TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN HƯNG ĐẠO | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ THỜI GIAN 50 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Ý nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 nổ ra đầu tiên ở Mi?
A. Mĩ là nước giàu có về tài nguyên.
B. Mĩ phát triển kinh tế theo chủ nghĩa tự do thái quá dẫn đến cung vượt quá cầu.
C. Mĩ không có kế hoạch dài hạn cho sự mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dung.
D. Không có sự phát triển đồng bộ giữa các ngành kinh tế của Mĩ.
Câu 2 Điểm mới nổi bật nhất trong quan hệ quốc tế giữa các nước lớn (1919 – 1929) là
A. các nước đế quốc đối đầu với Liên Xô.
B. các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau về vấn đề thuộc địa.
C. các nước tư bản “trẻ” mâu thuẫn gay gắt với các nước tư bản “già”.
D. các nước đế quốc bại trận mâu thuẫn với các nước đé quốc thắng trận.
Câu 3. Mục đích của Hội nghị Hòa bình Vécxai (1919 – 1920) và Oasinh tơn (1921 - 1922) là
A. kí kết Hòa ước và các Hiệp ước phân chia quyền lợi.
B. thiết lập một trật tự thế giới mới.
C. thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
D. phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Câu 4. Sự kiện nổi bật nhất trong giai đoạn hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?
A. Cách mạng dân chủ tư sản Đức bùng nổ và giành thắng lợi.
B. Đức sử dụng phương tiện chiến tranh mới là tàu ngầm gây cho phe Hiệp ước nhiều thiệt hại.
C. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước.
D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời và rút khỏi chiến tranh.
Câu 5. Hành động cách mạng nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc chừng minh: từ một người yêu nước chân chính, Người đã trở thành một chiến sĩ công sản?
A. Đọc luận cương của Lê nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920).
B. Bỏ phiếu tán thành việc giai nhâp Quốc tế cộng sản (1920).
C. Gửi yêu sách đến hội nghị Vecxai (1919).
D. Tham gia Đảng xã hội Pháp (1919).
Câu 6. Đâu không phải là nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại?
A. Sự thắng lợi của cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
B. Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự xác lập hệ thống chủ nghĩa tư bản.
C. Sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
D. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và đẩy mạnh quá trình xâm lược.
Câu 7. Điểm khác biệt trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu so với tư tưởng phong kiến?
A. Độc lập dân tộc phải gắn liền với chính thể quân chủ chuyên chế.
B. Cứu nước gắn liền với cứu dân.
C. Giành độc lập không thể tách rời phương pháp bạo động.
D. Muốn độc lập cần cầu viện nước ngoài.
Câu 8. Mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) khác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là chỉ hợp tác liên minh về?
A. kinh tế và quân sự.
B. kinh tế và văn hóa.
C. kinh tế và chính trị.
D. tiền tệ, chính trị và văn hóa.
Câu 9. Ảnh hưởng lớn nhất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A. cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh để giải phóng dân tộc.
B. chỉ ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam.
C. để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá.
D. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Câu 10. Ý nào sao đây không đúng khi giải thích cho luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. Trở thành đảng cầm quyền duy nhất lãnh đạo cách mạng.
B. Giải quyết được cuộc khủng hoảng về giai cấp và đường lối lãnh đạo lãnh đạo.
C. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
D. Là sự chuẩn bị đầu tiên cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng thế giới.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1. A | 2.D | 3.A | 4.C | 5.B |
6.A | 7.C | 8.D | 9.D | 10.D |
11.D | 12.C | 13.C | 14.B | 15.D |
16.B | 17.C | 18.C | 19.B | 20.D |
21.D | 22.D | 23.A | 24.D | 25.D |
26.D | 27.C | 28.B | 29.B | 30.B |
31.B | 32.A | 33.A | 34.D | 35.C |
36.A | 37.D | 38.D | 39.D | 40.B |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Những lĩnh vực được thực dân Pháp chú trọng trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) ở Đông Dương là
A. nông nghiệp, khai mỏ, ngân hàng.
B. nông nghiệp, công nghiệp, giao thông.
C. nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông.
D. nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
Câu 2: Nhận định nào dưới đây về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là đúng?
A. Tích cực, tiến bộ.
B. Hòa bình, trung lập.
C. Hòa hoãn, tích cực.
D. Trung lập, tích cực.
Câu 3: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động của tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ những năm 1919-1925?
