BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ MÔN ĐỊA LÝ 9
PHẦN DÂN CƯ VÀ KINH TẾ VIỆT NAM
1. ĐỊA LÝ DÂN CƯ
Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả:
A. 52 dân tộc
B. 53 dân tộc
C. 54 dân tộc
D. 55 dân tộc
Câu 2: Dân tộc kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số:
A. 85% B. 86%
C. 87% D. 88%
Câu 3: Các dân tộc ít người có số dân trên một triệu người ở nước ta, gồm:
A. Tày, Thái, Mường, Khơ-me.
B. Ê-đê, Ba -na, Gia- rai, Bru Vân Kiều.
C. Chăm, Hoa, Nùng, Mông.
D. Dao, Cơ-ho, Sán Dìu, Hrê.
Câu 4: Sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do:
A. Điều kiện tự nhiên.
B. Tập quán sinh hoạt và sản xuất.
C. Nguồn gốc phát sinh.
D. Chính sách của nhà nước.
Câu 5: Các dân tộc ít ngưới chủ yếu sống tập trung ở:
A. Đồng bằng
B. Miền núi
C. Trung du
D. Duyên Hải
Câu 6: Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu:
A. Đồng bằng, duyên hải
B. Miền Núi
C. Hải đảo
D. Nước Ngoài
Câu 7: Trung du niền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:
A. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông.
B. Tây, Nùng, Ê –Đê, Ba –Na.
C. Tày, Mừng, Gia-rai, Mơ nông.
D. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.
Câu 8: Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc:
A. Chăm, Khơ-me.
B. Vân Kiều, Thái.
C. Ê –đê, mường.
D. Ba-na, cơ –ho.
Câu 9: Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của:
A. Dân tộc Tày; Nùng.
B. Dân tộc Thái, Mường.
C. Dân tộc Mông.
D. Dân tộc Ê-đê, Gia rai.
Câu 10: Trên các vùng núi cao ở Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc:
A. Mông
B. Dao
C. Thái
D. Mường
Câu 11: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh:
A. Tương đối thấp
B. Trung bình
C. Cao
D. Rất cao
Câu 12: Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm:
A. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm
B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.
C. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.
D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.
Câu 13: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta chấm dứt trong khỏang thời gian nào?
A. Những năm cuối thế kỉ XIX.
B. Những năm cuối thế kỉ XX.
C. Những năm đầu thế kỉ XIX.
D. Những năm đầu thế kỉ XX.
Câu 14: Dân số thành thị tăng nhanh, không phải vì:
A. Gia tăng tự nhiên cao
B. Do di dân vào thành thị
C. Do tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ
D. Nhiều đô thị mới hình thành
Câu 15: Nước ta có cơ cấu dân số:
A. Cơ cấu dân số trẻ.
B. Cơ cấu dân số già.
C. Cơ cấu dân số ổn định.
D. Cơ cấu dân số phát triển.
Câu 16: Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào?
A. Xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí.
B. Văn hóa, y tế, giáo dục và giải quyết việc làm trong tương lai.
C. Giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh.
D. Các vấn đề trật tự an ninh và các vấn đề văn hóa, giáo dục.
Câu 17: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với:
A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.
B. Môi Trường, chất lượng cuộc sống.
C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.
D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.
Câu 18: Để giảm bớt tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số biện pháp phải thực hiện chủ yếu là:
A. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
B. Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề dân số.
C. Phân bố lại dân cư giữa các vùng.
D. Nâng cao chất lương cuộc sống.
Câu 19: Cho bảng số liệu sau:
Tỉ lệ dân số phụ thuộc của năm 1999 và 2009 lần lượt là:
A. 91,9 và 91,0
B. 66,5 và 75
C. 41,6 và 34
D. 34 và 41,6
Câu 20: Cho bảng số liệu sau:
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng:
A. Ngày càng giảm, đang ở mức thấp.
B. Ngày càng giảm, đang ở mức cao.
C. Ngày càng tăng, đang ở mức thấp.
D. Ngày càng tăng, đang ở mức cao.
Câu 21: Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số:
A. Thấp
B. Trung bình
C. Cao
D. Rất cao
Câu 22: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, sống thưa thớt ở:
A. Ven biển
B. Miền núi
C. Đồng bằng
D. Đô thị
Câu 23: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng nào?
