TRƯỜNG THPT LÊ THÀNH PHƯƠNG | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM HỌC 2020-2021 Môn: SINH HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, khí O2 được tạo ra có nguồn gốc từ chất nào sau đây?
A. CO2. B.ATP. C. H2O. D. C6H12O.
Câu 2: Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại?
A.Dạ múi khế. B. Dạ tổ ong. C. Dạ cỏ. C. Dạ lá sách.
Câu 3: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào đóng vai trò như “người phiên dịch”?
A.ADN. B. tARN. C. rARN. D. mARN.
Câu 4: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò
A. tổng hợp và kéo dài mạch mới. B. tháo xoắn phân tử ADN.
C. nối các đoạn Okazaki với nhau. D. tách hai mạch đơn của phân tử ADN.
Câu 5: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?
A. Vùng vận hành (O). B. Vùng khởi động (P).
C. Gen điều hoà (R). D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A).
Câu 6: Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và sự biểu hiện của gen không chịu ảnh hưởng của môi trường. Tính trạng lặn là tính trạng được biểu hiện ở cơ thể có kiểu gen:
A. đồng hợp lặn. B. dị hợp. C. đồng hợp trội và dị hợp. D. đồng hợp trội.
Câu 7: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Theo lí thuyết, phép lai Aa × aa cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
A. 2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 1 cây quả đỏ : 3 cây quả vàng.
C. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây được xem là lai thuận nghịch ?
A. ♂ AA× ♀ aa và ♂ Aa× ♀ aa B. ♂ AA× ♀ aa và ♂ AA × ♀ aa.
C. ♂ AA× ♀ aa và ♂ aa× ♀ AA. D. ♂ Aa× ♀ Aa và ♂ Aa × ♀AA.
Câu 9: Cho hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ 9 hoa đỏ: 6 hoa hồng: 1 hoa trắng. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật nào sau đây?
A. Tương tác ác chế. B. Tương tác bổ sung.
C. Tương tác cộng gộp. D. Phân li độc lập.
Câu 10: Trường hợp nào sau đây tính trạng được di truyền theo dòng mẹ?
A. Gen nằm trong ti thể.
B. Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
C. Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
D. Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
Câu 11: Một quần thể đang cân bằng di truyền có tấn số alen A = 0.1. Kiểu gen aa chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 0.01. B. 0.81. C. 0.36. D. 0.25.
Câu 12. Phương pháp nào sau đây sẽ cho phép tạo ra giống có kiểu gen dị hợp?
A. Công nghệ gen. B. Tự thụ phấn
C. Nuôi hạt phấn. D. Lai khác dòng
Câu 13: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin, chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung. Đây là một trong những bằng chứng tiến hóa về:
A. sinh học phân tử. B. phôi sinh học.
C. giải phẫu so sánh. D. địa lí sinh vật học.
Câu 14. Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên
A. trực tiếp tạo ra các tổ hợp gen thích nghi trong quần thể.
B. chống lại alen lặn sẽ nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể.
C. không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên toàn bộ quần thể.
D. vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 15. Môi trường sống của loài giun đũa ký sinh là gì?
A. Môi trường nước. B. Môi trường sinh vật.
C. Môi trường trên cạn. D. Môi trường đất.
Câu 16: Đơn vị sinh thái nào sau đây bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?
A. Quần thể. B. Quần xã. C. Hệ sinh thái. D. Sinh quyển.
Câu 17: Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thường biểu hiện rõ nhất ở cơ quan nào sau đây của cây?
A.Sự thay đổi kích thước của cây.
B. Sự thay đổi số lượng lá trên cây.
C. Sự thay đổi số lượng quả trên cây.
D. Sự thay đổi màu sắc lá trên cây.
Câu 18: Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi có nhiều phế nang. (S)
II. Ở tâm thất cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn máu giàu O2 và giàu CO2. (S)
III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.(S)
IV. Ở thú, huyết áp ở tĩnh mạch thấp hơn huyết áp ở mao mạch.(Đ)
A. 1. B.2. C.3. D.4.
Câu 19: Một gen ở sinh vật nhân thực có tỉ lệ G+X/T+ A = ¼. Số nulêôtit loại X của gen này chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A.8%. B. 10%. C. 35%. D.40%.
Câu 20: Một loài thực vật có 2n = 24. Giả sử có 5 thể đột biến có số lượng niễm sắc thể như bảng sau đây?
Thể đột biến | A | B | C | D | E |
Số lượng NST | 36 | 25 | 23 | 48 | 60 |
Có bao nhiêu trường hợp thuộc thể đa bội lẻ?
