TRƯỜNG THPT MỖ LAO | ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Phần I (6,0 điểm): Cho đoạn thơ sau:
Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?( 0,5 điểm)
2. Các từ “con” và “thăm" trong đoạn thơ giúp em cảm nhận được điều gì ? (1.0 điểm)
3. Hình ảnh “hàng tre”, “bão táp mưa sa” được tác giả sử dụng với biện pháp tu từ nào? Ở khổ thơ cuối của bài thơ cũng có một hình ảnh được sử dụng với biện pháp tu từ tương tự, hãy ghi lại và nêu ý nghĩa của hình ảnh đó. (1,0 điểm)
4. Cho câu chủ đề sau:
Cảm xúc chân thành và lòng kính yêu Bác vô hạn được diễn tả thật xúc động khi nhà thơ chứng kiến dòng người vào lăng viếng Bác.
Em hãy làm sáng tỏ câu chủ đề trên bằng một đoạn văn quy nạp (khoảng 12 câu), trong đoạn văn có sử dụng một thành phần biệt lập và câu bị động (Gạch chân, chỉ rõ). (3,5 điểm)
Phần II (4,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long có đoạn: "Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đội, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm" hả bác ? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc ? Đấy cháu tự nói với cháu như thế đấy.”
1. Đoạn văn là lời của nhân vật nào? Nói với ai? Qua đó em thấy được phẩm chất gì của nhân vật ? (1,0 điểm)
2. Trong đoạn trích, nhân vật có nói “Công việc của cháu gian khổ thế đấy". Em hãy cho biết, trong tác phẩm, công việc của nhân vật gian khổ như thế nào? (0,5 điểm)
3. Ghi lại câu văn có thành phần khởi ngữ trong đoạn truyện trên (0.5 điểm)
4. Từ kiến thức về tác phẩm có đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thỉ nêu suy nghĩ của em về lời tâm sự: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". (2,0 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I (6,0 điểm):
1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác:
- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác.
- Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978
2. Các từ “con” và “thăm" trong đoạn thơ giúp em cảm nhận được :
- Nhà thơ xưng “con” này thật gần gũi, thật thân thiết, ấm áp tình thân thương mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng.-> diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.
- Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng”- > Cách nói giảm, nói tránh -> giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát -> khẳng định Bác vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc.
=> Tạo cảm giác thân mật, gần gũi, của người con về thăm cha, giúp em cảm nhận được tình cảm xúc động, nhớ thương của một người con đối với cha.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ảnh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Câu 1 (1,0 điểm): Khổ thơ được trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? Nếu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Câu 2 (1,0 điểm): Trong khổ thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ ấy
Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu gì về cái “giật mình” được diễn tả trong khổ thơ?
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Hi vọng được tìm thấy trong mỗi chúng ta và nó có thể mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất". Hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 15 đến 20 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của hi vọng.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm):
- Khổ thơ được trích trong tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” vào năm 1978 ,tại thành phố Hồ Chí Minh -nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình. In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy – tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984.
Câu 2 (1,0 điểm):
- “Ánh trăng im phăng phắc” => biện pháp tu từ nhân hoá khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một người bạn, một nhân chứng, rất nghĩa tình nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người.
Câu 3 (1,0 điểm):
Cái "giật mình":
- Là cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình.
- Là sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống.
- Là lời nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Vấn đề cần bàn luận: Ý nghĩa của hi vọng.
1. Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề: Hi vọng duy trì cuộc sống của chúng ta mà không có gì có thể thay thế được là một quan điểm đúng đắn và khẳng định được ý nghĩa của hi vọng trong cuộc sống của con người.
2. Giải thích vấn đề
- Hi vọng là gì? Hi vọng là niềm lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt tốt sẽ đến với mỗi chúng ta.
=> Sống trong niềm tin, hi vọng là một điều cần thiết đối với mỗi người để vượt qua mọi khó khăn.
---(Đáp án đầy đủ của phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
...“Tiếng kêu của nó như tiếng xẻ, xẻ sự im lặng và xẻ cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó"..
(Ngữ văn 9, Tập một)
1. Đoạn văn trên trích tử văn bản nào? Tác giả là ai?
2. Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm?
3. Xác định pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn.
4. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong đoạn văn.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với cuộc sống của mỗi người.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, đúng như ông bà ta từ xa xưa đã nói. Trong xã hội hiện nay, tiếng dữ càng lan truyền nhanh hơn, rộng hơn gấp vạn lần bởi các trang mạng xã hội.
Những cái “like” vô tình, “share” theo phong trào và “comment” cố ý để gây ấn tượng đã góp phần rất lớn cho cái xấu lan xa hơn.
“Tiếng dữ đồn xa” dường như đã làm mất đi lối sống đẹp của giới trẻ ngày nay. Vậy tại sao chúng ta không làm cho “tiếng lành đồn xa”?
Theo tôi, chúng ta có thể bắt đầu ngay chính từ những trang mạng xã hội. Hãy phát động từ trường học, cơ quan, xí nghiệp đến ban ngành, đoàn thể nhân rộng các câu chuyện đẹp, hành động tử tế trên mạng xã hội, nghĩa là mọi người chỉ “like, share, comment” những tin tức, hình ảnh về việc tốt, người tốt và tuyệt đối không làm những điều này với những tin tức về cái xấu, cái ác.
Lối sống đẹp, điều thiện chỉ có thể bắt đầu khi “tai nghe, mắt thấy” thường xuyên từ những chuyện tốt đẹp.
Câu 1: Người chia sẻ đã nêu ra nguyên nhân nào khiến cái xấu dễ lan xa? (0,5 điểm)
Câu 2: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “tiếng lành”? (0.5 điểm)
Câu 3: Vì sao “Lối sống đẹp, điều thiện chỉ có thể bắt đầu khi “tai nghe, mắt thấy” thường xuyên từ những chuyện tốt đẹp”? (1.0 điểm)
Câu 4:
a) Thế nào là khởi ngữ? (0,5 điểm)
b) Câu nào sau đây không có khởi ngữ? Chuyển câu đó thành câu có khởi ngữ. (0.5 điểm)
(1) - Lối sống đẹp, ta có thể bắt gặp ở mọi nơi.
(2) - Mọi người cần có cách ứng xử đúng đắn trước cái xấu.
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính kiêu ngạo.
---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hai biển hồ
Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người...
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.”
Câu 4. Em rút ra được bài học gì từ văn bản trên?
II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của cho và nhận trong cuộc sống, nhất là trong những ngày cả nước tập trung phòng, chống dịch Covid-19.
Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vùng trán tướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, trang 129)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận
Câu 2. Theo tác giả, Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết bởi không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó.
Câu 3. trong câu: “Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.”
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa. (hoặc điệp)
- Tác dụng: Làm nổi bật đặc điểm của Biển Chết.
Câu 4. Bài học rút ra được từ văn bản trên:
- Cho và nhận;
- Lối sống giữ lại cho riêng mình.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Mỗ Lao. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !