TRƯỜNG THCS LƯƠNG TẤN THỊNH | ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2021 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 60 phút |
1. ĐỀ 1:
Câu 1. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Trung du, đồng bằng.
B. Trung du, miền núi.
C. Gần cửa sông, suối.
D. Duyên hải, đồng bằng.
Câu 2. Dân số ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào sau đây?
A. Văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm trong tương lai.
B. Giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh và môi trường.
C. Xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí và tài nguyên.
D. Các vấn đề trật tự an ninh, văn hóa, giáo dục, y tế, chính trị.
Câu 3. Biết dân số nước ta 12/2020 là 97680,5 nghìn người và diện tích cả nước là 331212 km2. Vậy mật độ dân số của cả nước năm 2020 là
A. 293 người/km2.
B. 295 người/km2.
C. 294 người/km2.
D. 292 người/km2.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?
A. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn ít.
B. Nguồn lao động dồi dào và tăng khá nhanh.
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không phải thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới?
A. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng và miền còn lớn.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực, hiện đại hóa.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, khá vững chắc.
D. Hội nhập nền kinh tế khu vực, toàn cầu diễn ra nhanh.
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế?
A. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
B. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung Nhà nước và hợp tác xã.
C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
D. Từ nền kinh tế chủ yếu là Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Câu 7. Nguyên nhân tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp là do
A. sinh vật là tư liệu sản xuất không thể thay thế của nông nghiệp.
B. cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt động của nông nghiệp.
C. thực vật là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ ngành chăn nuôi.
D. sinh vật là nguồn cung cấp hữu cơ chủ yếu cho để tăng độ phì.
Câu 8. Hiện nay nhà nước đang khuyến khích vấn đề nào sau đây?
A. Tăng cường độc canh cây lúa nước để xuất khẩu gạo.
B. Khai hoang chuyển đất lâm nghiệp sang nông nghiệp.
C. Phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.
D. Đưa dân vào làm việc trong hợp tác xã nông nghiệp.
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu ở nước ta ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp là do
A. các giống gia súc và gia cầm có chất lượng thấp.
B. diện tích đất chăn nuôi ít nên chăn nuôi khó phát triển.
C. ít có nhiều đồng cỏ rộng, nguồn thức ăn còn thiếu.
D. cơ sở vật chất cho chăn nuôi đã được cải thiện nhiều.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu khiến sản lượng thủy sản ở nước ta tăng khá mạnh là do
A. số lượng tàu thuyền, công suất tàu ngày càng tăng.
B. tăng cường việc đánh bắt gần bờ và hạn chế xa bờ.
C. người lao động có tay nghề đánh bắt cá tăng lên.
D. số làng nghề làm tàu, thuyền và dựng cụ bắt cá tăng.
Câu 11. Nền công nghiệp nước ta có cơ cấu đa ngành, chủ yếu nhờ vào đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiều tài nguyên có giá trị cao.
B. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
C. Tài nguyên có trữ lượng rất lớn.
D. Nguồn tài nguyên phân bố rộng.
Câu 12. Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
A. Bắc Ninh.
B. Thái Nguyên.
C. Quảng Ninh.
D. Cao Bằng.
Câu 13. Các hoạt động dịch vụ không tạo ra các mối liên hệ giữa
A. các vùng trong nước.
B. các ngành sản xuất.
C. nước ta với nước ngoài.
D. sự phân bố dân cư.
Câu 14. Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình giao thông vận tải nào sau đây thấp nhất?
A. Đương sông.
B. Đường ô tô.
C. Đường hàng không.
D. Đường biển.
Câu 15. Tài nguyên du lịch nào sau đây không phải là tài nguyên du lịch nhân văn?
A. Văn hóa dân gian.
B. Các vườn quốc gia.
C. Các công trình kiến trúc.
D. Các di tích lịch sử.
Câu 16. Sự khác nhau cơ bản giữa tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc không phải là
A. độ cao.
B. sông ngòi.
C. hướng núi.
D. khí hậu.
Câu 17. Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh sau khai khoáng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Nhiệt điện.
