Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Vật Lý có đáp án Trường THCS Trưng Vương

TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 60p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trường hợp nào sau đây, ánh sáng truyền đến mắt người quan sát là tia khúc xạ?

A. Quan sát một bông hoa.

B. Quang sát ảnh của ta trong gương.

C. Quan sát con cá bơi dưới nước.

D. Xem phim trên màn ảnh.

Câu 2: Đặt vật sáng trước thấu kính phân kì, ta thu được

A. Ảnh thật, lớn hơn vật.

B. Ảnh thật, nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

D. Ảnh ảo, lớn hơn vật

Câu 3: Số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là n1 = 500 vòng và n2 = 1000 vòng. Đặt vào hai đầu dây cuộn sơ cấp hiệu điện thế xoay chiều U1 = 220 V. Hiệu điện thế ở hai đầu dây cuộn thứ cấp để hở là:

A. U2 = 11 V.    

B. U2 = 440 V.

C. U2 = 44 V.    

D. U2 = 110 V.

Câu 4: Bộ phận của mắt có vai trò tương đương với tấm phim trong máy ảnh về phương diện quang học là

A. con ngươi.    

B. thấu kính mắt.

C. giác mạc.   

D. màng lưới

Câu 5: Để đun sôi một ấm nước cần nhiệt lượng 66 kJ. Một bếp điện có điện trở 440 Ω được mắc vào hiệu điện thế 220 V có hiệu suất đun là 60% thì thời gian đun sôi ấm nước trên là

A. 660 s.    

B. 10 phút.

C. 1320 s.    

D. 16,67 phút.

Câu 6: Theo cấu tạo chất, khi tăng nhiệt độ của vật thì các phân tử tạo thành vật đó

A. có động năng tăng.

B. có khoảng cách không đổi.

C. có động năng giảm.

D. có khoảng cách giảm.

Câu 7: Thiết bị điện chuyển hóa điện năng thành cơ năng khi hoạt động là

A. quạt điện.    

B. nồi cơm điện.

C. mỏ hàn điện.    

D. bàn là điện.

Câu 8: Một đoạn dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều có điện trở là R Nếu cắt đoạn dây đó thành bốn đoạn có chiều dài bằng nhau thì mỗi đoạn có điện trở là

A. 0,25R.    B. 2R.

C. 0,5R.    D. 4R.

Câu 9: Đặt vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 20 cm. Biết tiêu cự thấu kính bằng 15 cm. Ảnh của vật sáng cho bởi thấu kính là

A. ảnh thật, nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

C. ảnh ảo, lớn hơn vật.

D. ảnh thật, lớn hơn vật.

Câu 10: Tương tác từ không xảy ra khi đưa một thanh nam châm thẳng lại gần

A. một nam châm chữ U.

B. một kim la bàn.

C. một cuộn dây dẫn bằng đồng, hai đâu để hở.

D. một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

ĐÁP ÁN

Câu 1: Đáp án C

Khi quan sát con cá bơi dưới nước ánh sáng truyền đến mắt ta là tia khúc xạ.

Câu 2: Đáp án C

Đặt vật sáng trước thấu kính phân kỳ ta thu được ảnh ảo nhỏ hơn vật.

Câu 3: Đáp án B

Câu 4: Đáp án D

Bộ phận của mắt có vai trò tương đương với tấm phim trong máy ảnh về phương diện quang học là màng lưới.

Câu 5: Đáp án D

Câu 6: Đáp án A

Theo cấu tạo chất khí, khi tăng nhiệt độ của vật thì các phân tử tạo thành vật đó có động năng tăng.

Câu 7: Đáp án A

Thiết bị chuyển hóa điện năng thành cơ năng khi hoạt động là quạt điện

Câu 8: Đáp án A

Áp dụng công thức tính điện trở của dây dẫn   khi cắt đoạn dây thành 4 đoạn có chiều dài bằng nhau thì điện trở mỗi đoạn là 0,25R.

Câu 9: Đáp án D

Câu 10: Đáp án C

Khi đưa một thanh nam châm lại gần một cuộn dây dân bằng đồng để hở thì không xảy ra tương tác từ.

