Bộ 6 đề thi thử THPT QG năm 2020 môn GDCD Trường THPT Nguyễn Thái Bình Lần 1

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI BÌNH

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1. Để quản lý xã hội, Nhà nước đã ban hành hệ thống quy tắc xử sự chung đó gọi là:

A. Chính sách.

B. Cơ chế.

C. Pháp luật.

D. Đạo đức.

Câu 2. Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hiến pháp năm:

A. 2013.

B. 2016.

C.1992.

D. 1980.

Câu 3. Quốc hiệu (tên nước) đầy đủ của Việt Nam hiện nay là:

A.Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

B.Cộng hòa nhân dân Việt Nam.

C.Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Câu 4. Luật “cơ bản” của Nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất gọi là:

A. Luật Hình sự.

B. Luật Hành chính.

C.Hiến pháp.

D. Luật Dân sự. 

Câu 5. Pháp luật có vai trò thế nào đối với công dân:

A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Bảo vệ lợi ích của công dân.

D. Bảo vệ mọi nhu cẩu của công dân. 

Câu 6. Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái:

A. Hiến pháp.

B. Bộ luật Hình sự.

C.Bộ luật Dân sự.

D. Bộ luật Lao động.

Câu 7. Theo quy định của pháp luật thì cơ quan nào có thẩm quyền quyết định hủy việc đăng ký kết hôn trái pháp luật

A. Ủy ban nhân dân phường, xã.

B. Ủy ban nhân dân quận, huyện,

C. Tòa án.

D. Phòng tư pháp.

Câu 8. Tòa án căn cứ vào pháp luật để ra một bản án là:

A. Công bổ pháp luật.

B. Vận dụng pháp luật,

C.Căn cứ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 9. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là:

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật,

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 10. Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là:

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật,

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1. Pháp luật là phương tiện để nhà nước

A. quản lý xã hội.

B. quản lý công dân.

C. bảo vệ các giai cấp.

D. bảo vệ các công dân.

Câu 2. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. lợi ích kinh tế của mình.

B. các quyền của mình.

C. quyền và nghĩa vụ của mình.

D. quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 3. Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Thể hiện:

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính giai cấp.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính xã hội.

Câu 4. Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật

A. quy định làm.

B. quy định phải làm.

C. cho phép làm.

D. không cấm.

Câu 5. Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật tức là

A. làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

B. làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

C. làm những gì mà pháp luật không cấm.

D. không làm những điều mà pháp luật cấm.

Câu 6. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới

A. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình.

B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. quan hệ kinh tế và tình cảm.

D. quan hệ tài sản và tình cảm.

Câu 7. Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật

A. qui định phải làm.

B. qui định.

C. cho phép làm.

D. không cho phép làm.

Câu 8. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự là

A. người chưa thành niên.

B. người trên 80 tuổi.

C. phụ nữ mang thai.

D. người bị bệnh tâm thần.

Câu 9. Anh A không buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này anh A đã

A. thi hành pháp luật.

B. không tuân thủ pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.

D. tuân thủ pháp luật.

Câu 10. Ông A là người có thu nhập cao, hàng năm ông đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã

A. áp dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thu pháp luật.

D. sử dụng pháp luật.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở

A. tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. tính hiện đại.

C. tính cơ bản.

D. tính truyền thống.

Câu 2. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

Câu 3. Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở

A. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.

C. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.

D. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

Câu 4. Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật

Câu 5. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.

B. quan hệ lao động và quan hệ xã hội.

C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

Câu 6. Ông A là ngươi có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã.

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 7. Một công ty xã chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là:

A. Trách nhiệm hành chính.

B. Trách nhiệm hình sự.

C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.

D. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

Câu 8. Chị A nghỉ sinh theo chế độ thai sản, khi đến cơ quan để tiếp tục làm việc thì chị nhận quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp này chị A làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình?

A. Thi hành pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 9. Trong các hành vi dưới đây hành vi nào là áp dụng pháp luật?

A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.

C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.

D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.

Câu 10. Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em trong trường hợp này xử phạt như thế nào?

A. Cảnh cáo, phạt tiền chị B.

B. Cảnh cáo và buộc chị B bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A.

C. Không xử lí chị B vì chị B là người đi xe đạp.

D. Phạt tù chị B.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1. Tổ chức (cơ quan) nào có quyền ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật?

A. Nhà nước.

B. Uỷ ban nhân dân các cấp.

C. Tổ chức chính trị – xã hội.

D. Các cơ quan tư pháp.

Câu 2. Nội dung của tất cả các văn bản luật đều phải phù hợp và không được trái với

A. Luật dân sự.

B. Luật Nhà nước.

C. Luật hình sự.

D. Hiến pháp.

Câu 3. Một trong những đặc điểm của pháp luật để phân biệt với quy phạm đạo đức là

A. tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. tính quy phạm và bắt buộc chung

C. tính quyền lực.

D. tính quy phạm phổ biến

Câu 4. Bản chất giai cấp của pháp luật Việt Nam thể hiện như thế nào?

A. Được bắt nguồn từ đời sống thực tiễn.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

C. Phản ánh ý chí của giai cấp thống trị.

D. Phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Câu 5. Vì sao nói pháp luật có tính quy phạm phổ biến?

A. Vì pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.

B. Vì pháp luật có tính quyền lực Nhà nước.

C. Vì pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự  chung được áp dụng mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội.

