Bộ 10 đề cương ôn thi năm 2020 môn Ngữ Văn 9
Đề 1:
Phần đọc hiểu:
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
"(1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.
(2) Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.
(3) Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.
(4) Và nói đi thì phải nói lại. Ngay cả trường hợp nếu khẩu trang được chứng minh có tác dụng phòng dịch cao thì cách sử dụng và việc đánh giá tác dụng của nó cũng cần xem lại. Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang... Ngoài ra, dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang cũng chỉ bảo vệ chúng ta ở một mức độ nhất định nào đó, chứ cứ tập trung đông đúc, chen vai thích cánh, hò hét loạn xạ, thì khẩu trang, diện trang hay toàn thân trang cũng chào thua.
(Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020).
Câu 1: Xác định PTBĐ chính của đoạn (4)?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 3: Những từ ngữ nào trong đoạn (3), nêu cách tốt nhất phòng choongsdich virut corona mới?
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------
Đề 2:
Phần 1: Đọc – hiểu
Cho đoạn văn sau:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
( SGK Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục - 2009)
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
2. Xác định nội dung đoạn trích?
3. Chỉ ra các phép liên kết và những từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn.
4. Xác định câu ghép trong đoạn văn trên và chỉ ra thành phần câu.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------
Đề 3
Phần 1: Đọc – hiểu
Ngữ liệu 1
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
1. Khổ thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Hoàn cảnh đó có mối quan hệ gì tới mạch cảm xúc và chủ đề của bài thơ?
3. Nêu nội dung chính của khổ thơ?
4. Trong khổ thơ tác giả đã sử dụng rất hiệu quả một biện pháp tu từ. Em hãy chỉ ra phép tu từ đó và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ấy?
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Đề 4:
Phần 1: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Tiếp viên trưởng chuyến bay của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam – Vietnam airline đến Vũ Hán đã nói thế này: “Không sợ con vi khuẩn đó, chỉ sợ không đón được đồng bào về!”
Chúng ta có một chuyến bay “ngạo nghễ” trên bầu trời Trung Quốc. Một chuyến bay làm nhiệm vụ Quốc tế và Quốc gia – mang hàng hóa viện trợ cho anh bạn láng giềng với quy mô kinh tế 12 nghìn tỷ đô, đón những đồng bào đang ở Vũ Hán về nước, bảo vệ họ trước nguy cơ bệnh dịch. Để cả thế giới biết rằng: “Việt Nam cao thượng, Việt Nam đoàn kết, Việt Nam trọng tình nghĩa!”
Như đã từng khẳng định: “Bạn có thể từ bỏ Tổ quốc nhưng Tổ quốc thì không bao giờ từ bỏ những người con của mình!”
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy--------
Đề 6:
Phần I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“… Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.
Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. […]”
(Trích Bà nội - Duy Khán, dẫn theo Ngữ văn 9 Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Đề 7:
Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm)
Câu 1. Xét về cấu tạo ngữ pháp câu “Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.” thuộc kiểu câu:
A. câu đơn. B. câu đặc biệt. C.câu ghép. D. câu rút gọn.
Câu 2. Các câu văn “Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường. Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám chơi phá cờ thế trên hè phố.” đã sử dụng phép liên kết gì?
A. phép thế. B. phép lặp. C. phép nối. D. phép đồng nghĩa, trái nghĩa.
Câu 3. Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.” sử dụng những biện pháp tu từ gì?
A. hoán dụ, so sánh. B. nhân hoá, ẩn dụ.
C. hoán dụ, nhân hoá. D. ẩn dụ, hoán dụ.
Câu 4. Từ “xuân” nào dưới đây dùng với nghĩa chỉ “tuổi”?
A. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. B. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
C.Một mùa xuân nho nhỏ. D. Làn thu thuỷ nét xuân sơn.
Câu 5. Khi người tham gia hội thoại dùng cách nói: tôi nghe nói, theo tôi nghĩ... người nói nhằm đảm bảo tuân thủ phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm lịch sự.
\ -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Đề 8:
Phần I. Trắc nghiệm
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Phần in đậm trong câu “Mùa xuân đến, nói đúng hơn là từ tháng một đến giữa tháng năm, hoa anh đào nở” là
A. thành phần trạng ngữ. B. thành phần phụ chú.
C. thành phần khởi ngữ. D. thành phần tình thái.
Câu 2. Trong câu “Cô ấy rất Việt Nam” từ “Việt Nam” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ. B. Đại từ. C. Động từ. D. Tính từ.
Câu 3. Xét theo mục đích nói, câu văn “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến.
C. câu cảm thán. D. câu trần thuật.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy--------
Đề 9:
Phần I: Tiếng Việt(2,0 điểm)
Câu 1. "Khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa". Định nghĩa trên đúng với phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức.
Câu 2. Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập ?
A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá.
B. Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh.
C. Buổi sáng, bầu trời trong xanh cao vời vợi
D. Thưa thầy, em xin phép được vào lớp ạ.
Câu 3. Từ “hành động” trong câu “Đó là một hành động đúng đắn” là loại từ gì?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Số từ
Câu 4. Trong câu thơ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim” nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh B. Nhân hoá. C. Hoán dụ D. Ẩn dụ
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy--------
Đề 10
Câu 1: Trước đại dịch virus nCoV đang diễn ra chúng ta cần làm gì để bảo vệ bản thân mình và mọi người xung quanh? (Hãy trình bày thành ý: Mỗi học sinh cần nêu được 5 việc cần làm).
Câu 2: Lợi dụng đại dịch do virus nCoV gây ra, nhiều nhà thuốc tăng giá bán khẩu trang lên gấp nhiều lần so với thực tế? Em có nhận xét gì về việc làm trên? Việc làm trên vi phạm phạm trù đạo đức học nào? Em hãy trình bày bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 20 câu.)
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy--------
Trên đây là trích dẫn một phần đề cương ôn thi HK2 môn Ngữ Văn 9 . Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---