TRƯỜNG THPT BÌNH ĐỘ | ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1. Polime nào sau đây được dùng để điều chế thủy tinh hữu cơ?
A. Poli (metyl metacrylat). B. Poliacrilonitrin.
C. Polistiren. D. Poli (etylen terephtalat).
Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Glyxin. B. Etyl amin. C. Anilin. D. Glucozo.
Câu 3. Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được glixerol và
A. axit béo. B. ancol đơn chức. C. muối clorua. D. xà phòng.
Câu 4. Xà phòng hóa triolein thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và glixerol. B. C17H31COONa và etanol.
C. C17H33COONa và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 5. Hợp chất H2NCH(CH3)COOH có tên gọi là
A. glyxin. B. lysin. C. valin. D. alanin.
Câu 6. Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?
A. Bạc (Ag). B. Sắt (Fe). C. Vonfram (W). D. Crom (Cr).
Câu 7. Chất không tan trong nước lạnh là
A. fructozo. B. glucozo. C. saccarozo. D. tinh bột.
Câu 8. Metyl acrylat có công thức là
A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. CH2=CHCOOCH3. D. CH3COOCH=CH2.
Câu 9. Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A. Poli (vinyl axetat). B. Polietilen. C. Poli acrilonitrin. D. Poli (vinyl clorua).
Câu 10. Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime tổng hợp?
A. Polipropilen, xenlulozơ, nilon-7, nilon-6,6.
B. Polipropilen, polibutađien, nilon-7, nilon-6,6.
C. Polipropilen, tinh bột, nilon-7, cao su thiên nhiên.
D. Tinh bột, xenlulozơ, cao su thiên nhiên, polibutađien.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. Este CH3COOCH=CH2 có tên gọi là
A. metyl vinylat. B. etyl axetat. C. vinyl axetat. D. metyl acrylat.
Câu 2. Kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường?
A. K. B. Ag. C. Fe. D. Cu.
Câu 3. Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?
A. CH3COOC2H5. B. H2NCH2COOH. C. HCOONH4. D. C2H5NH2.
Câu 4. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ visco. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 5. Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 loãng. B. H2SO4 đặc, nóng. C. HNO3 loãng. D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 6. Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 7. Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ag+. B. Cu2+. C. Zn2+. D. Ca2+.
Câu 8. Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Glucoza. B. Xenluloza. C. Saccaroza. D. Tinh bột.
Câu 9. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Xenluloza. B. Saccaroza. C. Glucoza. D. Tinh bột.
Câu 10. Cho 0,46 gam kim loại Na tác dụng hết với H2O (dư), thu được X mol khí H2. Giá trị của x là
A. 0,04. B. 0,02. C. 0,01. D. 0,03.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1. Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
A. Saccarozo. B. Amilozo. C. Glucozo. D. Xenlulozo.
Câu 2. Số nhóm chức este có trong mỗi phân tử chất béo là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 3. Ure, (NH2)2CO là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?
A. phân đạm. B. phân NPK. C. phân lân. D. phân kali.
Câu 4. Chất nào sau đây không phải chất điện li trong nước?
A. CH3COOH. B. C6H12O6 (glucozo). C. NaOH. D. HCl.
Câu 5. Trùng hợp chất nào sau đây thu được poli (vinyl clorua)?
A. CH2=CHCl. B. CH2=CH-CH2Cl. C. ClCH-CHCl. D. Cl2C=CCl2.
Câu 6. Dung dịch amin nào sau đây không đổi màu quỳ tím sang xanh?
A. Benzylamin. B. Metylamin. C. Anilin. D. Đimetylamin.
Câu 7. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính axit. B. tính oxi hóa. C. tính khử. D. tính bazo.
Câu 8. Kim loại nào sau đây tác dụng rõ rệt với nước ở nhiệt độ thường?
A. Fe. B. Ag. C. Na. D. Cu.
Câu 9. Giấm ăn là một chất lỏng có vị chua và có thành phần chính là dung dịch axit axetic nồng độ 5%. Công thức hóa học của axit axetic là
A. HCOOH. B. CH3COOH. C. CH3CH2OH. D. CH3CH2COOH.
Câu 10. Để hiđrat hóa etanol (xúc tác H2SO4 đặc, 170°C), thu được sản phẩm hữu cơ chủ yếu nào sau đây?
A. CH3COOH. B. CH3CH2OCH2CH3. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH2=CH2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
Câu 1. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho kim loại Fe vào dung dịch ZnCl2.
B. Cho kim loại Mg vào dung dịch Al2(SO4)3.
C. Cho kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.
D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Câu 2. Cho các phát biểu sau:
1) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
2) Phân tử khối của một amino axit (1 nhóm - NH2, 1 nhóm - COOH) luôn luôn là một số lẻ.
3) Dung dịch CH3NH2 làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
4) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư thu được kim loại sau phản ứng.
5) Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 3. Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được glixerol; 15,2 gam natri oleat và 30,6 gam natri stearat. Phân tử khối của X là
A. 886. B. 888. C. 890. D. 884.
Câu 4. Nguyên tử hay ion nào sau đây có số electron nhiểu hơn số proton?
A. K+ B. Ba C. S D. Cr
Câu 5. Cho 21,6 gam hỗn hợp X gồm metyl amin, etylamin và propyl amin (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:1) tác dụng hết với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 36,2 gam. B. 39,12 gam. C. 43,5gam. D. 40,58 gam.
Câu 6. Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch chứa a mol chất tan X. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì X là
A. Ba(OH)2. B. Ca(OH)2. C. NaOH. D. Na2CO3.
Câu 7. Chất có phản ứng màu biure là
A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Protein. D. Chất béo.
Câu 8. Cho dung dịch chứa 27 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được tối đa bao nhiêu gam Ag?
A. 21,6. B. 10,8. C. 16,2. D. 32,4.
Câu 9. Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được đung dich X và một lượng chất rắn không tan. Dung dịch X không tác dụng với chất nào sau đây?
A. AgNO3 B. Cu C. Fe D. Cl2
Câu 10. Cho các chất: isopren, stiren, cumen, ancol allylic, anđehít acrylic, axit acrylic, triolein. Số chất khi cho tác dụng với H2 dư trong Ni, t° thu được sản phẩm hữu cơ, nếu đốt cháy sản phẩm này cho số mol H2O lớn hơn số mol CO2 là:
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5:
Câu 1. Một axit X có công thức chung là CnH2n – 2O4, loại axit nào sau đây thỏa mãn X?
A. Axit chưa no hai chức B. Axit no, 2 chức
C. Axit đa chức no D. Axit đa chức chưa no
Câu 2. Chất nào sau đây không phải là este?
A. CH3COOC2H5 B. C3H5(COOCH3)3 C. HCOOCH3 D. C2H5OC2H5
Câu 3. Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các
A. cation B. anion C. ion trái dấu D. chất
Câu 4. Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6 B. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl
C. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4 D. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N
Câu 5. Anđehit propionic có công thức cấu tạo là
A. CH3CH2CHO B. HCOOCH2CH3 C. CH3CH(CH3)2 D. CH3CH2CH2CHO
Câu 6. Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH2=CHCOONa và CH3OH B. CH3COONa và CH2=CHOH
C. CH3COONa và CH3CHO D. C2H5COONa và CH3OH
Câu 7. Một chai đựng ancol etylic có nhãn ghi 25° có nghĩa là
A. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 ml ancol nguyên chất
B. cứ 100 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất
C. cứ 75 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất
D. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 gam ancol nguyên chất
Câu 8. Khi thủy phân HCOOC6H5 trong môi trường kiềm dư thì thu được
A. 2 rượu và nước B. 2 muối và nước C. 1 muối và 1 ancol D. 2 muối
Câu 9. Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là
A. N2O B. SO2 C. NO2 D. CO2
Câu 10. Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5COOH B. CH3COOCH3 C. HOC2H4CHO D. HCOOC2H5
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 6:
Câu 1. Khi cho Fe tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. môi trường. D. chất xúc tác.
Câu 2. Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch A và một kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là
A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Mg.
Câu 3. Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, CuCl2, AgNO3, HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 4. Tiến hành điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, thu được một khí X duy nhất. Điều khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. X là khí oxi B. X là khí clo
C. X là khí hiđro D. Có dùng màng ngăn xốp
Câu 5. Khi cho Na dư vào 3 cốc đựng mỗi dung dịch: Fe2(SO4)3, FeCl2 và AlCl3 thì đều có hiện tượng xảy ra ở cả 3 cốc là
A. có kết tủa. B. có khí thoát ra. C. có kết tủa rồi tan. D. không hiện tượng.
Câu 6. Cho 1,68 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Mg tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thấy tạo hỗn hợp muối B và khí SO2 có thể tích 1,008 lít (đktc). Tính khối lượng muối thu được
A. 6,0 gam. B. 5,9 gam. C. 6,5 gam. D. 7,0 gam.
Câu 7. Cho 3-etyl-2-metylpentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số dẫn xuất monoclo tối đa thu được là
A. 3. B. 4. C. 7. D. 5.
Câu 8. Cho thí nghiệm như hình vẽ:
Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố nào có trong glucozo?
A. Cacbon. B. Hiđro và oxi. C. Cacbon và hiđro. D. Cacbon và oxi.
Câu 9. Amino axit X có công thức H2N-R(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào V lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch gồm: NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là
A. 10,526%. B. 10,687%. C. 11,966%. D. 9,524%.
Câu 10. Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhanh hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch axit một vài giọt dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B.FeCl3. C. H2SO4. D. Cu(NO3)2.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 6 đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa học năm 2019-2020 Trường THPT Pác Khuông. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tốt!