A. 1. B.2. C.3. D.4.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 21-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 81: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 30 nm?
A. Vùng xếp cuộn (siêu xoắn). B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc).
C. Crômatit. D. Sợi cơ bản.
Câu 82: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 5’UAG3’ ; 5’UAA3’; 3’UGA5’. B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
C. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’
Câu 83: Theo F. Jacôp và J. Mônô, trình tự của opêron Lac là:
A. Gen điều hoà (R)→vùng khởi động (P)→vùng vận hành (O)→các gen cấu trúc.
B. Vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc.
C. Vùng vận hành (O) → vùng khởi động (P) → các gen cấu trúc.
D. Gen điều hoà (R) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc.
Câu 84: Cho các hiện tượng sau đây:
I. Loài cáo Bắc cực (Alopex lagopus) sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám.
II. Màu hoa Cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla) thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: nếu pH < 7 thì hoa có màu lam, nếu pH = 7 hoa có màu trắng sữa, còn nếu pH > 7 thì hoa có màu hồng hoặc màu tím.
III. Bệnh phêninkêtô niệu ở người do rối loạn chuyển hóa axitamin phêninalanin. Nếu được phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường.
IV. Lá của cây vạn niên thanh (Dieffenbachia maculata) thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
Có bao nhiêu hiện tượng ở trên được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình?
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 85: Trong các kiểu gen dưới đây, kiểu gen nào giảm phân bình thường chỉ cho một loại giao tử?
A. Aabb B. AABb. C. aaBB D. AaBb
Câu 86: Đâu không phải là đặc điểm di truyền của tính trạng do gen nằm ở vùng không tương đồng của X quy định.
A. Kết quả phép lai thuận phép lai nghịch khác nhau
B. Tính trạng này chỉ xuất hiện ở một giới đồng giao XX.
C. Có hiện tượng di truyền chéo.
D. Tính trạng có sự phân bố không đồng đều.
Câu 87: Cây pomato là cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp
A. Nuôi tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo
B. Dung hợp tế bào trần
C. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị
D. Nuôi cây hạt phấn
Câu 88: Có bao nhiêu loài động vật sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường thông qua bề mặt cơ thể?
(1) Thủy tức; (2) Trai sông; (3) Tôm;
(4) Giun tròn; (5) Giun dẹp.
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 89: Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại?
A. Dạ cỏ. B. Dạ lá sách. C. Dạ tổ ong. D. Dạ múi khế.
Câu 90: Cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường sinh ra giao tử Ab chiếm tỉ lệ là
A. 30% B. 10% C. 25% D. 50%
Câu 91. Khi thống kê số lượng cá thể của một quần thể sóc, người ta thu được số liệu: 0,7AA: 0,1Aa: 0,2aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là:
A. A = 0,70 ; a = 0,30 B. A = 0,80 ; a = 0,20
C. A = 0,25 ; a = 0,75 D. A = 0,75 ; a = 0,25
Câu 92: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd × AaBbdd là
A. 1/4 B. 1/8 C. 1/2 D. 1/16
Câu 93: Những nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Đột biến, di – nhập gen
B. Chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên, di- nhập gen.
D. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 94: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra ở các loài động vật, thực vật phát tán mạnh.
B. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh chóng, phổ biến ở thực vật có hoa
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
D. Tất cả các loài sinh vật có thể được hình thành bằng con đường tập tính hoặc con đường sinh thái.
Câu 95: Câu nào sai khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?
A. Nhờ có cạnh tranh mà mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
B. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
C. Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
D. Ở thực vật, những cây sống theo nhóm hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ
Câu 96. Xét các mối quan hệ sau:
(1) Phong lan bám trên cây gỗ. (4) Chim mỏ đỏ và linh dương.
(2) Vi khuẩn lam và bèo hoa dâu. (5) Lươn biển và cá nhỏ.
(3) Cây nắp ấm và ruồi. (6) Cây tầm gửi và cây gỗ.
Số mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ hợp tác là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 97: Khi nói về cơ chế dịch mã, có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau?
(1) Trên một phân tử mARN hoạt động của pôlixom giúp tạo ra các chuỗi polipeptit khác loại
(2) Khi dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3'- 5' trên phân tử mARN.
(3) Với bộ ba UAG trên mARN thì tARN mang đối mã là AUX.
(4) Các chuỗi polipeptit sau dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các bậc cấu trúc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học
(5) Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 98: Một nhiễm sắc thể (NST) có trình tự các gen như sau ABCDEFG*HI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có trình tự các gen trên NST là ABCDEH*GFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến
A. đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
B. chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST.
C. đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
D. chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể.
Câu 99: Từ hai dòng thực vật ban đầu có kiểu gen AaBb và DdEe, bằng phương pháp lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra những quần thể thực vật nào sau đây?
