Bộ 90 câu trắc nghiệm ôn tập chương Nguyên Tử môn Hóa học 10 năm 2020

BỘ 90 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG NGUYÊN TỬ MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020

 

Câu 1: Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân.

Cho các phát biểu sau về X:

X có 26 nơtron trong hạt nhân.

X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.

X có điện tích hạt nhân là 26+.

Khối lượng nguyên tử X là 26u.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1.    

B. 2.    

C. 3.    

D. 4.

Câu 2: Nguyên tử vàng có 79 electron ở vỏ nguyên tử. Điện tích hạt nhân của nguyên tử vàng là

A. +79.    

B. -79.    

C. -1,26.10-17 C.    

D. +1,26.10-17 C.

Câu 3: Một nguyên tử có 12 proton và 12 nơtron trong hạt nhân. Điện tích của ion tạo thành khi nguyên tử này bị mất 2 electron là

A. 2+.    

B. 12+.    

C. 24+.    

D. 10+.

Câu 4: Nguyên tử natri có 11 electron ở vỏ nguyên tử và 12 nơtron trong hạt nhân. Tỉ số khối lượng giữa hạt nhân và nguyên tử natri là

A. ≈ 1,0.   

B. ≈ 2,1.    

C. ≈ 0,92.    

D. ≈ 1,1.

Câu 5: Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.

A. 4m.    

B. 40 m.    

C. 400 m.   

D. 4000 m.

Câu 6: Một nguyên tử chỉ có 1 electron ở vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử có khối lượng là 5,01.10-24 gam. Số hạt proton và hạt nowtron trong hạt nhân nguyên tử này lần lượt là

A. 1 và 0.   

B. 1 và 2.

C. 1 và 3.   

D. 3 và 0.

Câu 7: Cho biết nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å.

a) Khối lượng riêng của nguyên tử crom là

A. 2,47 g/cm3.

B. 9,89 g/cm3.

C. 5,20 g/cm3.

D. 5,92 g/cm3.

b) Coi khối lượng của nguyên tử tập trung trong hạt nhân. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử crom là

A. 2,31.1011 kg/cm3.

B. 1,38.1014 kg/cm3.

C. 2,89.1010 kg/cm3.

D. 2,31.1013 kg/cm3.

Câu 8: Bắn một chùm tia αđâm xuyên qua một mảnh kim loại. hỏi khi một hạt nhân bị bắn phá, có khoảng bao nhiêu hạt α đã đi xuyên qua nguyên tử? biết rằng đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.

A. 106.            

B. 107.           

C. 108.            

D. 109.

Câu 9: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?

A. proton.     

B. nơtron.

C. electron.     

D. nơtron và electron

Câu 10: Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:

A. 78,26.1023 gam.     

B. 21,71.10-24 gam.

C. 27 đvC.                 

D. 27 gam

Câu 11: Tổng số nguyên tử trong 0,01 mol phân tử NH4NO3 là

A. 5,418.1021     

B. 5,4198.1022

C. 6,023.1022     

D. 4,125.1021

Câu 12: Kim loại crom có cấu trúc tinh thể, với phần rỗng chiếm 32%. Khối lượng riêng của crom là d = 7,19 g/cm3. Bán kính nguyên tử của crom là: (cho biết Cr: 52g/mol).

A. 1,52 A0     

B. 1,52 nm

C. 1,25nm     

D. 1,25A0

Câu 13: Biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 56g, một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt electron có trong 5,6g sắt là:

A. 15,66.1024     

B. 15,66.1021

C. 15,66.1022     

D. 15,66.1023

Câu 14: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là

A. electron.     

B. proton.

C. nơtron.     

D. nơtron và electron.

Câu 15: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?

A. proton.     

B. nơtron.

C. electron.     

D. nơtron và electron.

Câu 16: Hai nguyên tử C và B có cùng

A. số proton.

B. số nơtron.

C. tính chất vật lý.

D. tính chất hóa học.

Câu 17: Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học:

Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau.

Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau.

Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử.

Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1.    

