CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ BẢNG TUẦN HOÀN VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA
DẠNG 1: TỪ CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ ↔ Vị TRÍ TRONG BTH
Lưu ý:
- Từ cấu hình ion → cấu hình electron của nguyên tử → vị trí trong BTH
(không dùng cấu hình ion → vị trí nguyên tố)
- Từ vị trí trong BTH → cấu hình electron của nguyên tử
+ Từ số thứ tự chu kì → số lớp electron → lớp ngoài cùng là lớp thứ mấy
+ Từ số thứ tự nhóm → số electron của lớp ngoài cùng ( với nhóm A) Þ cấu hình electron.
Nếu cấu hình e ngoài cùng: (n-1)da nsb thì nguyên tố thuộc nhóm B và :
+ nếu a + b < 8 → Số TT nhóm = a + b.
+ nếu a + b = 8, 9, 10 → Số TT nhóm = 8.
+ nếu a + b > 10 → Số TT nhóm = a + b – 10.
Câu 1: Nguyên tố A có Z = 18,vị trí của A trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 3, phân nhóm VIB B. chu kì 3, phân nhóm VIIIA
C. chu kì 3, phân nhóm VIA D. chu kì 3, phân nhóm VIIIB
Câu 2: Nguyên tố R có Z = 25,vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 4, phân nhóm VIIA B. chu kì 4, phân nhóm VB
C. chu kì 4, phân nhóm IIA D. chu kì 4, phân nhóm VIIB
Câu 3: Nguyên tử A có mức năng lượng ngoài cùng là 3p5. Ngtử B có mức năng lượng ngoài cùng 4s2. Xác định vị trí của A, B trong BTH ?
Câu 4: Xác định vị trí của các ngtố có mức năng lượng ngoài cùng là :
A. 3s23p5 B. 3d104p6 C. 4s23d3 D. 4s23d10 E. 4s23d8
Câu 5: Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là ns1, ns2 np1, ns2 np5. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. A, M, X lần lượt là ở các ô thứ 11, 13 và 17 của bảng tuần hoàn.
B. A, M, X đều thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn.
C. A, M, X thuộc nhóm IA, IIIA và VIIA của bảng tuần hoàn.
D. Trong ba nguyên tố, chỉ có X tạo được hợp chất với hiđro.
Câu 6: Anion X3- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của X trong BTH là:
A. ô thứ 15, chu kì 3, phân nhóm VA B.ô thứ 16, chu kì 2, phân nhóm VA
C. ô thứ 17, chu kì 3, phân nhóm VIIA D. ô thứ 21, chu kì 4, phân nhóm IIIB
Câu 7: Ion X2+ có cấu hình electron 1s22s22p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm) là
A. Chu kì 3, nhóm IIA B. Chu kì 2, nhóm VIA
C. Chu kì 2, nhóm VIIA D. Chu kì 3, nhóm IA
Câu 8: Ion Y- có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm) là
A. Chu kì 3, nhóm VIIA B. Chu kì 3, nhóm VIA
C. Chu kì 4, nhóm IA D. Chu kì 4, nhóm IIA
Câu 9: Cation X+ và anion Y2- đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong BTH là:
A. X có STT 19, chu kì 4, nhóm IA; Y có STT 17, chu kì 3, nhóm VIIA
B. X có STT 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; Y có STT 17, chu kì 3, nhóm VIIA
C. X có STT 19, chu kì 4, nhóm IA; Y có STT 16, chu kì 3, nhóm VIA
D. X có STT 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; Y có STT 16, chu kì 3, nhóm VIA
Câu 10: Nguyên tử Y có Z = 22.
a. Viết cấu hình electron ngtử Y, xác định vị trí của Y trong BTH ?
b. Viết cấu hình electron của Y2+; Y4+ ?
Câu 11: Ngtố A ở chu kì 5, nhóm IA, nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4p5.
a. Viết cấu hình electron của A, B ?
b. Xác định cấu tạo ngtử, vị trí của ngtố B ?
c. Gọi tên A, B và cho biết A, B là kim loại, phi kim hay khí hiếm ?
DẠNG 2: XÁC ĐỊNH 2 NGUYÊN TỐ KẾ TIẾP TRONG CÙNG 1 CHU KÌ HOẶC CÙNG NHÓM
- Nếu A, B là 2 nguyên tố nằm kế tiếp nhau trong 1 chu kì → ZB – ZA = 1
- Nếu A, B là 2 nguyên tố thuộc 1 nhóm A và 2 chu kì liên tiếp thì giữa A, B có thể cách nhau 8, 18 hoặc 32 nguyên tố. Lúc này cần xét bài toán 3 trường hợp:
+ Trường hợp 1: A, B cách nhau 8 nguyên tố : ZB – ZA = 8.
+ Trường hợp 2: A, B cách nhau 18 nguyên tố : ZB – ZA = 18.
+ Trường hợp 3: A, B cách nhau 32 nguyên tố : ZB – ZA = 32.
Phương pháp: Lập hệ phương trình theo 2 ẩn ZB, ZA Þ ZB, ZA
Câu 12: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Biết ZA + ZB = 32. Số proton trong nguyên tử của A, B lần lượt là:
A. 7, 25 B. 12, 20 C. 15, 17 D. 8, 14
Câu 13: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Tổng số proton trong hạt nhân 2 nguyên tử là 30. A, B là nguyên tố nào sau đây?