D. Vì các quy phạm pháp luật được ban hành thành văn bản và được phổ biến đến mọi người dân.

Câu 6. Để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần phải có mấy dấu hiệu cơ bản?

A. 3

B. 4.

C. 5

D. 2

Câu 7. Trách nhiệm pháp lý là gì?

A. Chức trách, công việc được giao cho mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện.

B. Trách nhiệm, nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho các chủ thể pháp luật

C. Nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu những hậu qủa bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

D. Những công việc mà các chủ thể phải thực hiện do cơ quan pháp luật yêu cầu.

Câu 8. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội cần phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản nào sau đây?

A. Trừng trị thích đáng

B. Xử lý nghiêm minh

C. Lấy giáo dục là chủ yếu

D. Chỉ phạt tiền.

Câu 9. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tuy có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, trong trường hợp này lỗi được xác định là:

A. Cố ý gián tiếp

B. Vô ý do quá tự tin

C. Vô ý do cẩu thả

D. Cố ý trực tiếp.

Câu 10. Học sinh THPT điều khiển xe gắn máy khi chưa có giấy phép lái xe thì phải chịu loại trách nhiệm pháp lý nào?

A. Kỷ luật.

B. Hình sự.

C. Dân sự.

D. Hành chính

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5:

Câu 1. Pháp luật là

A. hệ thống quy tắc xử sự chung.

B. hệ thống các quy tắc sử xự chung áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức.

C. hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

D. hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương

Câu 2. Pháp luật có đặc trưng là

A. tính quy phạm phổ biến.

B. tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. cả 3 đáp án trên

Câu 3. Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng

A. biện pháp giáo dục.

B. biện pháp răn đe.

C. biện pháp cưỡng chế.                                       .

D. biện pháp thuyết phục.

Câu 4. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình là hình thức

A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 5. Vi phạm hành chính là

A. hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm.

B. hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.

C. hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. hành vi vi phạm pháp luật xâm hại các quan hệ lao động, công vụ nhà nước 

Câu 6. Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý là những người

A. đủ 12 tuổi trở lên.

B. đủ 14 tuổi trở lên.

C. đủ 16 tuổi trở lên.

D. đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 7. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã:

A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D.  áp dụng pháp luật.

Câu 8. Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi – lanh bằng bao nhiêu?

A. Dưới 50 cm3.

B. Từ 50 cm3 đến 70 cm3.

C. 90 cm3.

D. Trên 90 cm3.

Câu 9. Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm pháp luật

A. dân sự.

B. hình sự.

C. hành chính.

D. kỉ luật.

Câu 10. Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì

A. bị xử phạt vi phạm hình sự .

B. bị xử phạt vi phạm dân sự.

C. bị xử phạt vi phạm hành chính.

D. bị xử phạt vi phạm kỉ luật.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 6:

Câu 1:  Pháp luật là những quy tắc xử sự chung. do……………….và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

A.  nhà nước ban hành

B.  các cơ quan có thẩm quyền  ban hành

C.  Quốc hội ban hành

D. đươc hình thành từ các chuẩn mực đạo đức xã hội

Câu 2: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của

A. Nhân dân lao động

B. Giai cấp tiến bô

C.  Giai cấp cầm quyền

D. Giai cấp công nhân

Câu 3: Pháp luật được hình thành trên cơ sở các :

A. Quan  điểm chính trị

B. Quan hệ kinh tế – xã hội

C. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội

D. Quan hệ chính trị – đạo đức

Câu 4: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 vi phạm hình sự là những hành vi

A. nguy hiểm cho xã hội.

B. cực kì nguy hiểm cho xã hội.

C. đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

D. rất nguy hiểm cho xã hội.

Câu 5: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới

A. quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm

B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

C. quan hệ sở hửu và quan hệ gia đình

D. quan hệ tài sản và quan hệ gia đình.

Câu 6: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẩn đến hậu quả người đó chết, thì:

A. Vi phạm dân sự

B. Vi phạm hình sự

C. Vi phạm hành chính

D. Vi phạm kỉ luật

Câu 7: Không tố giác tội phạm là hành vi:

A. Không hành động

B. Hành động

C. Che giấu

D. Đồng phạm

Câu 8: Cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm xây dựng  cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý chất thải theo tiêu chuẩn môi trường. Việc làm của cơ sở sản xuất kinh doanh trên là gì?

A. Thực hiện pháp luật

B. Sử dụng pháp luật

C. Thi hành pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật

Câu 9: Cửa hàng dịch cụ internet mở cửa cho sử dụng dịch vụ sau 11h đêm. Cửa hàng đó đã vi phạm pháp luật gì?

A. Vi phạm hình sự

B. Vi phạm hành chính

C. Vi phạm dân sự

D. Vi phạm kỉ luật

Câu 10: H ( 16 tuổi) điều khiển xe gắn máy đi đường ngược chiều, va vào xe Anh B ngã và tử vong. H bị thương phải nằm viện. Theo em trường hợp này xử lí như thế nào?

A. Gia đình anh B tự chịu trách nhiệm.

B. Không xử lí H vì H mới 16 tuỗi

C. Xử phạt hình sự đối với H và buộc H phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh B

D. H bị xử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 6 đề thi thử THPT QG năm 2020 môn GDCD Trường THPT Nguyễn Thái Bình Lần 1. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?