BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ MÔN ĐỊA LÝ 9
PHẦN SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ VIỆT NAM
1. VÙNG BẮC BỘ
Câu 1: Đồng bằng sông Hồng gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 9 B. 10
C. 11 D. 12
Câu 2: Các tỉnh không thuộc Đồng bằng Sông Hồng là:
A. Bắc Giang, Lạng Sơn
B. Thái Bình, Nam Định
C. Hà Nam, Ninh Bình
D. Bắc Ninh, Vĩnh Phúc
Câu 3: Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đồng bằng Sông Hồng là:
A. than nâu, bôxít, sắt, dầu mỏ.
B. đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
C. apatit, mangan, than nâu, đồng.
D. thiếc, vàng, chì, kẽm.
Câu 4: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:
A. đất phù sa màu mỡ.
B. nguồn nước mặt phong phú.
C. có một mùa đông lạnh.
D. địa hình bằng phẳng.
Câu 5: Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến Đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất so với các vùng khác trong cả nước là do:
A. lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời.
B. nền nông nghiệp lúa nước cần nhiều lao động.
C. mạng lưới đô thị dày đặc.
D. Là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
Câu 6: Vùng Đồng bằng Sông Hồng tiếp giáp mấy vùng kinh tế:
A. 2 vùng
B. 3 vùng
C. 4 vùng
D. 5 vùng
Câu 7: Tài nguyên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là:
A. Đất feralit
B. Đất phù sa sông Hồng
C. Than nâu và đá vôi
D. Đất xám, đất mặn
Câu 8: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống:
A. sông Hồng và sông Thái Bình
B. sông Hồng và sông Đà
C. sông Hồng và sông Cầu
D. sông Hồng và sông Lục Nam
Câu 9: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Bắc Trung Bộ
Câu 10: Vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong nước là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Tây Nguyên
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đông Nam Bộ
Câu 11: Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm:
A. 11 tỉnh
B. 15 tỉnh
C. 13 tỉnh
D. 14 tỉnh
Câu 12: Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là:
A. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.
B. chịu tác động rất lớn của biển.
C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ.
D. chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. có diện tích lớn nhất so với các vùng khác.
B. có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.
C. có số dân đông nhất so với các vùng khác.
D. giáp cả Trung Quốc và Lào.
Câu1 4: Tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các đặc điểm: Vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp vịnh Bắc Bộ, vừa giáp vùng Đồng bằng sông Hồng ?
A. Bắc Kạn.
B. Bắc Giang.
C. Quảng Ninh.
D. Lạng Sơn.
Câu 15: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do:
A. Gió mùa, địa hình.
B. Núi cao, nhiều sông.
C. Thảm thực vật, gió mùa.
D. Vị trí ven biển và đất.
Câu 16: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Đồng
B. Sắt
C. Đá vôi
D. Than đá
Câu 17: Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là:
A. Tày, Nùng, Hoa, Chăm,...
B. Thái, Mường, Dao, Mông,…
C. Gia-rai, Cơ-ho, Ê-đê, Mạ,…
D. Ê - đê, Dao, Giáy, Lự,…
Câu 18: Đông Bắc là nơi cư chú phổ biến dân tộc:
A. Tày
B. Thái
C. Kinh
D. Mông
Câu 19: Trong số các tỉnh dưới đây, tỉnh nào nằm ở Tây Bắc?
A. Lạng Sơn.
B. Quảng Ninh.
C. Hoà Bình.
D. Phú Thọ.
Câu 20: Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (ĐÔNG BẮC, TÂY BẮC) VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999
Những chỉ số phát triển nào ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc?
A. Mật độ dân số
B. Tỷ lệ gia tăng dân số và hộ nghèo
C. Thu nhập và tỷ lệ biết chữ
D. Tuổi thọ, tỷ lệ thị dân
Câu 21: Trong số các nhà máy điện đã và đang xây dựng của vùng Trung du vù miền núi Bắc Bộ, nhà máy nào sau đây là máy nhiệt điện?
A. Hoà Bình.
B. Thác Bà.
C. Uông Bí.
D. Sơn La.
Câu 22: Loài gia súc nào của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất so với cả nước?
