Bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Phi Kim môn Hóa học 10 năm 2020

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ PHI KIM MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020

 

HALOGEN

Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.

B. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.

C. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo.

D. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.

Câu 2. Cho các phát biểu sau:

a. Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.

b. Axit flohiđric là axit yếu.

c. Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.

d. Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.

e. Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.                                      B. 5.                                C. 2.                               D. 4.

Câu 3. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

A. Na2SO3 khan.                                                         B. dung dịch NaOH đặc.

C. dung dịch H2SO4 đậm đặc.                                    D. CaO

Câu 4. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là:

A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.                                     B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.

C. FeS, BaSO4, KOH.                                                D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.

Câu 5. Có 4 ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng:

- Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 3 tác dụng được với nhau sinh ra chất khí;

- Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 4 không phản ứng được với nhau. Dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là:

A. ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3.                               B. ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3.

C. AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2.                               D. AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2

Câu 6. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.

B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Giá trị của m là

A. 0,56.                                 B. 2,24.                           C. 2,80.                          D. 1,12.

Câu 8. Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là

A. 51,72%.                           B. 76,70%.                     C. 53,85%.                     D. 56,36%.

Câu 9. Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là

A. SO2, O2 và Cl2.              B. H2, NO2 và Cl2.       C. H2, O2 và Cl2.          D. Cl2, O2 và H2S.

Câu 10. Tiến hành các thí nghiệm sau:

a. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch BaCl2.

b. Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

c. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.

d. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

e. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 5.                                        B. 2.                                C. 4.                                D. 3.

Câu 11. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

A. 50 ml.                               B. 57 ml.                         C. 75 ml.                        D. 90 ml.

Câu 12. Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là

A. 17,92 lít.                             B. 6,72 lít.                       C. 8,96 lít.                      D. 11,2 lít

Câu 13. Đốt cháy đơn chất X trong oxi thu được khí Y. Khi đun nóng X với H2, thu được khí Z. Cho Y tác dụng với Z tạo ra chất rắn màu vàng. Đơn chất X là

A. lưu huỳnh.                       B. cacbon.                     C. photpho.                   D. nitơ.

Câu 14. Hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 5,74.                                 B. 2,87.                           C. 6,82.                          D. 10,80.

OXI- LƯU HUỲNH

Câu 15. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag.                                             B. CuO, NaCl, CuS.

C. FeCl3, MgO, Cu.                                                    D. BaCl2, Na2CO3, FeS.

Câu 16. Thuốc thử nào dưới đây phân biệt được khí O2 với khí O3 bằng phương pháp hóa học?

A. Dung dịch KI + hồ tinh bột.                                    B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch H2SO4.                                                 D. Dung dịch CuSO4.

Câu 17.  Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là

A. NH3.                                B. CO2.                          C. SO2.                          D. O3.

Câu 18. Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là

A. KClO3.                            B. KMnO4.                    C. KNO3.                      D. AgNO3.

Câu 19. Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch

A. Pb(NO3)2.                       B. NaHS.                        C. AgNO3.                    D. NaOH.

Câu 20. Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.                                      B. Chữa sâu răng.

C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.                    D. Sát trùng nước sinh hoạt.

Câu 21. Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là

A. N2O.                                B. CO2.                          C. SO2.                          D. NO2.

Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 4,48 lít.                            B. 8,96 lít.                      C. 17,92 lít.                    D. 11,20 lít.

Câu 23. Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn hợp X là

A. 59,46%.                           B. 42,31%.                     C. 26,83%.                     D. 19,64%.

Câu 24. Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X là

A. 74,92%.                           B. 72,06%.                     C. 27,94%.                     D. 62,76%.

Câu 25. Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A. H2SO4.                           B. Na2SO4.                    C. H2S.                          D. SO2.

Câu 26. Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. Cồn.                                 B. Xút.                           C. Muối ăn.                    D. Giấm ăn.

Câu 27. Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?

A. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom.                      B. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.

C. O2, nước brom, dung dịch KMnO4.                      D. H2S, O2, nước brom.

Câu 28.  Oxi hoá hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là kim loại nào sau đây?

A. Cu.                                   B. Ca.                             C. Al.                             D. Fe.

Câu 29. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách

A. điện phân nước.                                                      B. nhiệt phân Cu(NO3)2.

C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.                       D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Câu 30. Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là

A. vôi sống.                          B. muối ăn.                     C. lưu huỳnh.                 D. cát.

Câu 31. Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?

A. N2.                                     B. CO2.                          C. H2.                             D. SO2.

Câu 32. Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là

A. NH3.                                  B. CO2.                          C. SO2.                          D. O3.

Câu 33. Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu được cần V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là

A. 10.                                      B. 40.                              C. 30.                              D. 20.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Phi Kim môn Hóa học 10 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?