Bộ 6 đề kiểm tra Chương 6 HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 có đáp án Trường THPT Nguyễn Lương Bằng

TRƯỜNG THPT NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 6 HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là:

  A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

  B. chỉ có kết tủa keo trắng.

  C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.

  D. không có kết tủa, có khí bay lên.

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

  (a) Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+.

  (b) Để làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước có thể dùng dung dịch Ca(OH)2 hoặc dung dịch Na3PO4.

  (c) Không thể dùng nước vôi để làm mềm nước cứng tạm thời.

  (d) Từ quặng đolomit có thể điều chế được kim loại Mg và Ca riêng biệt.

  (e) Các kim loại K, Ca, Mg, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua của tương ứng.

Số phát biểu đúng là

  A. 5.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 4.

Câu 3: Cho các cặp kim loại tiếp xúc với nhau qua dây dẫn là: Zn-Cu; Zn-Fe; Zn-Mg; Zn-Al; Zn-Ag cùng nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Số cặp có khí H2 thoát ra ở phía kim loại Zn là

  A. 4.                            B. 2.                            C. 5.                            D. 3.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây sai?

  A. FeO có cả tính khử và oxi hóa.

  B. Gang là hợp kim của Fe và C, trong đó có từ 2-5% khối lượng C.

  C. Quặng hematit đỏ có thành phần chính là Fe2O3.

  D. Đồng thau là hợp kim của đồng và thiếc.

Câu 5:  Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là quá trình hóa học diễn ra trong hang động hàng triệu năm. Phản ứng hóa học diễn tả quá trình đó là

  A. MgCO3  + CO2  + H2O  →  Mg(HCO3)2  

  B. Ca(HCO3) → CaCO3  + CO2  + H2O

  C. CaCO3 + CO2  + H2O  → Ca(HCO3)2 

  D. CaO + CO2  →  CaCO3

Câu 6: Khi điều chế kim loại kiềm Na người ta thường dùng

  A. Điện phân nóng chảy NaOH.

  B. Điện phân nóng chảy NaOH hoặc NaCl.

  C. Cho hỗn hợp rắn gồm NaCl và K nung nóng.

  D. Điện phân nóng chảy NaCl.

Câu 7:  Gang và thép  là những  hợp kim của sắt có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Gang và thép có những điểm khác biệt nào sau đây là không đúng ?

  A. Thép dẻo và bền hơn gang.

  B. Điều chế gang thường từ quặng hematit, còn điều chế Fe từ quặng pirit sắt.

  C. Hàm lượng cacbon trong gang cao hơn trong thép.

  D. Gang giòn và cứng hơn thép.

Câu 8:  Có 2 cốc A, B đều chứa 100 ml dung dịch H2SO4  1M và một cây đinh sắt. Nhỏ thêm vào cốc B vài giọt dung dịch CuSO4. Tìm phát biểu không đúng trong số các phát biểu sau ?

  A. Bọt khí thoát ra trong cốc A nhanh hơn trong cốc B.

  B. Quá trình hòa tan của Fe trong cốc B nhanh hơn trong cốc A.

  C. Trong cốc B có bọt khí H2 thoát ra trên bề mặt của Cu.

  D. Trong cốc B có 1 dòng electron di chuyển từ Fe sang Cu làm phát sinh dòng điện.

Câu 9: Trong một bình nước chứa 0,3 mol Na+; 0,5 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 1,5 mol HCO3-; 0,4 mol Cl- .Có thể dùng hoá chất nào sau đây để làm mềm nước trong bình trên?

  A. Na2CO3.                 B. HCl.                        C. Ca(OH)2.                D. Na2SO4.

Câu 10: Nhận xét nào không đúng về Cr và hợp chất của Cr?

  A. Cr(OH)2 là hợp chất lưỡng tính.

  B.Khi phản ứng với Cl2 trong dung dịch KOH ion CrO2 đóng vai trò là chất khử.

  C.Màu dung dịch K2Cr2O7 bị biến đổi khi cho thêm dung dịch KOH vào.