A. Bò.
B. Dê.
C. Trâu.
D. Ngựa.
Câu 23: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. cà phê
B. chè
C. cao su
D. điều
Câu 24: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Lào Cai, Điện Biên Phủ, Sơn La, Hòa Bình
B. Móng Cái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kan.
C. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn
D. Cẩm Phả, Cao Bằng, Hà Giang, Uông Bí
Câu 25: Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Dầu lửa
B. Khí đốt
C. Than đá
D. Than gỗ.
Câu 26: Than đá trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác không nhằm mục đích:
A. Làm nhiên liệu nhiệt điện
B. Xuất khẩu
C. Tiêu dùng trong nước
D. Làm đồ trang sức
Câu 27: Những thế mạnh kinh tế quan trọng hàng đầu của Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm và phát triển ngành thủy sản
B. trồng cây lương thực, cây ăn quả và khai thác lâm sản
C. giao thông vận tải biển và nuôi trồng thủy sản
D. khai thác khoáng sản và phát triển thủy điện
Câu 28: Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên dòng sông:
A. Đà
B. Lô
C. Gâm
D. Chảy
Câu 29: Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở chỗ có cả:
A. cây lương thực, cây ăn quả, và cây thực phẩm.
B. cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu.
C. cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cả cây ôn đới.
D. cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp.
Câu 30: Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Đền Hùng
B. Tam Đảo
C. Sa Pa
D. Vịnh Hạ Long
ĐÁP ÁN
1-B | 2-A | 3-B | 4-C | 5-D | 6-A | 7-B | 8-A | 9-B | 10-C |
11-B | 12-A | 13-C | 14-C | 15-A | 16-D | 17-B | 18-C | 19-C | 20-B |
21-C | 22-C | 23-B | 24-C | 25-C | 26-D | 27-D | 28-A | 29-C | 30-D |
2. VÙNG TRUNG BỘ
Câu 1: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 7 B. 8
C. 9 D. 10
Câu 2: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc:
A. Tỉnh quảng Nam và Quảng Ngãi.
B. Tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên.
C. TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
D. Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận.
Câu 3: Vịnh biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
A. Vân Phong, Nha Trang.
B. Hạ Long, Diễn Châu.
C. Cam Ranh, Dung Quất.
D. Quy Nhơn, Xuân Đài.
Câu 4: Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Sắt, đá vôi, cao lanh.
B. Than nâu, mangan, thiếc.
C. Đồng, Apatít, vàng.
D. Cát thủy tinh, ti tan, vàng.
Câu 5: Đảo, quần đảo nào không trực thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Hoàng Sa
B. Trường Sa
C. Phú Qúy
D. Phú Quốc
Câu 6: Sự khác nhau không phải cơ bản giữa phía Tây và phía Đông của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Địa hình
B. Khí hậu
C. Dân tộc, ngành nghề
D. Kinh tế.
Câu 7: Các di sản văn hóa của thế giới trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế
B. vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng
C. Ca trù, quan họ Bắc Ninh
D. Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn
Câu 8: Hoạt động kinh tế ở khu vực đồng bằng ven biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu là:
A. chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp hằng năm và lâu năm
B. nuôi bò, nghề rừng, trồng cà phê.
C. công nghiệp, thương mại, thủy sản
D. trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thông.
Câu 9: Hoạt động kinh tế ở khu vực đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không có ngành:
A. chăn nuôi gia súc lớn
B. nuôi bò, nghề rừng
C. công nghiệp, thương mại
D. trồng cây công nghiệp
Câu 10: Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999
Tiêu chí về dân cư, xã hội ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thấp hơn mức trung bình cả nước là:
A. Tuổi thọ trung bình
B. Tỉ lệ hộ nghèo
C. Tỉ lệ người lớn biết chữ
D. Tỉ lệ dân số thành thị
Câu 11: Tỉnh nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia:
A. Gia Lai
B. Đắk Lắk
C. Kon Tum
D. Lâm Đồng
Câu 12: Địa hình của Tây Nguyên có đặc điểm:
A. Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.
B. Địa hình cao nguyên xếp tầng.
C. Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng
D. Địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu.
Câu 13: Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là:
A. Hay có những hiện tượng thời tiết thất thường.
B. Nắng lắm, mưa nhiều làm cho đất bị rửa trôi.
C. Mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ lụt.
D. Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng.
Câu 14: Về mật độ dân số, Tây Nguyên hiện là vùng:
A. Có mật độ thấp chỉ sau Đồng bằng sông Hồng.
B. Dân cư đông đúc do nhập cư từ các vùng khác.
C. Có mật độ dân số thấp nhất cả nước.
D. Có mật độ trung bình so với các vùng khác.
Câu 15: Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên là:
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
B. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản, thủy điện.
C. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm.