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ (r) là góc tạo bởi

A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

B. tia khúc xạ và tia tới.

C. tia khúc xạ và mặt phân cách.

D. tia khúc xạ và điểm tới.

Câu 2: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló

A. đi qua tiêu điểm của thấu kính.

B. song song với trục chính của thấu kính.

C. cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì.

D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.

Câu 3: Để sử dụng thiết bị có hiệu điện thế định mức 24 V ở nguồn điện có hiệu điện thế 220 V phải sử dụng máy biến thế có hai cuộn dây với số vòng dây tương ứng là

A. Sơ cấp 3458 vòng, thứ cấp 380 vòng.

B. Sơ cấp 380 vòng, thứ cấp 3458 vòng.

C. Sơ cấp 360 vòng, thứ cấp 3300 vòng.

D. Sơ cấp 3300 vòng, thứ cấp 360 vòng.

Câu 4: Bộ phận quang học của máy ảnh là:

A. Vật kính.

B. Phim.

C. Buồng tối.

D. Bộ phận đo độ sáng.

Câu 5: Mỗi ngày công tơ điện của một gia đình đếm 2,5 số. Gia đình đó đã tiêu thụ mỗi ngày một lượng điện năng là:

A. 90000J    

B. 900000J

C. 9000000J    

D. 90000000J

Câu 6: Khi cácnguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đai lượng nào sau đây tăng lên?

A. Khối lượng của vật.

B. Trọng lượng của vật.

C. Cả khối lượng và trọng lượng của vật.

D. Nhiệt độ của vật.

Câu 7: Điện năng không thể biến đổi thành

A. Cơ năng.

B. Nhiệt năng.

C. Hóa năng.

D. Năng lượng nguyên tử.

Câu 8: Một dây dẫn bằng nhôm hình trụ, có chiều dài l = 6,28m, đường kính tiết diện d = 2 mm, điện trở suất ρ = 2,8.10-8Ωm, điện trở của dây dẫn là :

A. 5,6.10-4Ω.    

B. 5,6.10-6Ω.

C. 5,6.10-8Ω.    

D. 5,6.10-2Ω.

Câu 9: Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín ?

A. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm điện.

B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây

C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện

D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín

Câu 10: Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị:

A. Máy phát điện.    

B. Làm các la bàn.

C. Rơle điện từ.    

D. Bàn ủi điện.

ĐÁP ÁN

Câu 1: Đáp án A

Góc khúc xạ là góc hợp bởi tia khúc xạ và tia pháp tuyến.

Câu 2: Đáp án D

Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính.

Câu 3: Đáp án D

Câu 4: Đáp án A

Bộ phận quang học của máy ảnh là vật kính.

Câu 5: Đáp án C

Ta có 2,5 số điện là 2,5 kWh

→ 2,5kWh = 2,5.1000.3600J = 9000000J

Câu 6: Đáp án D

Khi các phân tử, nguyên tử chuyển động thì nhiệt độ của vật tăng lên

Câu 7: Đáp án D

Điện năng không thể biến thành năng lượng nguyên tử.

Câu 8: Đáp án D

Câu 9: Đáp án A

Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm điện

Câu 10: Đáp án A

Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị Rơle điện từ.

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua sẽ không chị tác dụng của lực từ nếu dây dẫn đó được đặt:

A. Song song với các đường sức từ

B. Hợp với các đường sức từ một góc 60o

C. Vuông góc với các đường sức từ

D. Hợp với các đường sức từ một góc 30o

Câu 2: Lõi của nam châm điện thường được làm bằng vật liệu nào sau đây?

A. Nhôm    

B. Thép

C. Đồng    

D. Sắt non

Câu 3: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp 4 lần số vòng dây cuộn sơ cấp. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp là 200 V thì hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là:

A. 50V    

B. 800V

C. 400V    

D. 100V

Câu 4: Nam châm không hút được vật làm bằng chất liệu nào sau đây?

A. Côban    

B. Sắt

C. Thép    

D. Nhựa dẻo

Câu 5: Đoạn mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 ghép song song. Đặt vào hai đầu mạch điện một hiệu điện thế U. Dòng điện chạy trong mạch chính và qua các điện trởi lần lượt là I, I1 và I2. Biểu thức nào sau đây luôn đúng?