A. Hải đảo
B. Miền núi
C. Trung du
D. Đồng bằng
Câu 24: Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ:
A. Rất thấp
B. Thấp
C. Trung bình
D. Cao
Câu 25: Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô:
A. Vừa và nhỏ
B. Vừa
C. Lớn
D. Rất Lớn
Câu 26: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng:
A. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị tăng.
B. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị giảm.
C. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị giảm.
D. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị tăng.
Câu 27: Nguyên nhân của đô thị hóa ở nước ta là do:
A. Di dân tự do từ nông thôn lên thành phố.
B. Tác dộng của thiên tai, bão lũ, triều cường.
C. Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
D. Nước ta là nước chủ yếu trồng lúa nước.
Câu 28: Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành:
A. Công nghiệp, nông nghiệp.
B. Công nghiệp, dịch vụ.
C. Nông nghiệp, dịch vụ.
D. Tất cả các ngành đều phát triển.
Câu 29: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích:15000km2, dân số: 20,7 triệu người (Năm 2016). Vậy, mật độ dân số của vùng là:
A. 13 người/km2
B. 138 người/km2
C. 1380 người/km2
D. 13800 người/km2
Câu 30: Cho bảng số liệu:
Mật độ dân số của nước ta năm 1989 và 2016 lần lượt là:
A. 1900 người/km2 và 2800 người/km2
B. 1950 người/km2 và 280 người/km2
C. 195 người/km2 và 2800 người/km2
D. 195 người/km2 và 280 người/km2
...
ĐÁP ÁN
1-C | 2-B | 3-C | 4-B | 5-B | 6-A | 7-A | 8-A | 9-B | 10-A |
11-A | 12-D | 13-D | 14-A | 15-A | 16-B | 17-D | 18-A | 19-D | 20-B |
21-C | 22-B | 23-D | 24-B | 25-A | 26-A | 27-A | 28-B | 29-C | 30-D |
31-A | 32-D | 33-C | 34-A | 35-A | 36-D | 37-A | 38-A |
|
|
2. ĐỊA LÝ KINH TẾ
Câu 1: Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm:
A. 1975 B. 1981
C. 1986 D. 1996
Câu 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở:
A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.
Câu 3: Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện:
A. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
Câu 4: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là:
A. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
C. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải và Đông Nam Bộ.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.
C. Kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển.
D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:
A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể.
B. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
D. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Câu 7: Ý nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới:
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
B. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.
C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực.
D. Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.
Câu 8: Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng ?
A. Tăng tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và khu vực dịch vụ.
C. Tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp.
D. Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
Câu 9: Ý nào sau đây không phải là thách thức của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới:
A. Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo.
B. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
D. Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
Câu 10: Cho biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2002
Nhận định nào sau đây đúng:
A. Giảm tỉ trọng khu vực nghiệp khu vực công nghiệp - xây dựng. Tăng tỉ trọng nông lâm ngư. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
B. Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
C. Giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
D. Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp. Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ. Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
Câu 11: Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là:
A. Đất đai
B. Khí hậu
C. Nước
D. Sinh vật
Câu 12: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ:
A. Có nhiều diện tích đất phù sa.
B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Có mạng lưới sông ngòi, ao, hồ dày đặc.
D. Có nguồn sinh vật phong phú.
Câu 13: Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là:
A. Các vùng trung du và miền núi.
B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Các đồng bằng ở duyên hải Miền Trung.
Câu 14: Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là:
A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.
B. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ.
C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông.
Câu 15: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì:
A. Nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ.
B. Nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm.
C. Nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa.
D. Tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất.
Câu 16: Nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì:
A. Tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit.
B. Nước ta có thể trồng được các loại cây nhiệt đới đến cây cận nhiệt và ôn đới.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.