A. AAbbDDEE, aabbDDEE, aabbDdee.
B. AAbbDDEE, aabbDDee, AABBddee.
C. AAbbDDEE, AABbDDee, Aabbddee.
D. AAbbDDEE, AabbDdEE, AaBBDDee.
Câu 100: Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có
A. hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2.
B. ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+l và 2n-l.
C. hai dòng tế bào đột biến là 2n+l và 2n-l.
D. ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 101-120 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua phổi?
A. Châu chấu. B. Cá chép. C. Tôm. D. Ba ba.
Câu 2. Bệnh, tật di truyền nào sau đây ở người không do gen trên NST giới tính qui định?
A. Tật dính ngón tay 2 và 3. B. Bạch tạng.
C. Máu khó đông. D. Mù màu.
Câu 3. Axitamin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. Protein. B. ADN. C. mARN. D. rARN.
Câu 4. Quá trình phiên mã dựa trên mạch gốc của
A. gen có chiều 3’à5’. B. gen có chiều 5’à3’
C. mARN có chiều 5’à3’. D. mARN có chiều 3’à5’.
Câu 5. Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân cho giao tử aB chiếm tỉ lệ ?
A. 100%. B. 25%. C. 50%. D. 12,5%.
Câu 6. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 3 loại kiểu gen?
A. Aa x aa. B. Aa x Aa C. AA x aa D. AA x Aa.
Câu 7. Một quần thể thực vật giao phấn đang đạt trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen có 2 alen B và b, trong đó B là 0,6. Theo lý thuyết, tần số kiểu gen Bb của quần thể là
A. 0,36. B. 0,24. C. 0,48. D. 0,4.
Câu 8. Phương pháp được sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng là
A. Dung hợp tế bào trần. B. Cấy truyền phôi.
C. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa. D. Nhân bản vô tính.
Câu 9. Phân tử oxy giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử
A. CO2. B. H2O C. C6H12O6 D. ATP.
Câu 10. Trong ống tiêu hóa của người, quá trình tiêu hóa hóa học xảy ra chủ yếu tại
A. Miệng. B. Ruột non. C. Dạ dày. D. Ruột già.
Câu 11. Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn, nội dung nào sau đây sai?
A. Ở động vật tim có 3 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
B. Vận tốc máu giảm dần từ động mạch à mao mạch àtĩnh mạch.
C. Huyết áp tối đa ứng với lúc tim co.
D. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
Câu 12. Chim và thú phát sinh ở kỉ nào của đại nào?
A. Kỉ Phấn trắng của đại Trung sinh. B. Kỉ Triat của đại Trung sinh.
C. Kỉ Pecmi của đại Cổ sinh. D. Kỉ Cacbon của đại Cổ sinh.
Câu 13. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là cơ thể dị hợp về tất cả các cặp gen đang xét?
A. AABBDD. B. aabbdd. C. AABbDd. D. AaBbDd.
Câu 14. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng và thành phần của gen trong một nhóm gen liên kết?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn.
C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 15. Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Ếch → Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng bậc 3 là
A. Lúa. B. Châu chấu. C. Rắn. D. Ếch.
Câu 16. Một phân tử AND ở sinh vật nhân thực có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 2/3. Theo lý thuyết, tỉ lệ nucleotit loại X của phân tử này là
A. 10%. B. 20%. C. 30%. D. 40%.
Câu 17. Một loài thực vật, biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiêu hình phân li theo tỉ lệ 1:1?
A. x B. x C. x D. x
Câu 18. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Loài mới không thể hình thành khi không có sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
B. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
C. Trong cùng một khu vực địa lý, không diễn ra sự hình thành loài mới.
D. Không có sự cách ly địa lý thì không thể hình thành loài mới.
Câu 19. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac ở vi khuẩn Ecoli, sự kiện nào diễn ra khi môi trường không có đường lactozơ?
A. Gen điều hòa không hoạt động nên protein ức chế không được tạo ra.
B. Sản phẩm của nhóm gen cấu trúc Z, Y, A được tạo ra.
C. Protein ức chế không bám vào vùng vận hành của Operon Lac.
D. Enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động của gen điều hòa để thực hiện quá trình phiên mã.
Câu 20. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là hình thức
A. không sử dụng tài nguyên không tái sinh chỉ sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
B. sử dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại khai thác hiệu quả và triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ đời sống xã hội cho con người.
