BỘ BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ AXIT CLOHIĐRIC MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU
A. Tự luận
Bài 1: Em hãy viết ít nhất 2 PTHH chứng minh dung dịch HCl có tính:
a. Axit mạnh
b. Tính oxi hóa
c. Tính khử
Bài 2: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng eletron (chỉ ra chất khử, chất oxi hóa)
a. MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
b. K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
Bài 3: Tính khối lượng KClO3 và số mol HCl cần dùng để điều chế được 1,12 lít Cl2 (đkc). Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.
Bài 4: Cho 11,5 gam hỗn hợp A (Cu, Al, Fe) vào dung dịch HCl 14,6% thu được 5,6 lít khí (đktc) và 3,2 gam chất rắn không tan.
a) Rắn không tan là chất gì? Tính khối lượng muối thu được.
b) Tính khối lượng dd HCl tối thiểu phải dùng. Hỏi khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam so với dd ban đầu.
c) tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
d) Tính C% chất tan trong dd sau phản ứng
Bài 5: Hòa tan m gam hỗn hợp Zn và ZnO cần vừa đủ 100,84 ml dung dịch HCl 36,5% (d=1,19 g.ml), thu được 162,6 gam dung dịch A và thoát ra một khí không màu.
a) Tính m.
b)Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A.
Bài 6: Cho m gam hỗn hợp A gồm (NaHCO3 và Na2SO3) tác dụng với một lượng vừa đủ 200 gam dung dịch HCl C% tạo thành 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 28 .
a) Tính khối lượng mỗi chất trong A.
b) Tính nồng độ C% dung dịch HCl.
Bài 7: Hoà tan hoàn toàn 8,45 gam một kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 17,68 gam muối khan. Kim loại đã dùng là
Bài 8: Có 185,4 gam dung dịch axit clohiđric 10%. Cần hoà tan thêm vào dung dịch đó bao nhiêu lít khí hiđro clorua (ở đktc) để thu được dung dịch axit clohiđric 16,57%.
B. Trắc nghiệm:
Câu 1:
a. HCl ở trạng thái khí được gọi tên là:
A.axit clohiđric
B.Hiđroclorua
C.clohiđro
D.clo
b. Hấp thụ khí HCl vào nước thu được dung dịch có tên gọi là:
A.axit clohiđric
B.Hiđroclorua
C.clohiđro
D.clo
Câu 2: Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng tính tan tốt của khí A bằng cách thu khí vào bình chứa, đậy bình bằng nút cao su có ống dẫn thủy tinh xuyên qua rồi nhúng vào cốc nước như sơ đồ bên. Hiện tượng cho thấy nước từ dưới cốc phun trào mạnh vào bình và nước đổi màu từ tím sang đỏ.
a. Khí nào sau đây phù hợp với A?
A. Oxi
B. Cacbonic
C. Clo
D. Hiđroclorua
b. Thí nghiệm trên không chứng minh được:
A. Khí A tan tốt trong nước
B. Dung dịch hòa tan A có tính axit
C. Dung dịch A có tính khử
D. A và B
Câu 3: Công thức cấu tạo và loại liên kết của HCl là:
A.H-Cl, liên kết ion
B.H=Cl, liên kết cộng hóa trị phân cực
C.H-Cl, liên kết cộng hóa trị không phân cực
D.H-Cl, liên kết cộng hóa trị phân cực.
Câu 4: Tính chất vật lí nào sau đây là của axit clohiđric
A. là chất lỏng, màu vàng, mùi xốc.
B. Dung dịch đặc bốc khói trong không khí ấm.
C. Dung dịch đặc nhất ở điều kiện thường đạt tới nồng độ 73%.
D. Là chất khí, tan tốt trong nước.
Câu 5: Dung dịch HCl không thể hiện tính chất nào sau đây?
A.Tính axit
B.Tính bazơ
C. Tính oxi hóa
D. Tính khử
Câu 6: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. MgCl2
B. BaCl2
C. Al(NO3)3
D. Al(OH)3
Câu 7: Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí?
A. Ba(OH)2
B. Na2CO3
C. K2SO4
D. Ca(NO3)2
Câu 8: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là
A. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.
B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.
C. FeS, BaSO4, KOH.
D. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.
Câu 9: Cho các chất sau: CaCO3, Fe(OH)3,Cu, Fe, BaSO4, AgNO3, CuO, MnO2.
a.Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là:
A.2
B.3
C.5
D.6
b. Số chất tác dụng với dung dịch HCl tạo ra chất khí là:
A.2
B.3
C.5
D.6
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không đúng:
A.Nhỏ dung dịch HCl đặc vào tinh thể KClO3 thoát ra khí màu vàng lục.
B. Cho Na2CO3 vào dung dịch HCl thấy sủi bọt khí không màu.
C.Nhỏ dung dịch HCl vào mẩu quỳ tím thấy quỳ tím chuyển màu đỏ.
D. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl thấy xuất hiện kết tuả màu đen.
Câu 11: Phản ứng hóa học nào sau đây viết đúng:
A. 2Fe + 3HCl → FeCl3 + 3H2
B. 2Ag + 2HCl → 2AgCl + H2
C. Na2SO4 + 2HCl → NaCl + H2SO4
D. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Câu 12: Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 13: Cho các phản ứng sau :
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 14: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là
A. 4.7.
B. 1.7.
C. 3.14.
D. 3.7.
Câu 15: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
A. KMnO4.
B. K2Cr2O7.
C. CaOCl2.
D. MnO2.
Câu 16: Để điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm cần những hóa chất nào sau đây:
A. dung dịch NaCl, H2SO4 loãng
B. dung dịch NaCl, H2SO4 đăc
C. NaCl rắn , H2SO4 đặc
D. NaCl rắn, H2SO4 đặc, nước.
....
Trên đây là trích dẫn nội dung Bộ bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Axit Clohidric môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Du, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!