D. Tăng cường khai thác và chế biến lâm sản.
Câu 16: Điểm đặc biệt nhất về vị trí địa lý của Tây Nguyên là:
A. Giáp 2 quốc gia.
B. Giáp 2 vùng kinh tế.
C. Không giáp biển.
D. Giáp Đông Nam Bộ.
Câu 17: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên là:
A. Ba dan
B. Mùn núi cao
C. Phù sa
D. Phù sa cổ.
Câu 18: Cho bảng số liệu sau:
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở TÂY NGUYÊN VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999
Những tiêu chí phát triển nào của Tây Nguyên thấp hơn bình quân chung cả nước?
A. Gia tăng dân số.
B. Thu nhập bình quân đầu người
C. Tỉ lệ dân thành thị.
D. Tuổi thọ trung bình.
Câu 19: Loại khoáng sản giàu trữ lượng nhất ở Tây Nguyên là:
A. Bô xit
B. Vàng
C. Kẽm
D. Than đá.
Câu 20: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên hiện nay là:
A. Khô hạn kéo dài.
B. Đất đai thoái hoá.
C. Khí hậu phân hóa.
D. Đất badan màu mỡ.
Câu 21: Bắc Trung Bộ không giáp với vùng:
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Trung du miền núi Băc Bộ
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Tây Nguyên
Câu 22: Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân vùng Băc Trung Bộ là:
A. Cơ sở hạ tầng thấp kém.
B. Mật độ dân cư thấp.
C. Thiên tai thường xuyên xảy ra.
D. Tài nguyên khoáng sản hạn chế.
Câu 23: Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm là:
A. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.
B. phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.
C. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.
D. nguồn lao động dồi dào tập trung ở các thành phố, thị xã.
Câu 24: Phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ giáp với dãy núi nào?
A. Dãy Bạch Mã.
B. Dãy Trường Sơn Bắc.
C. Dãy Tam Điệp.
D. Dãy Hoành Sơn.
Câu 25: Đây không phải khác biệt cơ bản giữa hai miền Đông và Tây của vùng Bắc Trung Bộ là:
A. Địa hình
B. Dân tộc
C. Hoạt động kinh tế
D. Sinh vật
Câu 26: Loại khoáng sản lớn nhất của vùng Bắc Trung Bộ là:
A. Than đá
B. Dầu khí
C. Đá vôi
D. Đất sét.
Câu 27: Điều kiện tốt nhất để vùng Bắc Trung Bộ phát triển dịch vụ là:
A. Địa hình
B. Khí hậu
C. Hình dáng
D. Vị trí địa lý.
Câu 28: Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực đồi núi phía tây vùng Bắc Trung Bộ là:
A. nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, nuôi trâu bò đàn.
B. nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm.
C. trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt thủy sản.
D. sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Câu 29: Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ được UNESCO công nhận là:
A. Phong Nha – Kẻ Bàng
B. Di tích Mĩ Sơn
C. Phố cổ Hội An
D. Cố đô Huế
Câu 30: Ờ vùng ven biển Bắc Trung Bộ có những hoạt động kinh tế chủ yếu nào sau đây:
A. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
B. Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).
C. Trồng cây hàng năm, sản xuất công nghiệp.
D. Trồng rừng, canh tác nương rẫy.
ĐÁP ÁN
1-B | 2-C | 3-B | 4-D | 5-C | 6-D | 7-D | 8-C | 9-C | 10-A |
11-C | 12-B | 13-D | 14-C | 15-A | 16-C | 17-A | 18-D | 19-A | 20-D |
21-D | 22-C | 23-B | 24-C | 25-D | 26-C | 27-D | 28-A | 29-D | 30-C |
3. VÙNG NAM BỘ
Câu 1: Đông Nam Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 5 B. 6
C. 7 D. 8
Câu 2: Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển ở Đông Nam Bộ:
A. Bình Dương, Bình Phước.
B. TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
C. Tây Ninh, Đồng Nai.
D. Đồng Nai, Bình Dương.
Câu 3: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:
A. Đát xám và đất phù sa
B. Đất badan và đất feralit
C. Đất phù sa và đất feralit
D. Đất badan và đất xám
Câu 4: Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là:
A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển.
B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường.
C. Ít khoáng sản, rừng và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ:
A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao.
B. Thị trường tiêu nhỏ do đời sống nhân dân ở mức cao.
C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Câu 6: Cho bảng số liệu sau:
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999
Tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Nam Bộ đã vượt quá mức:
A. 50 % B. 40 %
C. 30 % D. 10 %
Câu 7: Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là:
A. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo.
B. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Thánh địa Mỹ Sơn.
C. Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An.
D. Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An, Bến Cảng Nhà Rồng.
Câu 8: Cho bảng số liệu:
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999
Chỉ số phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ thấp hơn trung bình cả nước là:
A. Tỉ lệ người lớn biết chữ
B. Tỉ lệ dân số thành thị
C. Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị
D. Tuổi thọ trung bình
Câu 9: Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là:
A. Than
B. Dầu khí
C. Boxit
D. Đồng
Câu 10: Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là:
A. Biên Hòa
B. Thủ Dầu Một
C. TP. Hồ Chí Minh
D. Bà Rịa – Vũng Tàu
Câu 11: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%)
Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
A. Nông, lâm, ngư nghiệp
B. Dich vụ
C. Công nghiệp xây dựng
D. Khai thác dầu khí
Câu 12: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là:
A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ.
B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.
C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí.
D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
Câu 13: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là:
A. Điều
B. Cà phê
C. Cao su
D. Hồ tiêu
Câu 14: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là:
A. Thủy lợi
B. Phân bón
C. Bảo vệ rừng đầu nguồn
D. Phòng chống sâu bệnh
Câu 15: Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm:
A. 30 % B. 45 %
C. 90 % D. 100 %
Câu 16: Năm 2002, GDP 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đạt 289 500 tỉ đồng, chiếm bao nhiêu % GDP của cả nước? (biết rằng năm 2002, GDP của cả nước là 534 375 tỉ đồng).
A. 54,17%.
B. 184,58%.
C. 541,7%.
D. 5,41%.
Câu 17: Vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là:
A. Nghèo tài nguyên
B. Dân đông
C. Thu nhập thấp
D. Ô nhiễm môi trường
Câu1 8: Cây cao su được trồng nhiều nhất ở những tỉnh:
A. Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
B. Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương.
C. Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
D. Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Câu 9: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%)
Trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là:
A. Nông – lâm – ngư nghiệp.
B. Công nghiệp, xây dựng.
C. Dịch vụ.
D. Không có ngành nào.
Câu 20: Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở:
A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
C. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
D. Biên Hòa, Vũng Tàu, Bình Dương.
Câu 21: Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng:
A. 20 000km2
B. 30 000km2
C. 40 000km2
D. 50 000km2
Câu 12: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Đất phèn
B. Đất mặn
C. Đất phù sa ngọt
D. Đất cát ven biển
Câu 23: Vào màu khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Xâm nhập mặn
B. Cháy rừng
C. Triều cường
D. Thiếu nước ngọt
Câu 24: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Xây dựng hệ thống đê điều.
B. Chủ động chung sống với lũ.
C. Tăng cường công tác dự báo lũ.
D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.
Câu 25: Các dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Tày, Nùng, Thái.
B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na.
C. Khơ me, Chăm, Hoa.
D. Giáy, Dao, Mông.
Câu 26: Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?
A. Đồng Nai.
B. Mê Công.
C. Thái Bình.
D. Sông Hồng.
Câu 27: Đặc điểm nổi bật về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là:
A. Toàn bộ diện tích là đồng bằng.
B. Hai mặt giáp biển.
C. Nằm ở cực Nam tổ quốc.
D. Rộng lớn nhất cả nước.
Câu 28: Điều kiện không phải để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long là:
A. Đất, rừng.
B. Khí hậu, nước.
C. Biển và hải đảo.
D. Tài nguyên khoáng sản.
Câu 9: Chỉ số phát triển nào Đồng bằng Sông Cửu Long cao hơn bình quân chung cả nước?
A. Tỉ lệ hộ nghèo
B. Tuổi thọ trung bình
C. Tỉ lệ người lớn biết chữ
D. Tỉ lệ dân số thành thị
Câu 30: Cho bảng số liệu
MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 1999
Chỉ số phát triển nào Đồng bằng Sông Cửu Long thấp hơn bình quân chung cả nước?
A. Mật độ dân số
B. Tỷ lệ hộ nghèo
C. Thu nhập bình quân
D. Tuổi thọ trung bình
ĐÁP ÁN
1-B | 2-B | 3-D | 4-C | 5-B | 6-A | 7-A | 8-C | 9-B | 10-C |
11-C | 12-D | 13-C | 14-A | 15-D | 16-A | 17-D | 18-C | 19-A | 20-B |
21-C | 22-A | 23-D | 24-B | 25-C | 26-B | 27-C | 28-D | 29-B | 30-A |
4. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
Câu 2: Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 3: Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
Câu 4: Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?
Câu 5: Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?
Câu 6: Tại sao tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu hoạt động nhộn nhịp quanh năm?