A. Li và Na B. Na và K C. Mg và Ca D. Be và Mg
---(Để xem nội dung dạng bài tập số 3 và số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
DẠNG 5: SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA 1 NGUYÊN TỐ VỚI CÁC NGTỐ LÂN CẬN
CẦN NHỚ
Các đại lượng và tính chất so sánh | Quy luật biến đổi trong 1 chu kì | Quy luật biến đổi trong 1 nhóm A |
Bán kính nguyên tử | Giảm dần | Tăng dần |
Năng lượng ion hoá ( I1) | Tăng dần | Giảm dần |
Độ âm điện | Tăng dần | Giảm dần |
Tính kim loại | Giảm dần | Tăng dần |
Tính phi kim | Tăng dần | Giảm dần |
Hoá trị của 1 ngtố trong Oxit cao nhất | Tăng từ I → VII | = chính số thứ tự nhóm = số e lớp ngoài cùng |
Tính axit của oxit và hiđroxit | Tăng dần | Giảm dần |
Tính bazơ của oxit và hiđroxit | Giảm dần | Tăng dần |
Trước tiên : Xác định vị trí các ngtố Þ so sánh các ngtố trong cùng chu kì, trong 1 nhóm → kết quả
Lưu ý: Biết rằng bán kính các ion có cùng cấu hình electron tỉ lệ nghịch với Z
Câu 37: Trong chu kì, từ trái sang phải, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần:
A.Tính KL tăng, tính PK giảm B. Tính KL giảm, tính PK tăng
C.Tính KL tăng, tính PK tăng D.Tính KL giảm, tính PK giảm
Câu 38: Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải, theo chiều Z tăng dần, bán kính nguyên tử:
A.Tăng dần B. Giảm dần C. Không đổi D. Không xác định
Câu 39: Bán kính nguyên tử các nguyên tố : Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần là:
A. B < Be < Li < Na B. Na < Li < Be < B C. Li < Be < B < Na D. Be < Li < Na < B
Câu 40: Độ âm điện của các nguyên tố : Na, Mg, Al, Si. Xếp theo chiều tăng dần là:
A. Na < Mg < Al < Si B. Si < Al < Mg < Na C. Si < Mg < Al < Na D. Al < Na < Si < Mg
Câu 41: Độ âm điện của các nguyên tố : F, Cl, Br, I .Xếp theo chiều giảm dần là:
A. F > Cl > Br > I B. I> Br > Cl> F C. Cl> F > I > Br D. I > Br> F > Cl
Câu 42: Các nguyên tố C, Si, Na, Mg được xếp theo thứ tự năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần là :
A. C, Mg, Si, Na B. Si, C, Na, Mg C. Si, C, Mg, Na D. C, Si, Mg, Na
Câu 43: Tính kim loại giảm dần trong dãy :
A. Al, B, Mg, C B. Mg, Al, B, C C. B, Mg, Al, C D. Mg, B, Al, C
Câu 44: Tính phi kim tăng dần trong dãy :
A. P, S, O, F B. O, S, P, F C. O, F, P, S D. F, O, S, P
Câu 45: Tính kim loại tăng dần trong dãy :
A. Ca, K, Al, Mg B. Al, Mg, Ca, K C. K, Mg, Al, Ca D. Al, Mg, K, Ca
Câu 46: Tính phi kim giảm dần trong dãy :
A. C, O, Si, N B. Si, C, O, N C. O, N, C, Si D. C, Si, N, O
Câu 47: Tính bazơ tăng dần trong dãy :
A. Al(OH)3 ; Ba(OH)2; Mg(OH)2 B. Ba(OH)2; Mg(OH)2; Al(OH)3
C. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3 D. Al(OH)3; Mg(OH)2; Ba(OH)2
Câu 48: Tính axit tăng dần trong dãy :
A. H3PO4; H2SO4; H3AsO4 B. H2SO4; H3AsO4; H3PO4
C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4 D. H3AsO4; H3PO4 ;H2SO4
Câu 49: Tính bazơ tăng dần trong dãy :
A. K2O; Al2O3; MgO; CaO B. Al2O3; MgO; CaO; K2O
C. MgO; CaO; Al2O3; K2O D. CaO; Al2O3; K2O; MgO
Câu 50: Ion nào có bán kính nhỏ nhất trong các ion sau:
A. Li+ B. K+ C. Be2+ D. Mg2+
Câu 51: Bán kính ion nào lớn nhất trong các ion sau :
A. S2- B. Cl- C. K+ D. Ca2+
Câu 52: Các ion có bán kính giảm dần là :
A. Na+ ; Mg2+ ; F- ; O2- B. F- ; O2- ; Mg2+ ; Na+ C. Mg2+ ; Na+ ; O2- ; F- D. O2- ; F- ; Na+ ; Mg2+
Câu 53: Dãy ion có bán kính nguyên tử tăng dần là :
A. Cl- ; K+ ; Ca2+ ; S2- B. S2- ;Cl- ; Ca2+ ; K+ C. Ca2+ ; K+ ; Cl- ; S2- D. K+ ; Ca2+ ; S2- ;Cl-
....
Trên đây là trích đoạn một phần câu hỏi trong Các dạng bài tập về bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Đặng Thúc Hứa. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bài tập chuyên đề cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn nguyên tố môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Vũ Tuấn Chiêu
- Bài tập ôn tập chuyên đề bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn nguyên tố hóa học môn Hóa 10 năm 2020 Trường THPT Nam Phù Cừ
- Kiến thức trọng tâm và các dạng bài tập chuyên đề nguyên tử, bảng tuần hoàn nguyên tố, liên kết Hóa học và phản ứng hóa học
Chúc các em học tập tốt !