B. Hàng tiêu dùng.
C. Thuỷ điện.
D. Chế biến gỗ.
Câu 18. Về điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Hồng gặp khó khăn nào sau đây?
A. Địa hình bị chia cắt.
B. Xuất hiện nhiều bão lớn.
C. Gió tây khô nóng.
D. Thời tiết bất thường.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng với thế mạnh kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng?
A. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng hàng đầu cả nước.
B. Lao động có chuyên môn kĩ thuật tập trung phần lớn ở nông thôn.
C. Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước.
D. Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống.
Câu 20. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực đồi núi phía tây vùng Bắc Trung Bộ là
A. nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm và nuôi đại gia súc.
B. sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch và cây hàng năm.
C. nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực và trồng cây lâu năm.
D. trồng cây công nghiệp hàng năm, lâm sản và đánh bắt hải sản.
ĐÁP ÁN
1 - B | 2 - A | 3 - B | 4 - D | 5 - A | 6 - D | 7 - B | 8 - C | 9 - C | 10 - A |
11 - B | 12 - C | 13 - D | 14 - C | 15 - B | 16 - B | 17 - C | 18 - D | 19 - B | 20 - A |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
2. ĐỀ 2:
Câu 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào sau đây?
A. Tày, Mường, Gia-rai, Mơ nông.
B. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.
C. Tây, Nùng, Ê-đê, Ba-na.
D. Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông.
Câu 2. Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với vấn đề nào sau đây?
A. Môi Trường, chất lượng cuộc sống và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác (an ninh, văn hóa, giáo dục).
C. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống và trật tự an ninh, chính trị.
D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống và tài nguyên môi trường.
Câu 3. Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số thế nào?
A. Thấp.
B. Trung Bình.
C. Cao.
D. Rất cao.
Câu 4. Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp trên thế giới là do
A. người lao động thiếu sáng tạo.
B. năng suất lao động thấp.
C. phần lớn lao động sống ở nông thôn.
D. độ tuổi của người lao động cao.
Câu 5. Thách thức của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới không phải là
A. sự phân hoá giàu nghèo, tình trạng vẫn còn vùng nghèo.
B. tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
C. tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
D. những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
Câu 6. Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Long An.
B. Bình Định.
C. An Giang.
D. Kiên Giang.
Câu 7. Loại tài nguyên rất quý giá nào sau đây không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở nước ta cũng như trên thế giới?
A. Khí hậu.
B. Đất đai.
C. Nước.
D. Sinh vật.
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta là do
A. nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ.
B. tài nguyên nước hạn chế, không đủ cho sản xuất.
C. nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa nước.
D. nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm.
Câu 9. Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với
A. các đồng cỏ tươi tốt.
B. vùng trồng cây lương thực.
C. vùng trồng cây ăn quả.
D. vùng trồng cây công nghiệp.
Câu 10. Tỉnh nào sau đây có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn nhất nước ta?
A. Bình Thuận.
B. Cần Thơ.
C. Kiên Giang.
D. Ninh Thuận.
Câu 11. Thuỷ năng của sông suối là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Năng lượng.
B. Vật liệu xây dựng.
C. Hoá chất.
D. Luyện kim màu.
Câu 12. Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi gồm có
A. Chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; sản xuất bia.
B. Chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; xay xát.
C. Chế biến thịt; thực phẩm đông lạnh; sản xuất đường.
D. Chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; đồ hộp.
Câu 13. Ngành dịch vụ nào sau đây thuộc vào dịch vụ tiêu dùng?
A. Quản lí nhà nước, đoàn thể.
B. Khách sạn, nhà hàng.
C. Giao thông vận tải.
D. Kinh doanh tài sản, tư vấn.
Câu 14. Các tuyến bay trong nước được khai thác trên cơ sở 3 đầu mối chủ yếu nào sau đây?
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vinh.
D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế.
Câu 15. Sự phát triển kinh tế và các hoạt động kinh tế tập trung ở mức độ cao là do yếu tố nào sau đây quyết định?
A. Các trung tâm kinh tế.
B. Quy mô dân số, sức mua của nhân dân.
C. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Các thành phần kinh tế.
