Bài tập trắc nghiệm về tìm nguyên tố và lập công thức phân tử hợp chất vô cơ có đáp án

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ TÌM NGUYÊN TỐ VÀ LẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT VÔ CƠ

 

1. Hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Hòa tan một ít hỗn hợp của chúng trong nước được dung dịch X và 0,336 lít H2 (đktc). Cho HCl dư vào X được 2,705g muối khan. Hai kim loại là:

A. Na, K                   B. Li, Na                       C. K, Rb                      D. Rb, Cs

2. Dung dịch X chứa 35g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại đều thuộc nhóm IA, ở hai chu kỳ kế tiếp. Nhỏ từ từ và khuấy đều dung dịch axit 0,5M vào dung dịch X; khi phản ứng xong, thu được 0,1 mol CO2 và dung dịch Y. Thêm một lượng nước vôi vào Y, thu được 20g kết tủa. Hai kim loại đó là:

A. Na, K                   B. Li, Na                       C. K, Rb                      D. Rb, Cs

3. Cho 3,6g hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA. Hòa tan hết X vào dung dịch HCl thu được khí Y. Hấp thu hết Y bởi 450ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M thu được 7,88g kết tủa. Hai kim loại tạo muối cacbonat là:

A. Mg, Ca                  B. Be, Mg                     C. Mg, Sr                    D. Sr, Ba

4. Hòa tan hết 4,68g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại X, Y kế tiếp nhau trong nhóm IIA bằng 200ml dung dịch HCl 0,5M được dung dịch Z và 1,54 lít CO2 (27,30C và 0,8atm). X, Y và tổng khối lượng muối khan trong Z là:

A. Be; Mg; 4,20g      B. Mg; Ca; 5,23g          C. Ca; Sr; 8,9g           D. Mg; Ca; 3,33g

5. 36,8g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kỳ liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,4 mol CO2. Vậy 2 kim loại là:

A. Ca, Sr                   B. Sr, Ba                      C. Mg, Ca                    D. Be, Mg

6. 3,6g hỗn hợp gồm K và một kim loại X tác dụng vừa đủ với nước cho 2,24 lít H2 (0,5atm; 00C). Số mol của X lớn hơn 10% tổng số mol 2 kim loại. X là:

A. Cs                         B. Li                             C. Rb                          D. Na

7. Hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M có hóa trị II không đổi. Cho 1,5g X tan hết trong dung dịch HCl giải phóng 3,36 lít khí (đktc). Tên của kim loại M là:

A. Beri                      B. Magie                       C. Kẽm                       D. Bari

8. Cho 1,7g hỗn hợp X gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl sinh ra 0,672 lít H2 (đktc). Mặt khác khi cho 1,9g X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 1,12 lít (đktc). X là:

A. Mg                       B. Ca                              C. Sr                          D. Ba

9. Cho 2 lít dung dịch X chứa 31,72g hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và K2CO3 tác dụng với 43,29g CaCl2 thì thu được dung dịch Y và 26g kết tủa Z. Nồng độ của Na2CO3 và K2CO3 theo thứ tự là:

A. 0,05M và 0,065M                                      B. 0,1M và 0,1M   

C. 0,13M và 0,13M                                        D. 0,1M và 0,13M

10. Nung 13,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II, thu được 6,8g chất rắn và khí X. Lượng khí X hấp thụ vào 75ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là:

A. 5,8g                      B. 4,2g                          C. 6,3g                         D. 6,5g

11. Hòa tan hết 16,2g kim loại M vào dung dịch HNO3. Sau phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2 có . Tìm kim loại M?

12. Hòa tan 19,2g kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO2 và NO có thể tích theo tỉ lệ 3:1. Kim loại M là:

A. Fe                        B. Mg                           C. Ca                           D. Cu

13. Hòa tan hết 11,2g Fe vào HNO3 dư, thu được dung dịch X và 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc) Y gồm NO và một khí Z với tỉ lệ thể tích là 1:1. Tìm công thức của khí X

14. Hòa tan hoàn toàn 13,92g Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 thu được 448 lít khí X (đktc). Khí X là:

A. NO2                             B. NO                            C. N2O                            D. N2

15. Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và oxit của kim loại M (thuộc nhóm IIA) có tỉ lệ mol 1:1. Biết 2,72g X phản ứng vừa đủ với 0,12 mol HNO3 tạo sản phẩm khử NO2 duy nhất. Xác định kim loại M

A. Mg                         B. Be                           C. Ca                            D. Ba

16. 3,24g kim loại M tan hết trong 0,1 lít dung dịch HNO3 0,5M. Phản ứng chỉ tạo ra khí NO ( trong dung dịch không có NH4+). Biết nồng độ mol của HNO3 giảm đi 5 lần. M là:

A. Ag                          B. Al                            C. Mg                          D. Zn

17. X là oxit của 1 kim loại. Hòa tan hoàn toàn 1,08g chất X trong HNO3 2M (loãng) thu được 0,112 lít NO (đktc). Công thức của X là:

A. Cu2O                      B. PbO                         C. CrO                         D. Fe3O4

18. Hòa tan 12,42g kim loại M trong V lít dung dịch HNO3 2M (lấy dư 25% so với lượng cần thiết) được 0,15 mol khí X ( ) gồm 2 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí. Kim loại M và giá trị của V là:

A. Be; 0,6                   B. Ca; 1,52                   C. Mg; 0,96                 D. Al; 1,05

19. Hòa tan hoàn toàn 9,6g kim loại M trong H2SO4 đậm đặc, đun nóng nhẹ, thu đượcdung dịch X và 3,36 lít khí SO2 (đktc). Kim loại M là:

A. Fe                           B. Zn                            C. Cu                           D. Mg

20. Cho 3,06g oxit MxOy của kim loại M (hóa trị không đổi) tan trong dung dịch HNO3 dư thu được 5,22g muối. Công thức của oxit là:

A. BaO                        B. Fe3O4                       C. K2O                        D. ZnO

...

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?