C. sử dụng vừa thỏa mãn cho nhu cầu hiện tại của con người vừa khai thác hợp lí đảm bảo duy trì lâu dài tài nguyên cho các thế hệ sau.
D. nghiêm cấm các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên để duy trì lâu dài tài nguyên cho các thế hệ sau.
{-- Còn tiếp --}
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Động lực nào sau đây đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
A. Trọng lực của trái đất.
B. Áp suất của lá.
C. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan rễ với môi trường đất.
D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
Câu 2: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5’UAX3’. B. 5’UGX3’. C. 5’UGG3’. D. 5’UAG3’
Câu 3: Theo quy luật phân li độc lập, nếu F1 có n cặp gen dị hợp tử tự thụ phấn thì ở F2 có số loại kiểu gen là:
A. 2n. B. 4n. C. 3n + 1. D. 3n.
Câu 4: Phép lai nào sau đây cho đời con có ưu thế lai cao nhất ?
A. AAbbDDEE x aaBBDDee. B. AAbbDDee x aaBBddEE.
C. AAbbddee x AAbbDDEE. D. AABBDDee x AAbbddee.
Câu 5: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
A. gen. B. anticodon. C. mã di truyền. D. codon.
Câu 6: Cho các bệnh và hội chứng bệnh di truyền trên cơ thể người như sau:
(1) Bệnh phêninkêto niệu (2) Bệnh bạch cầu ác tính
(3) Hội chứng Đao (4) Bệnh hồng cầu hình liềm
(5) Hội chứng Tơcnơ
Có bao nhiêu bệnh hay hội chứng bệnh nêu trên do đột biến gen gây ra?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 7: Tần số hoán vị gen ở ruồi giấm cái F1 trong thí nghiệm của Moocgan là bao nhiêu?
A. 50%. B. 41,5%. C. 17%. D. 8,5%.
Câu 8: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là
A. tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
D. giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả 5. năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 9: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:
(1) Ung thư máu.
(2) Hồng cầu hình liềm.
(3) Bạch tạng.
(4) Hội chứng Claiphentơ
(5) Máu khó đông.
(6) Hội chứng Tơcnơ.
(7) Hội chứng Đao.
Những thể đột biến nào là đột biến lệch bội?
A. (1), (3) và (7) B. (1), (3) và (5) C. (4), (6) và (2) D. (4), (6), và (7)
Câu 10: Cho các thành tựu:
(1). Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
(2). Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3). Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt có của thuốc lá cảnh Petunia.
(4). Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật tạo giống bằng công nghê gen là
A. (1) và (3). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (2).
Câu 11: Khi nói về CLTN theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. CLTN là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.
C. CLTN chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi.
D. CLTN tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
Câu 12: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
B. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
C. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
Câu 13: Ở thực vật C4, giai đoạn cố định CO2
A. Xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch.
B. Chỉ xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
C. Chỉ xảy ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.
D. Xảy ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và tế bào mô xốp.
Câu 14: Thoát hơi nước qua lá chủ yếu bằng con đường
A. qua lớp cutin. B. qua khí khổng. C. qua mô giậu. D. qua lớp biểu bì.
Câu 15: Các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cơ chế nào?
A. Thụ động và chủ động. B. Thụ động và thẩm thấu
C. Chủ động và thẩm thấu D. Thẩm thấu
Câu 16: Cây không sử dụng được nitơ phân tử N2 trong không khí vì
A. lượng N2 trong không khí quá thấp.
B. lượng N2 tự do bay lơ lửng trong không khí không hòa vào đất nên cây không hấp thụ được.
C. phân tử N2 có liên kết ba bền vững cần phải đủ điều kiện mới bẻ gãy được.
D. do lượng N2 có sẵn trong đất từ các nguồn khác quá lớn.
Câu 17: Theo lí thuyết cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử Ab với tỉ lệ 25%?
A. Aabb. B. AaBb C. AABb D. AAbb
Câu 18: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về mã di truyền?
(1) Tất cả các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, là mã bộ ba
(1) Có tất cả 64 bộ ba mã hóa cho các loại axit amin
(3) Trong một đoạn phân tử mARN chỉ được cấu tạo từ 2 loại nuclêôtit là A và U,có thể mã hoá cho tối đa 7 loại axit amin
(4) Codon 5’UAG3’mã hoá cho axit amin mở đầu khi tổng hợp protein
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 19: Khi nói về phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Hai quá trình này đều tuân theo nguyên tắc bổ sung.
(2) Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời trong nhân tế bào.
(3) Dịch mã cần sử dụng sản phẩm của phiên mã.
(4) Phiên mã không cần sử dụng sản phẩm của dịch mã.