Câu 16. Tỉnh nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới với Trung Quốc?
A. Hà Giang.
B. Điện Biên.
C. Tuyên Quang.
D. Lai Châu.
Câu 17. Cơ sở chủ yếu để cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều ngành đa dạng là do
A. tiếp giáp với nhiều vùng, quốc gia.
B. lao động có nhiều kinh nghiệm.
C. chính sách phát triển của Nhà nước.
D. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
Câu 18. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Đồng bằng sông Hồng là nơi đất chật, người đông?
A. Mật độ dân số của vùng trên 1.000 người/km2.
B. Tỉnh nào trong vùng cũng có số dân rất đông.
C. Dân số đông nhất trong 7 vùng kinh tế nước ta.
D. Nhiều đô thị lớn với dân cư tập trung đông đúc.
Câu 19. Đồng bằng sông Hồng không có thế mạnh về
A. nuôi trồng thủy sản.
B. chăn nuôi gia súc.
C. chăn nuôi bò sữa.
D. chăn nuôi gia cầm.
Câu 20. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai miền Đông và Tây của vùng Bắc Trung Bộ không phải là
A. Địa hình.
B. kinh tế.
C. Sinh vật.
D. Dân tộc.
ĐÁP ÁN
1 - D | 2 - D | 3 - C | 4 - B | 5 - B | 6 - A | 7 - B | 8 - D | 9 - B | 10 - C |
11 - A | 12 - D | 13 - B | 14 - A | 15 - B | 16 - C | 17 - D | 18 - A | 19 - B | 20 - C |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
3. ĐỀ 3:
Câu 1. Trên các vùng núi cao ở Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào sau đây?
A. Mông.
B. Thái.
C. Mường.
D. Dao.
Câu 2. Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn.
B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm.
C. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
D. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng.
Câu 3. Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của quần cư thành thị?
A. Phổ biến lối sống thành thị.
B. Hoạt động kinh tế là dịch vụ du lịch.
C. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.
D. Mật độ dân số cao.
Câu 4. Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là do
A. tính sáng tạo của người lao động chưa thực sự cao.
B. phần lớn người lao động thiếu nhiều kinh nghiệm.
C. người lao động cần cù, chịu khó nhưng thiếu kỉ luật.
D. công tác đào tạo nguồn lao động còn nhiều hạn chế.
Câu 5. Trong cơ cấu GDP của nước ta, ngành dịch vụ có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng có xu hướng tăng lên.
B. Chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm dần.
C. Chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng xu hướng còn biến động.
D. Tỉ trọng cao hơn khu vực I nhưng thấp hơn khu vực II.
Câu 6. Tỉnh nào sau đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
A. Quảng Ninh.
B. Nam Định.
C. Hải Dương.
D. Hưng Yên.
Câu 7. Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là
A. chọn lọc lai tạo giống.
B. cải tạo đất, mở rộng diện tích.
C. sử dụng phân bón thích hợp.
D. tăng cường thuỷ lợi.
Câu 8. Nguyên nhân cơ bản giúp Tây nguyên trở thành vùng chuyên canh cây cà phê hàng đầu nước ta là do có
A. nguồn nước ẩm rất phong phú.
B. nhiều diện tích đất badan rộng lớn.
C. độ cao lớn nên khí hậu mát mẻ.
D. nhiều diện tích đất feralit rất lớn.
Câu 9. Các vùng nào sau đây trồng nhiều cây ăn quả nhất cả nước?
A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
Câu 10. Nhân tố nào sau đây có tác động tích cực nhất đến sự phát triển ngành thuỷ sản của nước ta?
A. Đổi mới về chính sách của Nhà nước.
B. Phát triển các loại hình dịch vụ thuỷ sản.
C. Nhu cầu về mặt hàng thuỷ sản tăng lên.
D. Cơ sở chế biến, đánh bắt được nâng cao.
Câu 11. Để nền công nghiệp phát triển, thì không có nhân tố kinh tế - xã hội nào sau đây?