B. 2.    

C. 3.    

D. 4.

Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 nơtron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là

A. 56137A

B. 13756A

C. 5681A

D. 8156A

Câu 19: Các hạt X, Y, Z có thành phần cấu tạo như sau:

Hạt

Số electron

Số nơtron

Số proton

X

18

22

18

Y

18

20

19

Z

18

18

17

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. X và Z là các hạt của cùng một nguyên tố hóa học.

B. Các hạt Y và Z có cùng số khối.

C. X là hạt trung hòa về điện, còn Y là hạt tích điện dương.

D. Hạt Z tích điện dương.

Câu 20: Cặp nào sau đây không có sự phù hợp giữa đồng vị phóng xạ và ứng dụng thực tiễn của nó?

 

Đồng vị phóng xạ

Ứng dụng

A

235U

Sản xuất điện tích hạt nhân

B

60Co

Tiêu diệt tế bào ung thư

C

14C

Xác định tuổi của các hóa thạch

D

23Na

Phát hiện vết nứt trong đường ống

Câu 21: Trong tự nhiên, một nguyên tử 86222Ra tự động phân rã ra một hạt nhân nguyên tử 24He và một hạt nhân nguyên tử X. X là

A. 86222Rn

B. 86136Rn

C. 88222Ra

D. 88134Ra

Câu 22: Khi dung hạt 2048Ca bắn vào hạt nhân 95243Am thì thu được một hạt nhân siêu nặng, đồng thời có 3 nơtron bị tách ra. Cấu tạo hạt nhân nguyên tố siêu nặng này gồm

A. 176n và 115p.

B. 173n và 115p.

C. 115n và 176p.

D. 115n và 173p.

Câu 23: Trong tự nhiên, oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O. Có bao nhiêu loại phân tử O2?

A. 3.    

B. 6.    

C. 9.    

D. 12.

Câu 24: Trong tự nhiên hidro chủ yếu tồn tại 2 đồng vị 11H và 12H (còn gọi là đơteri, kí hiệu là D). Nước tự nhiên tồn tại dạng nước bán nặng (HOD) và nước thường (H2O). Để tách được 1 gam nước bán nặng cần lấy bao nhiêu gam nước tự nhiên? Cho biết nguyên tử khối của oxi là 16, nguyên tử khối của hidro là 1,008.

A. 17,86 gam.    

B. 55,55 gam.

C. 125,05 gam.    

D. 118,55 gam.

Câu 25: Trong tự nhiên, X có hai đồng vị 1735X và 1737X, chiếm lần lượt 75,77% và 24,23% số nguyên tử X. Y có hai đông vị à 11Y và 12Y, chiếm lần lượt 99,2% và 0,8% số nguyên tử Y.

a) Trong tự nhiên có bao nhiêu loại phân tử XY?

A. 2    

B. 4    

C. 5    

D. 6

b) Phân tử khối trung bình của XY là

A. 36,0.    

B. 36,5.    

C. 37,5.    

D. 37,0.

Câu 26: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là

A. Na, K.     

B. K, Ca.

C. Mg, Fe.     

D. Ca, Fe.

Câu 27: Cho các phát biểu sau:

(1). Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và notron.

(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.

(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.

(4). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.

(5). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.

Số phát biểu đúng là

A. 1      

B. 2

C. 3      

D. 4

Câu 28: Nguyên tử Mg có ba đồng vị ứng với thành phần phần trăm về số nguyên tử như sau :

Đồng vị

24Mg

25Mg

26Mg

%

78,6

10,1

11,3

Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử 25Mg, thì số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị 24Mg và 26Mg lần lượt là:

A. 389 và 56      

B. 56 và 389

C. 495 và 56      

D. 56 và 495

Câu 29: Biết rằng nguyên tố agon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36; 38 và A. Phần trăm các đồng vị tương ứng lần lượt bằng : 0,34% ; 0,06% và 99,6%. Số khối của đồng vị A của nguyên tố agon là? biết rằng nguyên tử khối trung bình của agon bằng 39,98.

A. 37     

B. 39

C. 40     

D. 41

Câu 30: Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hoá học của X, Y lần lượt là

A. Fe và S     

B. S và O

C. C và O     

D. Pb và Cl

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 90 câu trắc nghiệm ôn tập chương Nguyên Tử môn Hóa học 10 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tài đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?