Câu 7: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
...
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:
- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).
+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở Thái Nguyên, Na Dương.
+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…
⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà: nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).
Câu 2: Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.
- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…
- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.
- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.
Câu 3:
a) Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:
- Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia .
- Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng (lúa gạo), mạng lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (phụ phẩm từ lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…).
b) Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:
* Thuận lợi:
- Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng lớn, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.
- Điều kiện khí hậuvà nguồn nước thuận lợi cho việc phát triển thâm canh tăng vụ.
- Nguồn lao động đông, có trình độ thâm canh cao nhất cả nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.
- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)
- Thị trường rộng lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển.
* Khó khăn:
- Vùng đất trong đê không được bồi tụ thường xuyên, bị thoái hóa.
- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người).
- Diện tích đất canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, suy thoái.
- Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).
- Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, ..).
Câu 4:
- Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng: gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: nhiều bãi biển, hang động vườn quốc gia đẹp và nổi tiếng
Bãi biển: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Hà Tĩnh), Nhật Lệ ( Quảng Bình), Lăng Cô (Huế).
Thắng cảnh, hang động: Phong Nha – Kẻ Bảng, động Thiên Đường, hang Sơn Đoòng (Quảng Bình).
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm các di tích văn hóa -lịch sử, chùa, lễ hội: Ngã ba Đồng Lộc, Cố đô Huế, chùa Thiên Mụ, quê Bác Hồ, mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp, lễ hội Hoa Sen (Nghệ An), ẩm thực Huế, nhã nhạc cung đình Huế….
- Khí hậu: thuận lợi, không quá khắc nghiệt, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm.
- Nhiều trung tâm thương mại lớn, các khu vui chơi, mua sắm được xây dựng là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch.
- Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông đô thị phát triển: tuyến đường sắt (Bắc – Nam), các tuyến quốc lộ quan trọng (QL 1A, 7,8,9), sân bay: Vinh, Phú Bài…
- Vị trí trung chuyển của lãnh thổ Việt Nam, hoạt động du lịch diễn ra dễ dàng hơn, thu hút khách du lịch từ phía Bắc và phía Nam lãnh thổ cũng như nước ngoài.
Câu 5: Nói Tây Nguyên có thế mạnh phát triển du lịch vì:
- Tây Nguyên có tài nguyên du lịch khá phong phú: gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: có nhiều thắng cảnh (hồ Xuân Hương, hồ Lăk, thác Yaly, thác Pren ...), các vườn quốc gia (Yok Đôn, Chư Mom Rây, Chư Yang Sin), các khu vực có khí hậu tốt (Đà Lạt, Ngọc Linh..).
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích lịch sử (nhà tù Plây Ku, Buôn Ma Thuột), các lễ hội, văn hóa dân gian (lễ hội đâm trâu, văn hóa cồng chiêng), sản phẩm thủ công của các dân tộc
⟹ Thuận lợi phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
- Vị trí địa lí của Tây Nguyên thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công.
- Cơ sở hạ tầng của các thành phố, cũng là các trung tâm du lịch của vùng (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Plây Ku) ngày càng hoàn thiện.
- Hiện nay đã có nhiều tuyến quốc lộ nối các thành phố, khu du lịch Tây Nguyên tới các vùng phát triển ở Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ (quốc lộ 19,26, 20, đường Hồ Chí Minh); các sân bay (như Buôn Ma Thuật, Plây Ku, Đà Lạt) góp phần rất lớn thúc đẩy hoạt động du lịch của vùng.
Câu 6:Tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu hoạt động nhộn nhịp quanh năm do:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân (hơn 7 triệu dân), mức sống tương đối cao, số người làm dịch vụ và công nghiệp đông, nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái lớn.
+ Từ Thành phố Hồ Chí Minh đi đến các trung tâm du lịch trên bằng đường bộ (quốc lộ 1, 51, 20), đường biển (đến Vũng Tàu, Nha Trang), đường không (đến Nha Trang, Đà Lạt), đường sắt (đến Nha Trang) rất thuận lợi.
Cả 4 địa điểm có vị trí thuận lợi để có thể phát triển du lịch theo tuyến.
+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn, dịch vụ du lịch được tổ chức tốt, có nhiều công ty du lịch lớn.
+ Nha Trang, Đà Lạt và Vũng Tàu là các điểm du lịch nổi tiếng, thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.
Câu 7: Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.
- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.
- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.
- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
...
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Sự phân hóa lãnh thổ Việt Nam môn Địa Lí 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.