40 Câu trắc nghiệm ôn tập Chương 1 môn Hóa học 10 năm 2020 có đáp án

40 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 1 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1: Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì:

   A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.

   B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.

   C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.

   D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

Câu 2: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự

   A. M < X < Y < R.                                        B. R < M < X < Y.      

   C. Y < M < X < R.                                        D. M < X < R < Y.

Câu 3: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là:

   A. Li, Na, O, F          B. F, O, Li, Na.            C. F, Li, O, Na.            D. F, Na, O, Li.

Câu 4: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:

   A. P, N, F, O.            B. N, P, F, O.               C. P, N, O, F.               D. N, P, O, F.

Câu 5: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

   A. N, Si, Mg, K.        B. Mg, K, Si, N.           C. K, Mg, N, Si.           D. K, Mg, Si, N.

Câu 6: Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì

   A. Bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng

   B. Bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm

   C. Bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng

   D. Bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm

Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử :

   A. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học 

   B. X và Z có cùng số khối

   C. X và Y có cùng số nơtron

   D. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học

Câu 8: Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là

   A. AlN.                     B. MgO.                       C. LiF.             D. NaF.

Câu 9: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành 2 nguyên tố trên có dạng là:

   A.  X3Y2                   B. X2Y3                        C. X5Y2                       D. X2Y5

Câu 10: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là

   A. 7.                         B. 6.                             C. 8.                            D. 5.

Câu 11: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na ( Z = 11) là

   A. 1s22s22p53s2         B. 1s22s22p43s1              C. 1s22s22p63s2           D. 1s22s22p63s1

Câu 12: Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm (  ) lần lượt là

   A. 13 và 14.              B. 13 và 15.                C. 12 và 14.                 D. 13 và 13.

Câu 13: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là

   A. 10.                        B. 11.                          C. 22.                          D. 23.

Câu 14: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:

   A. Na+, Cl-, Ar.        B. Li+, F-, Ne.              C. Na+, F-, Ne.            D. K+, Cl-, Ar.

Câu 15: Anion X-  và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

   A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

   B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

   C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ  tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

   D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

Câu 16: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

   A.  kim loại.              B. cộng hoá trị.            C. ion.                         D.  cho nhận.

Câu 17: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc.

   A. chu kì 4, nhóm VIIIB.                              B. chu kì 4, nhóm VIIIA.

   C. chu kì 3, nhóm VIB.                                D. chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 18: Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là:

   A. X, Y, Z                 B. Z, X, Y                    C. Z, Y, X                    D. Y, Z, X

Câu 19: Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là :

   A. [Ar]3d9 và [Ar]3d3.                                B. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2.

   C. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2.                           D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3.

Câu 20: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là:

   A. 15                                    B. 17                            C. 23                           D. 18

Câu 21: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là:

   A. [Ar]3d54s1.                       B. [Ar]3d64s2.              C. [Ar]3d64s1.              D. [Ar]3d34s2.

Câu 22: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X trong bàng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

   A. chu kỳ 3, nhóm VA.                                B. chu kỳ 3, nhóm VIIA.

   C. chu kỳ 2, nhóm VA.                                D. chu kỳ 2, nhóm VIIA.

Câu 23: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?

   A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.                     

   B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.

   C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.

   D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.

Câu 24: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố: Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26)

A. Fe và Cl.                 B. Na và Cl.                 C. Al và Cl.                 D. Al và P

Câu 25: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là:

   A. khí hiếm và kim loại                                B. kim loại và kim loại

   C. kim loại và khí hiếm                                D. phi kim và kim loại

...

Trên đây là trích dẫn nội dung 40 Câu trắc nghiệm ôn tập Chương 1 môn Hóa học 10 năm 2020 có đáp án, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?