D. Lượng mưa phân bố không đều trong năm.
Câu 17: Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì:
A. Cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt động của nông nghiệp.
B. Sinh vật là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của nông nghiệp.
C. Đây là nguồn cung cấp hữu cơ để tăng độ phì cho đất.
D. Thực vật là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ chăn nuôi.
Câu 18: Thuận lợi của khí hậu mang tính nhiệt đới ẩm nước ta là:
A. Lượng mưa phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
B. Tạo ra sự phân hóa đa dạng giữa các vùng miền của đất nước.
C. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào làm cho sâu, dịch bệnh phát triển.
D. Tình trạng khô hạn thường xuyên diễn ra vào các mùa khô nóng.
Câu 19: Mở rộng thị trường có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp:
A. Thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
B. Thu hẹp sản xuất, chuyên môn hóa sản phẩm nông nghiệp
C. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
D. Khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất nông nghiệp.
Câu 20: Hiện nay nhà nước đang khuyến khích:
A. Khai hoang chuyển đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp.
B. Phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.
C. Đưa nông dân vào làm ăn trong các hợp tác xã nông nghiệp.
D. Tăng cường độc canh cây lúa nước để đẩy mạnh xuất khẩu gạo.
Câu 21: Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng:
A. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.
B. Tăng tỉ trọng cây cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.
C. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm.
D. Tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu.
Câu 22: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta:
A. Cây lương thực
B. Cây hoa màu
C. Cây công nghiệp
D. Cây ăn quả và rau đậu
Câu 23: Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng:
A. Độc canh cây hoa màu sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
B. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
C. Độc canh cây công nghiệp sang đa dạng cơ cấu cây lương thực và cây trồng.
D. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
Câu 24: Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở:
A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu long.
B. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
Câu 25: Do trồng nhiều giống lúa mới nên:
A. Lúa được trồng rộng rãi trên khắp cả nước.
B. Cơ cấu mùa vụ đã thay đổi nhiều.
C. Đã hình thành được hai vùng trọng điểm lúa.
D. Cơ cấu ngành tròng trọt ngày càng đa dạng.
Câu 26: Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp:
A. Diện tích đất trồng bị thu hẹp.
B. Công nghiệp chế biến trở thành ngành trọng điểm.
C. Đã đảm bảo được lương thực thực phẩm.
D. Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp.
Câu 27: Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu ở:
A. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu long.
B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.
C. Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
Câu 28: Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là:
A. Nước ta đất hẹp người đông nên chăn nuôi khó phát triển.
B. Ít có nhiều đồng cỏ rộng, nguồn thức ăn còn thiếu.
C. Giống gia súc, gia cầm có chất lượng thấp.
D. Cơ sở vật chất cho chăn nuôi đã được cải thiện nhiều.
Câu 29: Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với:
A. Các đồng cỏ tươi tốt
B. Vùng trồng cây ăn quả
C. Vùng trồng cây công nghiệp
D. Vùng trồng cây lương thực
Câu 30: Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt đang giảm điều đó cho thấy:
A. Nông nghiệp đang được da dạng hóa.
B. Nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa nước.
C. Nông nghiệp không còn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế.
D. Cơ cấu bữa ăn đã thay đổi theo hướng tăng thực phẩm, giẳm lương thực.
...
ĐÁP ÁN
1-C | 2-B | 3-D | 4-A | 5-B | 6-D | 7-B | 8-D | 9-C | 10-B |
11-A | 12-B | 13-C | 14-C | 15-B | 16-C | 17-A | 18-B | 19-A | 20-B |
21-A | 22-A | 23-D | 24-A | 25-B | 26-C | 27-C | 28-B | 29-D | 30-A |
31-A | 32-A | 33-D | 34-A | 35-D | 36-D | 37-C | 38-C | 39-A | 40-D |
3. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Câu 2: Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng.
Câu 3: Tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều?
Câu 4: Tại sao Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta?
Câu 5: Trong các loại hình giao thông ở nước ta, loại hình nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây?
Câu 6: Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta?
Câu 7: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước?
Câu 8: Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương?
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:
- Ngành nông, ngư nghiệp cung cấp các sản phẩm là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm như:
+ Sản phẩm ngành trồng trọt: lúa, nông sản như cà phê, chè, hồ tiêu, bông…để phát triển công nghiệp xay xát, chế biến đồ khô...
+ Sản phẩm ngành chăn nuôi: sản phẩm từ thịt, trứng, sữa..là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đồ hộp, chế biến sữa...
+ Sản phẩm ngành thủy sản: tôm, cá, mực… là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đông lạnh, đóng hộp,...
- Việc phát triển các vùng chuyên canh trong nông, lâm, ngư nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển ổn định và có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm.
Câu 2: - Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có: các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
- Công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực, với 3 nhóm ngành, 29 ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp khai thác.
+ Công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện khí đốt, nước.
- Cả nước đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm: là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo nguồn hàng xuất khẩu, sự phát triển của các ngành này có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, điện tử, khai thác nhiên liệu, vật liệu xây dựng, hóa chất, dệt may, điện).
Câu 3:Sự phân bố của các hoạt động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư, dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi, thành thị - nông thôn, vì vậy:
- Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi hoạt động dịch vụ phát triển.
- Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế chưa phát triển, tự cung tự túc nên các hoạt động dịch vụ nghèo nàn.
Câu 4: Hà Nội và Thành phố Hồ Chú Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta vì:
- Dân cư tập trung đông đúc (quy mô dân số trên 1 triệu nguời), nhu cầu về dịch vụ là rất lớn.
- Các ngành kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là công nghiệp, nhu cầu trao đổi hàng hóa, truyền tải thông tin, quảng cáo…lớn.
- Đời sống dân cư đô thị ngày một nâng cao, nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, du lịch, học tập, chăm sóc sức khỏe…ngày càng lớn, đặc biệt là những dịch vụ cao cấp, thương gia.
- Đây là hai trung tâm kinh tế chính trị văn hóa lớn của cả nước nên cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại, đồng bộ.
- Hà Nội có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
- Cả hai thành phố đều thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh.
Câu 5: Loại hình vận tải đường ống mới xuất hiện trong thời gian gần đây, gắn liền với sự phát triển của ngành dầu khí.
Câu 6: * Phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta:
- Đảm bảo thông tin liên lạc nhanh chóng, kịp thời phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
- Là phương tiện phục vụ cho việc học tập, vui chơi, giải trí đồng thời cũng tạo điều kiện để người dân có thể tiếp thu được các tiến bộ khoa học kĩ thuật, văn hóa, xã hội góp phần nâng cao trình độ nhận thức.
- Góp phần nhanh chóng đưa nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Câu 7: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất của nước ta do có nhiều ưu thế:
- Vị trí địa lí: đặc biệt thuận lợi, nằm trong hai vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.
- Dân cư- lao động:
+ Là hai thành phố tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước, vì vậy nhu cầu về dịch vụ là rất lớn.
+ Đời sống dân cư đô thị ngày một nâng cao, nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, du lịch, học tập, chăm sóc sức khỏe…ngày càng lớn, đặc biệt là những dịch vụ cao cấp, thương gia.
- Sự phát triển các ngành kinh tế: là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, đặc biệt là công nghiệp, nhu cầu trao đổi hàng hóa, truyền tải thông tin, quảng cáo…lớn.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại, khá đồng bộ.
- Hà Nội có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
- Có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, các công trình quan trọng để phát triển du lịch.
- Cả hai thành phố đều thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh.
Câu 8: Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì:
- Thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các quốc gia như Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây- li-a.
- Đây hầu hết là các quốc gia thuộc khu vực châu Á (đặc biệt khu vực Đông Nam Á), có nhiều nét tương đồng với nước ta trong văn hóa phương Đông như: ăn uống, trang phục, làm đẹp…nên các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đáp ứng được thị hiếu của khu vực này.
- Các thị trưởng này có vị trí địa lí gần, dân cư đông, tốc độ phát triển nhanh.
- Ngược lại các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ là những thị trường khó tính, nét văn hóa khác biệt với Việt Nam.
...
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần Dân cư và Kinh tế Việt Nam môn Địa Lí 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.