A. Thành lập Hội Phục Việt.
B. Tẩy chay tư sản Hoa kiều.
C. Thành lập Đảng Lập hiến.
D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.
Câu 4: Ba chương trình kinh tế lớn được Đảng ta đề ra trong kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990) là
A. lương thực – thực phẩm, hàng may mặc và hàng xuất khẩu.
B. lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
C. lương thực – thực phẩm, hàng may mặc và hàng thủy sản.
D. lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng thủy sản.
Câu 5: Hội nghị Muy-ních (29-9-1938) bàn đến nội dung chủ yếu nào?
A. Trả vùng Xuy-đét cho Đức để chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu.
B. Chấm dứt xâm chiếm Tiệp Khắc và các hoạt động thôn tính châu Âu.
C. Sáp nhập Tiệp Khắc vào Đức để chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu.
D. Trao vùng Xuy-đét cho Đức, chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là âm mưu của đế quốc Mĩ khi kí với thực dân Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương”.
A. Giúp thực dân Pháp tiếp tục theo đuổi chiến tranh.
B. Từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
C. Mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
D. Giúp thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve.
Câu 7: Cuộc chiến đấu chống Pháp của các đội dân binh Gia Định (2-1859) đã làm thất bại kế hoạch nào của Pháp?
A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. Kế hoạch “đánh lâu dài”
C. Kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
D. Kế hoạch “đánh chắc, chắc thắng thì đánh”.
Câu 8: Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?
A. “Chiến tranh cục bộ”.
B. “Đông Dương hóa chiến tranh”.
C. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D. “Chiến tranh đặc biệt”.
Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nông dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là gì?
A. Hòa bình.
B. Độc lập dân tộc.
C. Các quyền dân chủ.
D. Ruộng đất.
Câu 10: Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển vì
A. hàng hóa nhập khẩu từ chính quốc Pháp sang Đông Dương giảm.
B. tư bản Pháp nới lỏng độc quyền, cho người Việt tự do kinh doanh.
C. thực dân Pháp chỉ đầu tư phát triển đồn điền cao su và khai mỏ.
D. thực dân Pháp chỉ đầu tư phát triển công nghiệp phục vụ chiến tranh.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | A | A | B | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | A | A | B | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
C | D | B | C | C |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | C | A | B | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
A | C | B | C | D |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | D | D | C | D |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
A | D | A | C | D |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
D | D | C | C | B |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Luận cương chính trị của Đảng được ra đời tại
A. Hội nghị thành lập Đảng (đầu năm 1930).
B. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (3-1935).
C. Đại hội lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951).
D. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930).
Câu 2: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 do ai chủ trì?
A. Trần Phú
B. Lê Hồng Phong
C. Hà Huy Tập
D. Nguyễn Văn Cừ
Câu 3: Kế hoạch Mác-san (6-1947) còn được gọi là
A. kế hoạch phát triển kinh tế các nước châu Âu.
C. kế hoạch phục hưng châu Âu.
B. kế hoạch khôi phục châu Âu.
D. kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.
Câu 4: Tổ chức nào là nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6-1925?
A. Cộng sản đoàn
B. Hội Hưng Nam
C. Tâm tâm xã
D. Hội Phục Việt
Câu 5: Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã
A. thành lập tổ chức Việt Nam Quang Phục hội.
C. thành lập Hội Duy Tân.
B. mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
D. mở trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục.
Câu 6: Từ năm 1946-1950, Liên Xô đã tiến hành
A. chiến tranh vệ quốc.
B. công cuộc khôi phục kinh tế.
C. công cuộc cải tổ.
D. xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 7: Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của
A. Nguyễn Trung Trực.
B. Trương Định.
C. Hoàng Diệu.
D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 8: Phong trào “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa” diễn ra vào năm 1919 ở nước ta do giai cấp nào tổ chức?
A. Địa chủ.
B. Tư sản dân tộc.
C. Công nhân.
D. Tiểu tư sản.
Câu 9: Chiến thắng nào quyết định cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ thắng lợi?
A. Đông Xuân 1953-1954
B. Tây Bắc
C. Biên giới
D. Điện Biên Phủ 1954
Câu 10: Tại sao nói trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?
