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh công khai, hợp pháp.

C. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

D. Chớp thời cơ, dựa vào sức mạnh của toàn dân để tiến hành tổng khởi nghĩa.

Câu 8: Cách mạng giành chính quyền ở Hà Nội nổ ra vào ngày tháng năm nào?

A. 18-8-1945.                       B. 19-8-1945.                  C. 20-8-1945.                  D. 21-8-1945.

Câu 9: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 đã quyết định vấn đề gì?

A. Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.

B. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

C. Khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Câu 10: Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là

A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.      B. Hà Nội, Bắc Giang, Huế, Sài Gòn.

C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Huế.                    D. Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 25 phần số 3 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN PHẦN 3

1

B

6

C

11

D

16

A

21

B

2

B

7

B

12

B

17

C

22

C

3

C

8

B

13

D

18

D

23

C

4

A

9

A

14

C

19

A

24

D

5

D

10

A

15

D

20

B

25

A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Cách Mạng tháng 8 môn Lịch sử 9 năm 2021 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?