A. I1.R2 = I2.R1    

B. I1/R1 = I2/R2

C. I = I1 = I2    

D. I = I1 + I2

Câu 6: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ cách thấu kính 60 cm, cho ảnh thật cách thấu kính 30 cm. Tìm tiêu cự của thấu kính?

A. 50 cm    

B. 40 cm

C. 20 cm    

D. 90 cm

Câu 7: Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ thì thu được ánh sáng màu gì?

A. Màu đỏ    

. Màu xanh

C. Màu trắng    

D. Màu vàng

Câu 8: Cho mạch điện trởi R1 = 10Ω mắc nối tiếp với điện trở R2. Đặt vào hai đầu mạch điện thế 60 V thì thấy cường độ dòng điện trong mạch là 2A. Tìm điện trở R2 ?

A. 7,5Ω   

 B. 15Ω

C. 20Ω    

D. 40Ω

Câu 9: Muốn tăng lực từ của một nam châm điện tác dụng lên một vật bằng thép thì phải:

A. Giảm số vòng dây của ống

B. Đưa lõi sắt ra khỏi ống dây

C. Giảm cường độ dòng điện

D. Tăng cường độ dòng điện

Câu 10: Đặt vào hai đầu điện trở R = 5 Ω một hiệu điện thế không đổi U = 20V. Tìm công suất tiêu thụ của điện trở?

A. 40 W    

B. 80W

C. 20W    

D. 100 W

ĐÁP ÁN

Câu 1: Đáp án A

Song song với các đường sức từ.

Câu 2: Đáp án D

Lõi của nam châm điện thường được làm bằng sắt non.

Câu 3: Đáp án B

Câu 4: Đáp án D

Nam châm không hút được nhựa dẻo.

Câu 5: Đáp án D

Song song nên U1 = U2 và I = I1 + I2

Câu 6: Đáp án C

Câu 7: Đáp án A

Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ thì thu được ánh sáng màu đỏ.

Câu 8: Đáp án C

Mắc nối tiếp I = I1 = I2 = 2A và U = U1 + U2

→ U = I1R1 + I2R2 ↔ 60 = 2.10 + 2.R2 → R2 = 20Ω

Câu 9: Đáp án D

Muốn tăng lực từ của một nam châm điện tác dụng lên một vật bằng thép thì phải tăng cường độ dòng điện.

Câu 10: Đáp án B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng tiết diện S. Dây thứ nhất có chiều dài 20cm và điện trở 5Ω. Dây thứ hai có điện trở 8Ω. Chiều dài dây thứ hai là:

A. 32cm.    

B.12,5cm.

C. 2cm.    

D. 23 cm.

Câu 2: Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì

A. r < i.    

B. r > i.

C. r = i.    

D. 2r = i.

Câu 3: Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

B. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.

C. Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ cũng bằng 0o.

D. Khi góc tới bằng 45o thì góc khúc xạ bằng 45o.

Câu 4: Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính

A. Thuỷ tinh trong.    

B. Nhựa trong.

C. Nhôm.    

D. Nước.

Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện đầy đủ định luật bảo toàn năng lượng?

A. Năng lượng không tự sinh ra và mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

B. Năng lượng không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

C. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một dạng năng lượng khác.

D. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một hay nhiều dạng năng lượng khác.

Câu 6: Biến trở là một linh kiện :

A. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch.

B. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

C. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch.

D. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch.

Câu 7: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d > 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất là

A. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

B. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

C. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.

D. ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.

Câu 8: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB thì

A. OA = f.    

B. OA = 2f.

C. OA > f.    

D. OA < f.

Câu 9: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi

A. Cho nam châm nằm yên trong lòng cuộn dây.

B. Cho nam châm quay trước cuộn dây.

C. Cho nam châm đứng yên trước cuộn dây.

D. Đặt cuộn dây trong từ trường của một nam châm.

Câu 10: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là

A. 12,5cm.    

B. 25cm.

C. 37,5cm.    

D. 50cm.

ĐÁP ÁN

Câu 1: Đáp án A

Câu 2: Đáp án A

Truyền từ không khí vào nước thì r < i

Câu 3: Đáp án D

Góc tới bằng 45o thì góc tới sẽ khác 45o

Câu 4: Đáp án C

Nhôm không được dùng làm thấu kính hội tụ.

