Bộ câu hỏi ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 9

A. PHẦN LÝ THUYẾT:

I. PHẦN VĂN BẢN:

1.VĂN BẢN BÀN VỀ ĐỌC SÁCH CỦA TÁC GIẢ CHU QUANG TIỀM

Câu 1: Văn bản Bàn về đọc sách đã sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

   A. Tự sự

   B. Miêu tả

   C. Nghị luận

   D. Biểu cảm

Câu 2: Văn bản trên không đề cập tới nội dung gì?

   A. Ý nghĩa của việc đọc sách

   B. Các loại sách cần đọc

   C. Phương pháp đọc sách có hiệu quả

 Câu 3: Những khó khăn, nguy hại thường gặp khi đọc sách?

   A. Sách thì hay nhưng sách nhiều

   B. Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu

   C. Không dễ tìm sách hay để đọc

   D. Sách nhiều nhưng vẫn là một thứ hàng hóa đắt so với điều kiện của nhiều người

Câu 4: Câu văn nào thể hiện rõ nội dung: khuyên người đọc sách phải chọn cho tinh?

   A. Đọc ít mà đọc kĩ, sẽ tập tành được nếp suy nghĩ sâu xa

   B. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng thời gian đem sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị

   C. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng lấy 10 quyển mà đọc 10 lần

   D. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít không phải là xấu hổ

Câu 5: Câu văn nào khuyên người đọc sách phải đọc cho kĩ?

   A. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy điều làm quý

   B. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ.

   C. Nếu đọc được 10 quyển mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần

Câu 6: Ý nghĩ nào sau đây không phải là kết quả của việc đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu xa?

   A. Chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý

   B. Sẽ tập tành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất

   C. Như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về

   D. Với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém

Câu 7: Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả đối với người đọc sách?

   A. Nên lựa chọn sách mà đọc

   B. Đọc sách phải kĩ

   C. Cần có phương pháp

   D. Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của

2. VĂN BẢN TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN ĐÌNH THI

Câu 1: Ý nào nói không đúng về tác giả Nguyễn Đình Thi?

   A. Sinh năm 1924 và mất năm 2003

   B. Từng là tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam về văn học nghệ thuật

   C. Từng là đạo diễn điện ảnh nổi tiếng

   D. Được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

 Câu 2: Văn bản Tiếng nói của văn nghệ đã sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

   A. Tự sự

   B. Miêu tả

   C. Nghị luận

   D. Biểu cảm

Câu 3:  Văn bản Tiếng nói của văn nghệ được viết năm nào? In trong tác phẩm nào?

   A. Năm 1947, trong cuốn " Mấy vấn đề văn học"

   B. Năm 1948, trong cuốn " Mấy vấn đề văn học" ( Xuất bản năm 1956)

  C. Năm 1956, trong cuốn " Tiếng nói của văn nghệ "

    D. Năm 1956, trong cuốn " Mấy vấn đề văn học"

Câu 4: Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản Tiếng nói của văn nghệ?

   A. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người

   B. Văn bản nêu vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội

   C. Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể hiện rất độc đáo của văn nghệ

   D. Văn bản phân tích nội dung phản ánh, thể hiện cũng như sự khẳng định cách nói độc đáo và sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người.

Câu 5: Ý nào sau đây nói về “con đường” độc đáo của văn nghệ đến với người đọc?

   A. Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, tác phẩm văn học chứa đựng tình yêu ghét, vui buồn của con người ở trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày

   B. Nghệ thuật nói nhiều đến tư tưởng, những tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu vào cảm xúc, nỗi niềm

   C. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy

   D. Lời gửi của văn nghệ không chỉ là những bài học đạo đức luân lí mà cả những say sưa, vui buồn, mơ mộng, yêu ghét của người nghệ sĩ

3. VĂN BẢN CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI CỦA TÁC GIẢ VŨ KHOAN

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là gì?

   A. Tự sự

   B. Miêu tả

   C. Nghị luận

   D. Biểu cảm

Câu 2:  Nêu xuất xứ của Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới?

    A. Đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001.

    B. Đăng trên tạp chí Tia sáng.

    C.  In trong tập" Một góc nhìn của trí thức"

    D. Đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức, tập 1

Câu 3: Ý nào sau đây nói đúng mục đích chính mà bài viết muốn gửi tới người đọc?

   A. Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị về con người

   B. Những mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam

   C. Bối cảnh thế giới hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho đất nước

   D. Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu cảu con người Việt Nam để rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải mặt mạnh của người Việt Nam?

   A. Thông minh, nhạy bén với cái mới

   B. Cần cù, sáng tạo trong công việc

   C. Có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau

   D. Tỉ mỉ, cẩn trọng và có tinh thần kỉ luật cao trong công việc

Câu 5: Dòng nào sau đây không phải là nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho đất nước được nêu trong văn bản trên?

   A. Thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp

   B. Phát triển các dịch vụ thương mại

   C. Đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa

   D. Tiếp cận với nền kinh tế tri thức

Câu 6: Nghệ thuật đặc sắc của văn bản?

   A. Đối chiếu, so sánh.

   B. Sử dụng nhiều  tục ngữ, thành ngữ

   C. Dẫn chứng tiêu biểu, chính xác.

   D. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục  bằng cách đối chiếu , so sánh; đưa ra những dẫn chứng chính xác, tiêu biểu và đặc biệt là việc sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ tự nhiên, ý vị.

II. PHẦN TIẾNG VIỆT:

Câu 1: Ý nào sau đây nêu không đúng về khởi ngữ?

   A. Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ

   B. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu

   C. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ

   D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu

Câu 2: Câu nào dưới đây không có khởi ngữ?

   A. Tôi thì tôi xin chịu

   B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi

   C. Nam Bắc hai miền ta có nhau

   D. Cá này rán thì ngon

Câu 3: Câu nào sau đây có khởi ngữ?

   A. Về trí thông minh thì nó là nhất

   B. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả

   C. Nó là đứa thông minh

   D. Người thông minh nhất là lớp nó.

Câu 4: Tác dụng của thành phần tình thái?

   A. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu

   B. Thành phần tình thái không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu là thành phần biệt lập

   C. Bộc lộ quan điểm, thái độ đánh giá sự vật, hiện tượng của con người

   D.Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói.

Câu 5: Thành phần cảm thán được sử dụng làm gì?

   A. Bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)

   B. Bộc lộ suy nghĩ thầm lặng của con người

   C. Bộc lộ quan điểm, thái độ đánh giá sự vật, hiện tượng của con người

   D. Dùng để tạo lập và duy trì cuộc hội thoại

 Câu 6: Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?

   A. Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài.

   B. Trời ơi, chỉ còn năm phút !

   C. Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

   D. Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế.

Câu 7: Câu văn “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” (Nguyễn Đình Thi) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?

   A. Giận dữ

   B. Buồn chán

   C. Thất vọng

   D. Đau xót

Câu 5: Trong những từ dưới đây, từ ngữ có độ tân cậy cao nhất?

   A. Chắc là

   B. Có vẻ như

   C. Chắn hẳn

   D. Chắc chắn

Câu 8: Thành phần biệt lập của câu là gì?

   A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu

   B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu

   C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu

   D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu

Câu 9: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?

   A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá

   B. Ồ, ngày mai là chủ nhật rồi

   C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi pic-nic

   D. Kìa, trời mưa

Câu 10: Gạch chân các thành phần tình thái hoặc cảm thán trong những câu sau:

   A. Có vẻ như cơn bão đã đi qua

   B. Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con

   C. Trời ơi, bên kia đường có một cây khô đã chết.

   D.  Không thể nào việc đó lại lặp lại lần nữa.

Câu 11: Thành phần phụ chú là gì?

   A. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang, sau dấu hai chấm.

  B. Dùng để bổ sung một số nội dung nào đó cho câu rõ hơn.

  C.  Bộc lộ suy nghĩ thầm lặng của con người

  D. Dùng để thể hiện thái độ của người nói đối với sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.

Câu 12: Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?

   A. Này, hãy đến đây nhanh lên!

   B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!

   C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn

   D. Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh cũng đến.

Câu 13: Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?

"Bác tôi, người bên trái tấm hình, là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến."

   A. Quan hệ bổ sung

   B. Quan hệ điều kiện

   C. Quan hệ nguyên nhân

   D. Quan hệ mục đích

Câu 14: Từ “có lẽ” trong câu “những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất” là thành phần gì?

   A. Thành phần trạng ngữ

   B. Thành phần bổ ngữ

   C. Thành phần biệt lập tình thái

   D. Thành phần biệt lập cảm thán

Câu 15: Trong những câu sau đây không có thành phần gọi- đáp?

   A. Ngày mai anh phải đi rồi ư?

   B. Ngủ ngoan a- kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡi!

   C. Thưa cô, em xin phép đọc bài!

   D. Ngày mai là thứ năm rồi!

Câu 16: Ý nào nói không đúng về thành phần phụ chú?

   A. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

   B. Dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu

   C. Dùng để nêu thái độ của người nói

   D. Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang

Câu 17: Thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?

Cô gái nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

 Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

   A. Miêu tả về cô gái

   B. Kể về cuộc gặp bất ngờ của tác giả và cô gái

   C. Bộc lộ rõ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái

   D. Thể hiện rõ mối quan hệ giữa tác giả và cô gái

Câu 18: Trong câu “Tất cả chúng tôi- kể cả nó- đều biết hôm nay cô sẽ nghỉ ốm, chúng tôi trốn học đi chơi” thành phần phụ chú có quan hệ thế nào với từ ngữ đó?

   A. Quan hệ bổ sung

   B. Quan hệ điều kiện

   C. Quan hệ nguyên nhân

   D. Quan hệ tương phản

Câu 19: Gạch chân thành phần phụ chú trong câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với từ ngữ có liên quan:

Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất- từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Câu 20: Thành phần biệt lập đã học gồm những thành phần:
A. Tình thái, phụ chú, gọi đáp, khởi ngữ.
B.  Khởi ngữ, tình thái, gọi đáp, cảm thán.
C. Tình thái, gọi đáp, phụ chú, cảm thán.
D. Gọi đáp, phụ chú, cảm thán, khởi ngữ.
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN:

Câu 1: Kiểu văn bản chính nào không được giới thiệu trong sách Ngữ văn 9?

   A. Văn bản thuyết minh

   B. Văn bản tự sự

   C. Văn bản nghị luận

   D. Văn bản miêu tả

Câu 2: Văn bản nghị luận, việc đưa yếu tố miêu tả vào có ý nghĩa gì?

   A. Trình bày rõ diễn biến của sự việc được nêu ra

   B. Tái hiện cụ thể sự vật, hiện tượng

   C. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết

   D. Giới thiệu rõ đặc điểm, công dụng của đối tượng

Câu 3: Dòng nào sau đây nêu đúng đặc điểm của văn bản nghị luận?

   A. Trình bày, giới thiệu, giải thích… nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội

   B. Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ một vấn đề, nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về quan điểm hay tư tưởng được nêu ra

   C. Trình bày sự việc, nhân vật, diễn biến, nhằm giải thích về sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen chê

   D. Dùng chi tiết, hình ảnh, nhằm tái hiện chi tiết cụ thể để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh

Câu 4: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là gì?

   A. Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

   B. Là bàn về một vấn đề về tư tưởng đạo lý trong đời sống xã hội

   C. Là bàn luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội .

   D. Là làm sáng tỏ các vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Câu 5: Yêu cầu về mặt nội dung khi viết văn nghị luận về một hiện tượng đời sống?

   A. Bài viết phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề

   B. Phân tích được mặt đúng, sai, mặt lợi, hại của nó

   C. Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết

   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp

A

B

1. Mở bài

a. Đối chiếu, so sánh để làm nổi bật vấn đề

2. Thân bài

b. Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề

3. Kết bài

c. Khẳng định, phủ định, nêu bài học

 

d. Phân tích các mặt, đánh giá, nhận định

Câu 7: Trong các đề bài sau, đề nào không thuộc về đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?

   A. Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh vượt khó

   B. Suy nghĩ của em về con người không chịu thua số phận

   C. Suy nghĩ của em về tác phẩm Làng của Kim Lân

   D. Suy nghĩ của em về những con người sống vì cộng đồng

B. PHẦN BÀI TẬP:

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều học sinh rất ít đọc sách, thờ ơ với sách.

Câu 2: Theo em, người Việt Nam hiện nay có nhược điểm cơ bản gì cản trở tiến bộ xã hội? Hãy viết một bài văn nghị luận để trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên?

Câu 3: Viết đoạn văn giới thiệu về quê hương em. Trong đó có sử dụng thành phần cảm thán và phụ chú?

Câu 4: Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm văn học em yêu thích. Trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán?

:               Câu 5: Viết bài nghị luận về hiện tượng nói tục, chửi thề trong giới học sinh, sinh viên hiên nay.

C              Câu 6: Viết bài nghị luận về hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp của một số học sinh hiện nay.

                Câu 7: Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về đại dịch do virus Corona chủng mới gây ra trên thế giới.

 

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?