A. Chính sách, thị trường.
B. Nguồn lao động.
C. Cơ sở hạ tầng.
D. Tài nguyên khoáng sản.
Câu 12. Nhà máy thủy điện nào sau đây đang hoạt động có công suất lớn nhất ở nước ta hiện nay?
A. Trị An.
B. Thác Bà.
C. Hòa Bình.
D. Sơn La.
Câu 13. Hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn ở khu vực nào sau đây?
A. Đồng bằng.
B. Vùng núi.
C. Thành phố.
D. Thị xã.
Câu 14. Tuyến đường biển nào sau đây quan trọng nhất nước ta hiện nay?
A. Hải Phòng - Đà Nẵng.
B. Hải Phòng - Vũng Tàu.
C. Hải Phòng - TP. Hồ Chí Minh.
D. Hải Phòng - Cửa Lò.
Câu 15. Việt Nam là thành viên của APEC. APEC là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A. Hiệp Hội các nước Đông Nam Á.
B. Tự do thương mại Châu Á - Thái Bình Dương.
C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Á.
D. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do
A. vị trí ven biển và đất.
B. gió mùa, địa hình.
C. núi cao, nhiều sông.
D. thảm thực vật, gió mùa.
Câu 17. Thế mạnh về phát triển nông nghiệp của Trung du và miền núi nước ta là
A. cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.
B. cây hàng năm, chăn nuôi lợn.
C. cây hàng năm, chăn nuôi gia cầm.
D. cây lâu năm, chăn nuôi gia cầm.
Câu 18. Việc khai thác thế mạnh ở vùng đồng bằng sông Hồng cần làm công việc nào sau đây?
A. Xây dựng các công trình thủy lợi, nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.
B. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa.
C. Phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
D. Nâng cao tay nghề người lao động, phát huy kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
Câu 19. Hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở Đồng bằng Sông Hồng là
A. Hà Nội và Nam Định.
B. Hà Nội và Hải Dương.
C. Hà Nội và Hải Phòng.
D. Hà Nội và Vĩnh Yên.
Câu 20. Điều kiện tự nhiên tốt nhất để vùng Bắc Trung Bộ phát triển ngành dịch vụ là
A. hình dáng.
B. vị trí địa lí.
C. địa hình.
D. khí hậu.
ĐÁP ÁN
1 - A | 2 - C | 3 - B | 4 - D | 5 - C | 6 - B | 7 - D | 8 - B | 9 - D | 10 - A |
11 - D | 12 - D | 13 - B | 14 - C | 15 - D | 16 - B | 17 - A | 18 - B | 19 - C | 20 - B |
{-- Còn tiếp--}
4. ĐỀ 4:
Câu 1. Các cao nguyên Nam Trung Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc nào sau đây?
A. Chăm, Mông, Hoa.
B. Tày, Thái, Nùng.
C. Mường, Dao, Khơme.
D. Ê-đê, Gia-rai, Ba-na.
Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta ở nông thôn cao hơn thành thị là do
A. nông thôn có nhiều ruộng đất nên cần nhiều lao động.
B. biện pháp kế hoạch hóa gia đình khó áp dụng ở nông thôn.
C. mặt bằng dân trí và mức sống của người dân còn thấp.
D. quan niệm trời sinh voi sinh cỏ nên người dân đẻ nhiều.
Câu 3. “Làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước”. Đó là đặc điểm của loại hình quần cư nào sau đây?
A. Quần cư nông thôn.
B. Các siêu đô thị nhỏ.
C. Quần cư đô thị.
D. Lối sống nông thôn.
Câu 4. Lao động nước ta chủ yếu tập chung ở các ngành nông - lâm nghiệp là do
A. các ngành này có năng suất lao động thấp hơn nên cần nhiều lao động.
B. đây là các ngành có cơ cấu đa dạng nên thu hút nhiều lao động làm việc.
C. sản xuất nông- lâm nghiệp ít gặp rủi ro nên thu hút nhiều người lao động.
D. các ngành này có thu nhập cao nên thu hút nhiều lao động lĩnh vực khác.
Câu 5. Tính đến năm 2007 nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước?
A. 2 vùng.
B. 3 vùng.
C. 4 vùng.
D. 5 vùng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây không phải thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới?
A. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực, hiện đại.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng và khá vững chắc.
D. Hội nhập nền kinh tế khu vực diễn ra nhanh chóng.
Câu 7. Ở nước ta lúa gạo là cây lương thực chính không phải do
A. khí hậu và đất đai phù hợp để trồng.
B. năng suất cao, người dân quen dùng.
C. có nhiều lao động tham gia sản xuất.
D. chỉ có lúa gạo mới sinh trưởng tốt.
Câu 8. Nguyên nhân chính làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định về năng suất là do
A. giống cây trồng.
B. thời tiết, khí hậu.
C. độ phì của đất.
D. nguồn nước hạn chế.
Câu 9. Các loại cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới ở nước ta là
A. Mía, chè, đậu tương.
B. Chè, dừa, cà phê.
C. Cà phê, cao su, hồ tiêu.
D. Dâu tằm, thuốc lá, chè.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu ngành đánh bắt thuỷ hải sản nước ta còn hạn chế là do
A. thiếu nguồn vốn đầu tư.
B. ngư dân ngại đánh bắt xa bờ.
C. thiên nhiên nhiều thiên tai.
D. môi trường bị ô nhiễm, suy thoái.
Câu 11. Ngành công nghiệp năng lượng nào sau đây phát triển mạnh nhất ở vùng Tây Nguyên?
A. Nhiệt điện.
B. Khai thác than.
C. Hoá dầu.
D. Thuỷ điện.
Câu 12. Các trung tâm công nghiệp cơ khí - điện tử lớn nhất của nước ta hiện nay là
A. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa.
B. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.
C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai.
Câu 13. Yếu tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ?
A. Nền kinh tế phát triển năng động.
B. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển.
C. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
D. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế.
Câu 14. Trở ngại chính đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông vận tải đường bộ nước ta là
A. phần lớn lãnh thổ là địa hình đồi núi.
B. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. thiếu vốn và cán bộ kỹ thuật cao.
D. khí hậu và thời tiết thất thường.
Câu 15. Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của nước ta là
A. Cần Thơ, Đà Nẵng.
B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, Hải Phòng.
D. TP. Hồ Chí Minh, cần Thơ.
Câu 16. Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc bộ là
A. đậu tương.
B. cà phê.
C. chè.
D. thuốc lá.
Câu 17. Sản xuất nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm và tương đối tập trung về quy mô nhờ
A. điều kiện sinh thái phong phú.
B. truyền thống sản xuất của dân cư.
C. việc giao đất lâu dài cho nhân dân.
D. thị trường tiêu thụ được mở rộng.
Câu 18. Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng?
A. thiếu nguyên liệu để phát triển công nghiệp.
B. Một số tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp.
C. Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
D. Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng.
Câu 19. Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là
A. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương.
B. Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Yên.
C. Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long.
D. Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng.
Câu 20. Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm nào sau đây?
A. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.
B. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.
C. Lao động đông tập trung ở các thành phố, thị xã.
D. Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.
ĐÁP ÁN
1 - D | 2 - C | 3 - A | 4 - A | 5 - B | 6 - A | 7 - D | 8 - B | 9 - C | 10 - A |
11 - D | 12 - C | 13 - D | 14 - A | 15 - B | 16 - C | 17 - A | 18 - D | 19 - C | 20 - B |
{-- Còn tiếp--}
5. ĐỀ 5:
Câu 1. Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc nào sau đây?
A. Chăm, Khơ-me.
B. Ba-na, Cơ-ho.
C. Vân Kiều, Thái.
D. Ê-đê, Mường.
Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu trong giai đoạn hiện nay tỉ lệ sinh giảm là do
A. tâm lí trọng nam kinh nữ không còn.
B. số người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.
C. Nhà nước không cho sinh đẻ nhiều.
D. thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.
Câu 3. Nhận định nào sau đây không phải là hậu quả của đô thị hóa tự phát?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Ách tắc giao thông đô thị.
D. Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.
Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là do
A. tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn khá cao nhưng không phù hợp thực tiễn.
B. đầu tư khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất lao động và giảm số lượng việc làm.
C. lực lượng lao động tập trung đông ở khu vực nông thôn, không có chuyên môn.
D. sản xuất nông nghiệp mang tính màu vụ, hoạt động phi nông nghiệp còn hạn chế.
Câu 5. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta hiện nay?
A. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.
B. Giảm tỉ trọng khu vực I và tăng tỉ trọng khu vực II, III.
C. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.
D. Kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế?
A. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
B. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, các vùng công nghiệp mới.
C. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung, phía Nam.
D. Chuyển dịch cơ cấu ngành và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
Câu 7. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến thời vụ nước ta là
A. Nguồn nước.
B. Khí hậu.
C. Đất trồng.
D. Giống cây trồng.
Câu 8. Các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu, điều được trồng nhiều ở vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng Sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 9. Dịch cúm H5N1 đã làm giảm đáng kể số lượng vật nuôi nào sau đây ở nước ta?
A. Đàn bò.
B. Đàn gà, vịt.
C. Đàn trâu.
D. Đàn lợn.
Câu 10. Khu vực nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn?
A. Bãi triều.
B. Các dải rừng ngập mặn.
C. Các vũng, vịnh.
D. Đầm phá.
Câu 11. Các nhân tố nào sau đây có tính quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta?
A. Dân cư, lao động; chính sách phát triển; địa hình.
B. Dân cư, lao động; chính sách phát triển; khí hậu.
C. Dân cư, lao động; chính sách phát triển; thị trường.
D. Dân cư, lao động; chính sách phát triển; khoáng sản.
Câu 12. Ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác?
A. Công nghiệp thực phẩm.
B. Công nghiệp điện tử.
C. Công nghiệp năng lượng.
D. Công nghiệp hoá chất.
Câu 13. Nguyên nhân các hoạt động dịch vụ tập trung ở thành phố lớn và thị xã nhiều hơn ở khu vực nông thôn là do
A. thu nhập bình quân đầu người cao hơn.
B. dân cư tập trung đông, kinh tế phát triển hơn.
C. có nhiều chợ, trung tâm thương mại hơn.
D. hệ thống giao thông vận tải phát triển hơn.
Câu 14. Có giá trị hàng đầu trong việc tạo mối liên kết kinh tế quan trọng giữa các vùng của nước ta là các tuyến
A. giao thông theo hướng Bắc - Nam.
B. vận tải chuyên môn hoá.
C. đường theo hướng Tây - Đông.
D. đường biển quốc tế.
Câu 15. Vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá lớn nhất nước ta hiện nay là
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 16. Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Đá vôi.
B. Đồng.
C. Vàng.
D. Than đá.
Câu 17. Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoảng sản là do vùng
A. giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
B. có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.
C. có số dân đông, lao động dồi dào.
D. có trình độ khoa học và công nghệ cao.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư và lao động của Đồng bằng sông Hồng?
A. Dồi dào, có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất phong phú.
B. Chất lượng nguồn lao động đứng hàng đầu trong cả nước.
C. Không có kinh nghiệm và truyền thống sản xuất hàng hoá.
D. Đội ngũ có trình độ cao tập trung phần lớn ở các đô thị.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng về định hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Giảm tỉ trọng của cây lương thực, tăng cây thực phẩm.
B. Giảm tỉ trọng của cây thực phẩm, tăng cây lương thực.
C. Giảm tỉ trọng của cây công nghiệp, giảm cây lương thực.
D. Tăng tỉ trọng của cây lương thực, tăng cây công nghiệp.
Câu 20. Vào thời kì đầu mùa hạ, Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió nào sau đây?
A. Tín phong.
B. Đông nam.
C. Gió phơn.
D. Đông Bắc.
ĐÁP ÁN
1 - A | 2 - D | 3 - B | 4 - D | 5 - C | 6 - A | 7 - B | 8 - D | 9 - B | 10 - B |
11 - D | 12 - C | 13 - B | 14 - A | 15 - C | 16 - D | 17 - A | 18 - C | 19 - A | 20 - C |
{-- Còn tiếp--}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Địa lí năm 2021 - Trường THCS Lương Tấn Thịnh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !