Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Khai Nguyên

TRƯỜNG THPT TRẦN KHAI NGUYÊN

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ

THỜI GIAN 50 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành một người cộng sản?

A. Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1930).

B. Đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7/1920).

C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).

D. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).

Câu 2: Thủ đoạn thâm độc nhất của thực dân Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa đã đẩy người nông dân Việt Nam đến bước đường cùng là

A. bắt phu phen, tạp dịch.

B. đặt ra nhiều thứ thuế vô lí.

C. tước đoạt ruộng đất.

D. tăng thuế thân.

Câu 3: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp nhận tư tưởng dân chủ tư sản từ

A. Nhật Bản, Trung Quốc.

B. Trung Quốc, Mĩ.

C. Nhật Bản, Nga.

D. Nhật Bản, Anh.

Câu 4: Ngày 2/3/1946, tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa I ở Hà Nội đã thông qua

A. Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam.

B. danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến.

C. danh sách Chính phủ lâm thời kháng chiến.

D. thành lập Ủy ban hành chính các cấp.

Câu 5: Việc thực hiện chính sách “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây của triều Nguyễn đã gây ra bất lợi gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của nước ta nửa sau thế kỷ XIX?

A. Gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc.

B. Gây xung đột tôn giáo, giảm tinh thần chiến đấu của nhân dân.

C. Không tạo ra nhân tài, vật lực cho cuộc kháng chiến.

D. Tạo nên sự căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây.

Câu 6: Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam diễn ra

A. ở cả thành thị và nông thôn; thắng lợi ở nông thôn có ý nghĩa quyết định.

B. ở cả thành thị và nông thôn; thắng lợi ở thành thị có ý nghĩa quyết định.

C. từ nông thôn đến thành thị; thắng lợi ở thành thị có ý nghĩa quyết định.

D. từ thành thị đến nông thôn; thắng lợi ở nông thôn có ý nghĩa quyết định.

Câu 7: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi được xem là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?

A. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa thực dân.

B. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là “con đẻ” của chủ nghĩa thực dân.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng.

D. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là do

A. vũ khi thô sơ, lực lượng chênh lệch.

B. chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn.

C. phong trào diễn ra lẻ tẻ, chưa có sự liên kết.

D. thực dân Pháp mạnh về tiềm lực kinh tế và quân sự.

Câu 9: Ý nào sau đây phản ánh không đúng về nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương?

A. Ngân sách Đông Dương Pháp thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm  1912.

B. Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế.

C. Thương nghiệp, trước hết là ngoại thương có bước phát triển mới.

D. Chỉ trong vòng 6 năm (1925 - 1929), Pháp đầu tư 4 tỉ Phrăng vào Việt Nam.

Câu 10: Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (7/1945), quân đội nước nào sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật?

A. Quân đội Anh và Pháp.

B. Quân đội Anh và Mĩ.

C. Quân đội Pháp và Trung Hoa Dân Quốc.

D. Quân đội Anh và Trung Hoa Dân Quốc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

C

11

C

21

C

31

A

2

C

12

B

22

D

32

B

3

A

13

C

23

C

33

D

4

B

14

B

24

A

34

C

5

A

15

A

25

B

35

A

6

B

16

D

26

D

36

D

7

D

17

A

27

C

37

A

8

B

18

B

28

B

38

D

9

D

19

B

29

C

39

D

10

D

20

A

30

A

40

C

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), chiến dịch nào có sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

A. Chiến dịch Trung Lào năm 1953.

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

C. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

D. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

Câu 2. Việt Nam quốc dân đảng là một đảng chính trị đại diện cho xu hướng:

A. dân chủ tư sản.

B. phong kiến.

C. vô sản.

D. cải lương.

Câu 3. Năm 1951, Nhật Bản ký với Mĩ Hiệp ước hòa bình Xan Phraxixcô nhằm:

A. nhận được sự giúp đỡ của Mĩ về kinh tế.

B. tiên minh với Mĩ và trở thành đồng minh của Mĩ.

C. chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh.

D. đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

Câu 4. Một trong những điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) là đều:

A. thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

B. dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại do Mỹ cung cấp.

C. có sự kết hợp với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trên qui mô lớn.

D. sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường.

Câu 5. Điểm cơ bản quyết định sự khác biệt của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là:

A. lãnh đạo cách mạng.

B. lực lượng tham gia

C. hình thức đấu tranh.

D. mục tiêu đấu tranh.

Câu 6. Phương pháp đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là:

A. kết hợp các hình thức đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao. ste san lam thee

B. kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

C. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa.

D. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

Câu 7. Trong cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng là do:

A. muốn biến Việt Nam thành nơi cung cấp nhân công rẻ mạt của Pháp.

B. muốn biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.

C, muốn Việt Nam không có thế mạnh phát triển nhanh công nghiệp nặng.

D. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

Câu 8. Hạn chế lớn nhất của sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 là:

A. chủ trương đấu tranh bạo động, nặng về ám sát cá nhân.

B. chỉ chú trọng công tác tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin.

C. không coi trọng tập hợp giai cấp nông dân.

D. hoạt động riêng rẽ, công kích, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.

Câu 9. Từ năm 1945 đến năm 1973 quốc gia nào đi đầu cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp?

A. Liên Xô.

B. Ấn Độ.

C. Mĩ.

D. Trung Quốc.

Câu 10. Đặc điểm của phong trào Cần Vương ở giai đoạn thứ hai (1888 - 1896) là gì ?

A. không còn sự chỉ đạo của triều đình, quy tụ dần thành các trung tâm lớn.

B. Đặt dưới sự chỉ huy thông nhất của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

C. Là phong trào yêu nước chống Pháp mang tính cách mạng sâu sắc.

D. Hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi cả nước.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 : Trong thời kì 1954 - 1975, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam vì cuộc cách mạng này

A.trực tiếp xóa bỏ ách áp bức, bóc lột của địa chủ và tư sản miền Nam.

B.làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

C.bảo vệ vững chắc hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

D.trực tiếp đánh đổ ách thống trị của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

Câu 2 : Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động chống Liên Xô là cuộc chiến

A.không tiếng súng nhưng đặt thế giới trong tình trạng căng thẳng.

B.giành thị trường quyết liệt giữa Mĩ và Liên Xô.

C.không hồi kết về quân sự và ý thức hệ giữa Mĩ và Liên Xô.

D.với những xung đột trực tiếp giữa Mĩ và Liên Xô.

Câu 3 : Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai được quyết định bởi

A.yếu tố con người.

B. sự năng động của các công ty Nhật.

C.vai trò lãnh đạo, quản lí của nhà nước.

D. sự phát triển của khoa học – kĩ thuật.

Câu 4 : Ý nào không phản ánh đúng thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968?

A.Buộc Mĩ phải đến hội nghị Pari để đàm phán với ta về chấm dứt chiến tranh.

B.Tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ và đồng minh, giáng đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn.

C.Buộc Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

D.Giành thắng lợi toàn diện qua cả ba đợt tiến công trong năm 1968.

Câu 5 : Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

A.Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

B.Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

C.Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

D.Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.

Câu 6 : Từ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước Việt Nam đã hồ hởi đón nhận ảnh hưởng của

A.trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản.

B.văn minh phương Tây.

C.chủ nghĩa xã hội khoa học.

D.chủ nghĩa Tam dân.

Câu 7 : Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 - 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế

A. thị trường có sự quản lý của nhà nước.

B. hàng hóa có sự quản lí của nhà nước.

C. tập trung, quan liêu, bao cấp.

D. thị trường tư bản chủ nghĩa.

Câu 8 : Trong thời kỳ 1954 - 1975, đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?

A.Hiệp định Giơnevơ chia Việt Nam thành hai miền.

B.Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam chống Mĩ.

C.Ý chí thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

D.Sự chi phối của cục diện thế giới hai cực, hai phe.

Câu 9 : Chiến thắng quân sự nào của quân dân miền Nam Việt Nam mở ra khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A.Bình Giã.

B. Vạn Tường.

C.Núi Thành.

D.  Ấp Bắc.

Câu 10 : Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) nhằm

A.buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.

B.tạo điều kiện để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.

C.buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia dân chủ.

D.tránh việc cùng lúc phải chống lại nhiều thế lực ngoại xâm.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

D

11

D

21

A

31

D

2

A

12

A

22

D

32

C

3

A

13

B

23

A

33

A

4

D

14

D

24

B

34

C

5

B

15

A

25

C

35

A

6

A

16

B

26

B

36

B

7

C

17

D

27

C

37

C

8

C

18

D

28

C

38

C

9

D

19

B

29

B

39

C

10

D

20

A

30

C

40

B

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái chứng tỏ điều gì?

A. Giai cấp tư sản chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn, tổ chức lỏng lẻo, thành phần phức tạp. 

B. Cuộc khởi nghĩa chưa tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội tham gia.

C. Đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản không phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta.

D. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong tình thế bị động, chưa có đường lối đúng đắn, thực dân Pháp còn mạnh.

Câu 2: Mục tiêu của phong trào Cần vương là

A. đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập thể chế cộng hòa.

B. lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập nền quân chủ lập hiến.

D. đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến.

Câu 3: Sự khác biệt căn bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi với Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. 

B. Lãnh đạo phong trào đấu tranh ở châu Phi là giai cấp vô sản, Mĩ la tinh là giai cấp tư sản dân tộc.

C. Hình thức đấu tranh ở Châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ tranh, Mĩ la tinh là đấu tranh chính trị.

D. Châu Phi đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.

Câu 4: Các nước tham dự Hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương là

A. chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. 

B. độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

D. độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 5: Chiến tranh lạnh kết thúc đã dẫn tới sự thay đổi lớn nhất trong quan hệ quốc tế là gì?

A. Phong trào đòi tự do, dân chủ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới phát triển mạnh mẽ. 

B. Mĩ, Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, ký các Hiệp định về hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.

C. Xung đột, nội chiến, tranh chấp vẫn diễn ra ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

D. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, trật tự thế giới mới hình thành theo xu hướng “đa cực”.

Câu 6: Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đặt ra vấn đề gì cho cách mạng nước ta?

A. Đoàn kết với các dân tộc Đông Dương. 

B. Xây dựng khối liên minh công- nông.

C. Có đường lối cách mạng đúng đắn.

D. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

Câu 7: Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:

1. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

2. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari.

3. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

4. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.

A. 2,3,4,1.

B. 1,4,2,3.

C. 1,2,3,4.

D. 1,3,2,4.

Câu 8: Mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. giữa giai cấp công nhân với đế quốc Pháp và tay sai. 

B. giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.

C. giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến và thực dân Pháp.

D. giữa giai cấp tư sản, tiểu tư sản với đế quốc Pháp và tay sai.

Câu 9: Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954)?

A. Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.

B. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

C. Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7- 1956.

D. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam - Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Câu 10: Đại hội lần thứ VII của quốc tế cộng sản (7-1935) đã xác định kẻ thù của nhân dân thế giới là

A. bọn phản động thuộc địa. 

B. chủ nghĩa đế quốc.

C. chủ nghĩa thực dân.

D. chủ nghĩa phát xít.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

C

11

A

21

B

31

D

2

D

12

B

22

B

32

C

3

A

13

A

23

C

33

A

4

C

14

B

24

D

34

A

5

D

15

D

25

A

35

A

6

C

16

D

26

D

36

C

7

B

17

B

27

B

37

B

8

B

18

C

28

C

38

A

9

D

19

B

29

A

39

C

10

D

20

C

30

A

40

D

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Nội dung nào dưới đây là tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Chiến tranh phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước đế quốc. 

B. Chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.

C. Chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

D. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

Câu 2: Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ là

A. đồng minh. 

B. đối tác.

C. đối đầu.

D. hợp tác.

Câu 3: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức cách mạng theo khuynh hướng

A. vô sản. 

B. cải cách.

C. phong kiến.

D. dân chủ tư sản.

Câu 4: Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX với mục đích chủ yếu là

A. mở rộng thị trường. 

B. truyền đạo Thiên chúa.

C. khai hóa văn minh.

D. biến Việt Nam thành căn cứ quân sự.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945)?

A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. 

B. Thành lập khối Đồng minh chống phát xít.

C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

Câu 6: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện “Chiến lược toàn cầu” với tham vọng chủ yếu là

A. làm bá chủ thế giới. 

B. đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

C. ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

D. khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Câu 7: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ chống

A. đế quốc và tư sản. 

B. phong kiến và tay sai.

C. phong kiến và tư sản.

D. đế quốc và phong kiến.

Câu 8: Trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược, Xiêm đã thực hiện biện pháp gì để bảo vệ nền độc lập?

A. Dựa vào thế lực của các nước láng giềng. 

B. Quân sự hóa nền kinh tế trong nước.

C. Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh.

D. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

Câu 9: Sau Hiệp ước 1862, triều đình nhà Nguyễn đã hạ lệnh cho Trương Định phải

A. đầu hàng Pháp. 

B. bãi binh.

C. kiên quyết chống Pháp.

D. đàm phán với Pháp.

Câu 10: Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là tờ báo

A. Thanh niên. 

B. Búa liềm.

C. An Nam trẻ.

D. Đỏ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

D

11

C

21

C

31

C

2

C

12

B

22

D

32

A

3

A

13

C

23

A

33

D

4

A

14

A

24

B

34

A

5

B

15

B

25

D

35

C

6

A

16

A

26

B

36

A

7

D

17

D

27

D

37

D

8

D

18

C

28

B

38

C

9

B

19

B

29

C

39

D

10

B

20

B

30

C

40

A

 

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Khai Nguyên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo tài liệu liên quan khác:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?