  D. Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 ở điều kiên thường.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

BẢNG ĐÁP ÁN

01.A

02. C

03. B

04. D

05. B

06.D

07. B

08. A

09. A

10. A

11. D

12. D

13. B

14. B

15. D

16. B

17. C

18. D

19. B

20.D

21.A

22. C

23. A

24. D

25. B

26. A

27. C

28. D

29.C

30.D

31. B

32. B

33. B

34. D

35. A

36. A

37. B

38. C

39. C

40. A

41. D

42. B

43.C

44.C

45.C

46.C

47.D

48.B

49.B

50.A

 
ĐỀ SỐ 2

Câu 1.Phản ứng nào sau đây là sai :

  A.                      B.

  C.                              D.

Câu 2: Cho hỗn hợp gồm Al, BaO và Na2CO3 (có cùng số mol) vào nước dư thu được dung dịch X và chất kết tủa Y. Chất tan trong dung dịch X là:

  A. NaAlO2.                                         B. NaOH và NaAlO2.

  C. NaOH và Ba(OH)2.                         D. Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2.

Câu 3: Trong các hỗn hợp sau: (1) 0,1mol Fe và 0,1 mol Fe3O4; (2) 0,1mol FeS và 0,1 mol CuS; (3) 0,1 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4; (4) 0,02 mol Cu và 0,5 mol Fe(NO3)2; (5) 0,1 mol MgCO3 và 0,1 mol FeCO3. Những hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư là

  A. (1), (3), (4), (5).                              B. (1), (2), (5).

  C. (1), (3), (5).                                    D. (1), (2), (4), (5).

Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, để tiêu hủy hết các mẫu natri dư bằng cách nào sau đây là đúng nhất ?

  A. Cho vào cồn 900                                              B. Cho vào dd NaOH

  C. Cho vào dầu hỏa                                        D. Cho vào máng nước thải

Câu 5: Cho bột  kim loại M vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn X gồm M và Ag với dung dịch Y chứa 2 muối M(NO3)2 và Fe(NO3)2. Kết luận nào sau đây là đúng?

  A. Tính khử theo thứ tự: Fe2+ > M > Ag > Fe3+.

  B. Tính oxi hoá theo thứ tự: Ag+ > Fe3+ > M2+ > Fe2+.

  C. Tính oxi hoá theo thứ tự: M2+ > Ag+ > Fe3+ > Fe2+.

  D. Tính khử theo thứ tự: M > Ag > Fe2+ > Fe3+.

Câu 6: Vật làm bằng hợp kim Zn-Cu trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hoà tan O2) đã xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá. Tại anot  xảy ra quá trình

A. Khử O2                    B. Khử Zn                   C. Ôxi hoá Cu                         D. Ôxi hoá Zn

Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai ?

  A. Hòa tan Al2(SO4)3 khan vào nước làm dung dịch nóng lên do bị hiđrat hóa

  B. Có chất lỏng khi pha loãng (thêm nước) thì nồng độ tăng.

  C. Các kim loại  Na, K , Ba có mạng tinh thể lập phương tâm khối.

  D. Tất cả các đám cháy đều dập tắt bằng CO2

Câu 8: Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng:

  - X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy

  -  X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối

  - Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội.

X, Y, Z, T theo thứ tự là:

A. Al; Na; Cu; Fe         B. Na; Fe; Al; Cu        C. Na; Al; Fe; Cu       D. Al; Na; Fe; Cu

Câu 9: Thạch cao sống có công thức là

  A. CaSO4.       B. CaSO4.2H2O.                     C. CaCO3.                  D. CaSO4.H2O.

Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a). Đốt dây sắt trong khí clo dư.

(b). Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (không có oxi).

(c). Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng (dư).

(d). Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.

(e). Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).

(f). Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo ra muối Fe(III) là

  A. 6.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

BẢNG ĐÁP ÁN

01.A

02. B

03. A

04. A

05. B

06.D

07. D

08. D

09. B

10. D

11. B

12. D

13. B

14. B

15. C

16. C

17. A

18. A

19. D

20.D

21.B

22. C

23. C

24. D

25. B

26. A

27. B

28. C

29.C

30.D

31. D

32. D

33. C

34. D

35. C

36. C

37. C

38. D

39. C

40. D

41. A

42. D

43.A

44.A

45.D

46.B

47.C

48.C

49.A

50.C

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Chọn  các phát biểu đúng trong số các phát biểu sau:

  a) Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.

  b) Crom là kim loại chỉ tạo được oxit bazơ.

  c) Crom có một số tính chất hóa học giống nhôm.

  d) Crom có những hợp chất giống những hợp chất của lưu huỳnh.

  e) Trong tự nhiên crom ở dạng đơn chất.

  f) Phương pháp sản xuất crom là điện phân Cr2O3 nóng chảy.

  g) Kim loại crom có thể rạch được thủy tinh.

  h) Kim loại crom có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.