(5) Hai quá trình này đều có sự tham gia trực tiếp của ADN.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 20: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử trội về cả hai cặp gen đang xét?
A. AABB. B. aabB. C. AABB. D. AaBB.
ĐÁP ÁN
1 | D | 11 | A |
2 | D | 12 | B |
3 | D | 13 | A |
4 | A | 14 | B |
5 | A | 15 | C |
6 | D | 16 | C |
7 | C | 17 | B |
8 | C | 18 | B |
9 | D | 19 | C |
10 | A | 20 | C |
{-- Còn tiếp --}
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Phân tử prôtêin được cấu tạo bởi đơn phân nào sau đây?
A. Nuclêôtit. B. Lipit. C. Axit amin. D. Glucôzơ.
Câu 2. Các nucleôtit trên 2 mạch của phân tử ADN liên kết với nhau bằng loại liên liên kết nào sau đây ?
A. Peptit. B. Cộng hóa trị. C. Phôtphođieste. D. Hiđrô.
Câu 3. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của chu trình Canvin là
A. PEP. B. APG. C. RiDP. D. AlPG.
Câu 4: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?
A. Lưỡng cư. B. Bò sát. C. Cá. D. Chim.
Câu 5: Trong các bộ ba mã di truyền sau đây, bộ ba nào mang tín hiệu kết thúc dịch mã?
A. 5’GUA3’. B. 5’UGA3’. C. 5’AUG3’. D. 5’AGU3’.
Câu 6: Trong quá trình phát sinh phát triển của sự sống trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh nhất vào kỉ nào?
A. Kỉ Tam điệp. B. Kỉ Cacbon. C. Kỉ Silua. D. Kỉ Pecmi.
Câu 7: Theo quan niệm của Đacuyn, loại biến dị nào sau đây là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa?
A. Biến dị hàng loạt. B. Biến dị tổ hợp. C. Biến dị cá thể. D. Biến dị di truyền.
Câu 8: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh?
A. Tầm gửi và cây thân gỗ. B. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y.
C. Cỏ dại và lúa. D. Giun đũa và lợn.
Câu 9: Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2?
A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Dung dịch KCl. D. Dung dịch H2SO4
Câu 10: Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb × aabb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 11: Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
A. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh sau cháy rừng vào năm 2002.
B. Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đống tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.
C. Số lượng sâu hại lúa trên một cánh đồng lúa bị giảm mạnh sau một lần phun thuốc trừ sâu.
D. Số lượng cá chép ở Hồ Tây bị giảm mạnh do ô nhiễm môi trường nước vào năm 2016.
Câu 12. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là
A. mật độ cá thể của quần thể. B. kích thước tối thiểu của quần thể.
C. kiểu phân bố của quần thể. D. kích thước tối đa của quần thể.
Câu 13: Trong nguyên phân, hình thái đặc trưng của nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất vào kỳ nào sau đây?
A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì cuối.
Câu 14: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 10% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là
A. 10%. B. 30%. C. 20%. D. 40%.
Câu 15: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ gen?
A. Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-carôten trong hạt.
B. Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
C. Nhân bản cừu Đôly.
D. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.
Câu 16: Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào dưới đây có khả năng cho đời con có ưu thế lai cao nhất?
A. AABBDDEE x aaBBDDee. B. AABBddEE x AabbccEE.
C. AABBddEE x aabbDDee. D. aaBBddee x aabbDDee.
Câu 17: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá thuộc thể ba của loài thực vật này sẽ có số nhiễm sắc thể là
A. 17. B. 15. C. 13. D. 21.
Câu 18: Đối với quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò
A. làm phong phú vốn gen của quần thể.
B. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C. định hướng quá trình tiến hóa.
D. tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.
Câu 19: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kích thước của quần thể là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống.
B. Kích thước quần thể có ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
C. Nếu kích thước của quần thể đạt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường tăng cường hỗ trợ nhau.
D. Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái, năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không.
B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.
C. Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất.
D. Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.
ĐÁP ÁN
Câu 1 | C | Câu 11 | B |
Câu 2 | D | Câu 12 | A |
Câu 3 | B | Câu 13 | C |
Câu 4 | C | Câu 14 | D |
Câu 5 | B | Câu 15 | A |
Câu 6 | B | Câu 16 | C |
Câu 7 | C | Câu 17 | B |
Câu 8 | B | Câu 18 | B |
Câu 9 | B | Câu 19 | B |
Câu 10 | B | Câu 20 | B |
{-- Còn tiếp --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Lê Thành Phương có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:
- Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Ngô Lễ Tân
- Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học - Trường THPT Nguyên Viết Xuân
Chúc các em học tập tốt !