Câu 5: Đáp án A

Năng lượng không tự sinh ra và mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.

Câu 6: Đáp án B

Biến trở là một vật liệu dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 7: Đáp án A

d > 2f nên ảnh sẽ là ảnh thậ, ngược chiều và nhỏ hơn vật

Câu 8: Đáp án B

Ảnh cao bằng vật suy ra OA = 2f

Câu 9: Đáp án B

Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi cho nam châm quay trước cuộn dây.

Câu 10: Đáp án D

Khoảng cách giữa 2 tiêu điểm là 2f = 50cm

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Một dây dẫn có chiều dài l và điện trở R. Nếu nối 4 dây dẫn trên với nhau thì dây mới có điện trở R’ là:

A. R’ = 4R    

B. R’ = R / 4

C. R’= R + 4    

D. R’ = R – 4

Câu 2: Chọn phát biểu đúng

A. Khi nhìn thấy vật có màu nào (trừ vật đen) thì có ánh sáng màu đó đi vào mắt ta.

B. Tấm lọc màu nào thì hấp thụ tốt ánh sáng màu đó.

C. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng ta thu được ánh sáng trắng.

D. Các đèn LED phát ra ánh sáng trắng.

Câu 3: Ký hiệu của thấu kính hội tụ là

A. hình 1.   

B. hình 2.

C. hình 3.   

D. hình 4.

Câu 4: Chọn câu trả lời sai:

Một dây dẫn có chiều dài l = 3m, điện trở R = 3 Ω, được cắt thành hai dây có chiều dài lần lượt là l1 = 1/3, l2 = 21/3 và có điện trở tương ứng R1, R2 thỏa:

A. R1 = 1Ω.

B. R2 = 2Ω.

C. Điện trở tương đương của R1 mắc song song với R2 là RSS = 3/2 Ω.

D. Điện trở tương đương của R1 mắc nối tiếp với R2 là Rnt = 3Ω.

Câu 5: Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là

A. 36A.    

B. 4A.

C. 2,5A.   

D. 0,25A.

Câu 6: Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?

A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy.

B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều toả ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn

C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn

D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường.

Câu 7: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ

A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kỳ.

B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.

C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.

D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.

Câu 8: Cách sử dụng nào sau đây là tiết kiệm điện năng?

A. Sử dụng đèn bàn có công suất 100W.

B. Sử dụng các thiết bị điện khi cần thiết.

C. Sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện.

D. Sử dụng các thiết bị điện để chiếu sáng suốt ngày đêm.

Câu 9: Hai bóng đèn có ghi: 220V – 25W, 220V – 40W. Để 2 bóng đèn trên hoạt động bình thường ta mắc song song vào nguồn điện:

A. 220V    

B. 110V

C. 40V    

D. 25V

Câu 10: Khi đặt trang sách trước một thấu kính phân kỳ thì

A. ảnh của dòng chữ nhỏ hơn dòng chữ thật trên trang sách.

B. ảnh của dòng chữ bằng dòng chữ thật trên trang sách.

C. ảnh của dòng chữ lớn hơn dòng chữ thật trên trang sách.

D. không quan sát được ảnh của dòng chữ trên trang sách.

ĐÁP ÁN

Câu 1: Đáp án A

Nối 4 dây với nhau thì l’ = 4l suy ra R’ = 4R

Câu 2: Đáp án A

Khi nhìn thấy vật có màu nào (trừ vật đen) thì có ánh sáng màu đó đi vào mắt ta.

Câu 3: Đáp án C

Câu 4: Đáp án C

Câu 5: Đáp án D

Câu 6: Đáp án A

Dòng điện xoay chiều muốn nạp điện cho ăcquy phải dùng chỉnh lưu.

Câu 7: Đáp án B

Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.

Câu 8: Đáp án B

Sử dụng các thiết bị điện khi cần thiết.

Câu 9: Đáp án A

Để 2 bóng đèn hoạt động bình thường thì mắc song song vào nguồn điện 220V

Câu 10: Đáp án A

Khi đặt trang sách trước một thấu kính phân kỳ thì ảnh của dòng chữ nhỏ hơn dòng chữ thật trên trang sách.

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Vật Lý có đáp án Trường THCS Trưng Vương. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?