  A. a ,c, d ,g ,h              B. a ,c ,e ,g ,h              C. a ,b ,c ,d ,g              D.b ,d ,f ,h

Câu 2. Tính chất chung của kim loại là tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim. Nguyên nhân chủ yếu gây tính chất chung đó là:

  A.Kim loại có tính khử.                     

  B.Do kim loại chủ yếu tồn tại dạng chất rắn.

  C.Kim loại có số electron lớn.           

  D.Các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây nên.

Câu 3: Có 4 kim loại A,B,C,D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học ,biết rằng:

  - A,B tác dụng được với dung dịch HCl giải phóng khí hiđro.

  - C,D không có phản ứng với dung dịch HCl.

  - B tác dụng với dung dịch muối của A và giải phóng kim loại A.

  - D tác dụng được với dung dịch muối của C và giải phóng kim loại C.

  Hãy xác định thứ tự sắp xếp theo chiều tính kim loại giảm dần.

  A. B,D,C,A                 B. D,A,B,C                 C.B,A,D,C                  D.A,B,C,D

Câu 4: Cho các phản ứng sau:

  Cu + HNO3(đặc) → khí A                                  

MnO2+HCl(đặc) → khí B

  NaHSO3+H2SO4 → khí C                                          

Ba(HCO3)2+ HNO3→ khí D

  Khẳng định nào sau đây không đúng?

  A. A tác dụng với NaOH cho hai muối.        

  B. B tác dụng với dung dịch KOH đun nóng cho 2 muối.

  C. C không làm mất màu nước brom.

  D.  A,B,C và D đều tác dụng với dd Ca(OH) 2.

Câu 5: Cho hỗn hợp bột gồm Al,Fe,Mg và Cu tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Lọc bỏ phần chất rắn không tan thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi,thu được chấ rắn Z. Chất rắn Z gồm:

  A.Fe2O3;MgO;CuO                                                    B. MgO;FeO              

  C. Fe2O3;MgO                                                            D. Al2O3; Fe2O3;MgO

Câu 6: Cho các giá trị thế điện cực chuẩn : Eo(Cu2+/Cu) = 0,34 V; Eo(Zn2+/Zn)= -0,76 V. Khẳng định nào dưới đây không đúng ?

  A. Cu2+ có tính oxi  hóa mạnh hơn Zn2+        B. Zn khử được Cu2+ thành Cu

  C. Cu có tính khử yếu hơn Zn                        D. Zn2+ oxi hóa được Cu

Câu 7: Thêm bột sắt dư vào các  dd riêng biệt sau: FeCl3 , AlCl3 , CuSO4 , Pb(NO3)2 , NaCl, HCl, HNO3 (loãng), H2SO4 (đặc, nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn , các trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là:

  A. 4                             B. 5                             C. 6                             D.7

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  A. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử

  B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa-khử

  C. Ăn mòn hóa học làm phát sinh dòng điện

  D. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

Câu 9: Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+ ; 0,02 mol Ca2+ ; 0,01 mol Mg2+ ; 0,05 mol HCO3- và 0,02 mol Cl-. Vậy nước trong cốc thuộc loại nước:

  A. Có độ cứng tạm thời                                  B. Có độ cứng vĩnh cửu

  C. Mềm                                                           D. Có độ cứng toàn phần

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng:

  A. Trong nhóm IIA, đi từ Be đến Ba, nhiệt độ nóng chảy các kim loại giảm dần.

  B. Tất cả các kim loại kiềm và kiềm thổ đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.

  C. Tính khử các kim loại giảm dần theo thứ tự Na, K, Mg, Al.

  D. Trong các kim loại, Cs là kim loại mềm nhất.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

BẢNG ĐÁP ÁN

01.A

02. D

03. C

04. C

05. C

06. D

07. C

08. C

09. D

10. D

11. B

12. D

13. C

14. C

15. B

16. A

17. B

18. B

19. A

20.B

21.C

22. D

23. B

24. D

25. B

26. C

27. C

28. C

29.D

30.C

31. A

32. D

33. D

34. A

35. A

36. C

37. D

38. C

39. D

40. A

41. B

42. B

43.B

44.A

45.A

46.C

47.B

48.C

49.A

50.C

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl và Cl2 đều cho muối như nhau?

  A. Cu.                         B. Ag.                         C. Al.                          D. Fe.

Câu 2: Cho sơ đồ biến hóa: CaCO3 → X(khí)  → Y. Với Y là trường hợp nào sau đây không thỏa mãn với sơ đồ biến hóa trên (biết Y tác dụng được với nước vôi trong)?

A. Al2(SO4)3.               B. Ca(HCO3)2.            C. Al(OH)3.                D. NaHCO3.

Câu 3: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây gọi là phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al2O3 và NaOH.      B. Al2O3 và HCl.        C. Fe2O3 và Al.           D. Al và HCl.

Câu 4: Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây đều có thể tan được trong nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm?

  A. K, Na, Zn, Al.                    B. K, Na, Fe, Al.        

  C. Ba, K, Na.                          D. Na, K, Mg, Ca.

Câu 5: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây?

  A. Ca(HCO3)2, MgCl2.                     B. CaSO4, MgCl2.

  C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.            D. Mg(HCO3)2, CaCl2.

Câu 6: Phát biểu không đúng là:

  A. Trong dung dịch, Fe3+ khử  được Cu tạo thành Cu2+ và Fe2+.

  B. Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

  C. Cu2+ tác dụng được với dung dịch H2S tạo kết tủa màu đen.

  D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.

Câu 7: Cho bột Fe vào dung dịch NaNO3 và HCl Đến phản ứng hoàn thu được dd A, hỗn hợp khí X gồm NO và H2 và có chất rắn không tan. Trong dd A chứa các muối:

  A. FeCl3 ; NaCl                                 

  B. Fe(NO3)3 ; FeCl3 ; NaNO3 ; NaCl

  C. FeCl2 ; Fe(NO3)2 ; NaCl ; NaNO3.

  D. FeCl2, ; NaCl

Câu 8: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

  A. kim loại Ag.           B. kim loại Ba.            C. kim loại Mg.           D. kim loại Cu.

Câu 9: Khi điện phân 500ml dung dịch gồm NaCl 0,2M và CuSO4 0,05M với điện cực trơ khi kết thúc điện phân thu được dd X . Phát biểu nào sau đây đúng :

  A. Dung dịch X hoà tan được Al2O3.

  B. Khí thu được ở anot của bình điện phân là : Cl2, H2.

  C. Ở catôt xảy ra sự oxi hoá  Cu2+.

  D. Dung dịch X hoà tan được kim loại Fe

Câu 10: Cho các nhận xét sau:

  1. Na2CO3 có thể làm mềm mọi nước cứng.

  2. Dung dịch Ca(OH)2 có thể làm mềm nước cứng tạm thời nhưng không thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu

  3. Nước cứng làm giảm tác dụng của xà phòng do tạo kết tủa.

  4. Phản ứng CaCO3 + CO2 + H2O ® Ca(HCO3)2 là phản ứng giải thích sự xâm thực của nước tự nhiên vào núi đá vôi.

Số nhận xét đúng là:

  A. 3.                            B. 4                             C. 2.                            D. 1.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

BẢNG ĐÁP ÁN

01.C

02. A

03. C

04. C

05. C

06.A

07. D

08. D

09. A

10. B

11. B

12. C

13. B

14. D

15. A

16. B

17. C

18. A

19. C

20.A

21.B

22. A

23. D

24. D

25. D

26. A

27. B

28. C

29.C

30.B

31. A

32. B

33. D

34. B

35. A

36. B

37. C

38. B

39. D

40. B

41. C

42. C

43.C

44.A

45.D

46.B

47.B

48.A

49.A

50.A

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Có 4 cốc chứa dung dịch HCl cùng nồng độ và cùng thể tích. Cho vào cốc (1) một thanh Zn, cho vào cốc (2) một thanh Fe, cho vào cốc (3) hai thanh Fe và Cu đặt tiếp xúc nhau, cho vào cốc (4) hai thanh Zn và Cu đặt tiếp xúc nhau. Giả thiết khối lượng các thanh kim loại bằng nhau. Tốc độ giải phóng khí ở bốn cốc được sắp xếp theo chiều giảm dần

  A. (4) > (3) > (2) > (1).                                   B. (4) > (3) > (1) > (2).

  C. (3) > (4) > (1) > (2).                                   D. (1) > (2) > (3) > (4).                      

Câu 2: Hỗn hợp X gồm Al, FexOy, Fe. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí (ở đktc). Nung X trong điều kiện không có không khí tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thì không có khí bay ra. Hòa tan Y trong dung dịch H2SO4 loãng cũng thu được V lít khí (ở đktc). Công thức của oxit sắt trong hỗn hợp X là

  A. Fe2O3.                                            B. FeO.                      

  C. Fe3O4.                                            D. FeO hoặc Fe3O4.

Câu 3: Dãy các kim loại  được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện trong công nghiệp là

  A. Ni, Zn, Fe, Cu.       B. Cu, Fe, Pb, Mg.      C. Na, Fe, Sn, Pb.       D. Al, Fe, Cu, Ni.

Câu 4: Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:

X + 2YCl3 →  XCl2 + 2YCl2  (1)       

Y + XCl2   →  YCl2 + X. (2)

Phát biểu đúng là:

A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.

B. Kim loại X khử được ion Y2+

C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y

D. Ion Y3+  có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.

Câu 5 : Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là

  A. FeO                        B. Fe                           C. CuO                       D. Cu

Câu 6 : Hoà tan hỗn hợp gồm : K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là

  A. K2CO3                   B. Fe(OH)3                  C. Al(OH)3                 D. BaCO3

Câu 7 : Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là

  A. (1), (2), (3)                                                 B. (1), (3), (5)  

  C. (1), (4), (5)                                                 D. (1), (3), (4)

Câu 8: Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại theo phương pháp nhiệt luyện?

  A. Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe.                      B. CO + CuO → Cu + CO2.

  C. CuCl2 → Cu + Cl2.                                        D. 2Al2O3 → 4Al + 3O2.

Câu 9: Có 4 dung dịch riêng biệt: (a) HCl, (b) CuCl2, (c) FeCl3, (d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

  A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 0.

Câu 10: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

  A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.                  

  B. HNO3, NaCl, Na2SO4.

  C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.                                      

  D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

BẢNG ĐÁP ÁN

01.B

02. B

03. A

04. D

05. C

06.C

07. C

08. B

09. B

10. D

11. D

12. C

13. A

14. C

15. A

16. A

17. D

18. B

19. B

20.B

21.C

22. D

23. A

24. C

25. D

26. C

27. C

28. A

29.B

30.D

31. A

32. C

33. C

34. D

35. D

36. B

37. C

38. B

39. C

40. A

41. A

42. B

43.D

44.A

45.C

46.A

47.D

48.C

49.C

50.C

 

ĐỀ SỐ 6

Câu 1: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường

  A. Na                          B. Fe                           C. Mg                          D. Al

Câu 2: Cho dãy chuyển hóa sau:

Công thức của X là

  A. NaOH                    B. Na­2­CO­3                  C. NaHCO­3­                D. Na­2­O.

Câu 3: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):

  A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.                                             B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.

  C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.                                             D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.

Câu 4: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là:

  A. Fe3O4.                    B. FeO.                        C. Fe.                          D. Fe2O3.

Câu 5: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

  A. a : b = 1 : 4.            B. a : b < 1 : 4.            C. a : b = 1 : 5.            D. a : b > 1 : 4.

Câu 6: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao.Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

  A. Cu, Fe, Zn, MgO.                                       B. Cu, Fe, ZnO, MgO.

  C. Cu, Fe, Zn, Mg.                                          D. Cu, FeO, ZnO, MgO.

Câu 7: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là:

  A. Na, Ca, Al.                                                 B. Na, Ca, Zn.            

  C. Na, Cu, Al.                                                 D. Fe, Ca, Al.

Câu 8: Mệnh đề không đúng là:

  A. Fe2+ oxi hoá được Cu.

  B. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.

  C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

  D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.

Câu 9: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau :

X → X1 + CO2

X1 + H2O   → X2

X2 + Y  → X + Y1 + H2O

X2 + 2Y → X + Y2 + 2H2O                                

Hai muối X,Y tương ứng là :

  A. CaCO3, NaHSO4                                                   B.BaCO3, Na2CO3                

  C.CaCO3, NaHCO3                                                    D.MgCO3, NaHCO3

Câu 10: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra

  A. sự khử ion Cl-.                                                        B. sự oxi hoá ion Cl-.

  C. sự oxi hoá ion Na+.                                                D. sự khử ion Na+.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

BẢNG ĐÁP ÁN

01.A

02. B

03. C

04. D

05. D

06.A

07. A

08. A

09. C

10. D

11. A

12. B

13. D

14. B

15. C

16. C

17. B

18. C

19. C

20.B

21.B

22. C

23. A

24. B

25. D

26. B

27. B

28. D

29.B

30.C

31. B

32. C

33. B

34. B

35. A

36. A

37. C

38. B

39. A

40. B

41. B

42. B

43.A

44.A

45.C

46.D

47.A

48.C

49.B

50.A

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ 6 đề kiểm tra Chương 6 HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 có đáp án Trường THPT Nguyễn Lương Bằng, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?