A. Vì sản xuất được nhiều sản phẩm hoàng hóa.
B. Vì nhà máy là phòng nghiên cứu chính.
C. Vì khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
D. Vì tay nghề của công nhân ngày càng cao.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | B | C | A | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | A | B | D | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A | B | D | C | C |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | B | C | D | A |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
C | B | B | D | B |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
D | B | A | D | B |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
A | C | C | D | C |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
A | A | A | B | B |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Phương pháp đấu tranh được Đảng ta xác định trong thời kì 1936-1939 là kết hợp đấu tranh giữa
A.công khai và hợp pháp
B.công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
C. bí mật và bất hợp pháp.
D. chính trị với đấu tranh vũ trang.
Câu 2. Nội dung sau đây không thuộc những biến đổi cơ bản của các nước Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự ra đời hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
B. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
C. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
D. Đạt nhiều thành tựu quan trọng xây dựng đất nước.
Câu 3. Năm 1930, nền kinh tế Việt Nam có đặc điểm gì?
A. Suy thoái, khủng hoảng.
B. Phục hồi, phát triển.
C. Phát triển xen kẽ khủng hoảng.
D. Phát triển không ổn định.
Câu 4. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1936-1939 có đặc điểm gì?
A.Phục hồi và phát triển.
B. Phát triển chậm chạp.
C. Phát triển không ổn định.
D. Suy thoái và khủng hoảng.
Câu 5. Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị 5-1941 có điểm gì khác so với Hội nghị 11-1939?
A.Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.
B.Đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước.
C.Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
D.Đặt vấn đề giải phóng dân tộc là mục tiêu số một của cách mạng.
Câu 6. Đặc điểm nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1960-1973 là
A.phát triển mạnh.
B.phát triển mạnh mẽ.
C.có bước phát triển.
D.phát triển thần kì.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây là nhân tố quyết địn dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn.
B. Cách mạng Việt Nam có sự chuẩn bị trong vòng 15 năm (1930-1945).
C. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh .
D. Chiến thắng của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít.
Câu 8. Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng mức độ giành độc lập trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đều nhau.
B. Không đồng đều.
C. Không đồng nhất.
D. Giống nhau.
Câu 9. Lực lượng vũ trang được thành lập trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh được gọi là
A.dân quân tự vệ.
B. hồng quân.
C. tự vệ đỏ.
D. cứu quốc quân.
Câu 10. Lực lượng xã hội tham gia đông nhất trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX là
A. nông dân.
B. tiểu tư sản.
C. tư sản dân tộc.
D. công nhân.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
B | C | A | A | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | C | B | C | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
B | C | C | B | C |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | B | B | D | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
A | A | B | A | D |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | A | C | B | D |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
D | A | B | B | B |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
D | A | D | B | C |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?
A. Bạo lực để giành độc lập dân tộc.
B. Duy tân để phát triển đất nước.
C. Cải cách kinh tế, xã hội.
D. Đấu tranh chính trị kết hợp avới đấu tranh vũ trang.
Câu 2: Trong phong trào yêu nước công khai ở nước ta, sự kiện nào nổi bật trong năm 1925?
A. Cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
C. Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
D. Đám tang Phan Châu Trinh.
Câu 3: Điều gì thể hiện tính cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Phong trào đã sử dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang và giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân phong kiến.
B. Phong trào đã sử dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang và thực hiện liên minh công – nông.
C. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam và hình thành khối liên minh công – nông.
D. Phong trào đã sử dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang và thành lập chính quyền cách mạng Xô viết ở một số địa phương.
Câu 4: Giữa thế kỷ XIX, Việt Nam là một nước
A. nửa thuộc địa.
B. phong kiến độc lập.
C. thuộc địa.
D. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Câu 5 : Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?
A. Liên minh chặt chẽ với Tây Âu
C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ
B. Mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á
D. Mở rộng quan hệ với Trung Quốc
Câu 6: Chiến thắng quân sự nào của quân và dân miền Nam đã làm phá sản cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”’ của Mĩ?
A. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
C. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi).
B. Chiến thắng Đồng Xoài (Biên Hòa).
D. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).
Câu 7: Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
A. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935).
B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6-1936).
C. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới (những năm 30 của thế kỉ XX).
D. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
Câu 8: Tính sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thể hiện ở những điểm nào?
A. Cương lĩnh thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc và CNXH
B. Cương lĩnh thấm nhuần về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và nhân văn
C. Nội dung của Cương lĩnh rất đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiển Việt Nam
D. Kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp củng như thể hiện được vấn đề đoàn kết dân tộc
Câu 9: Liên minh nhân dân Việt – Miên - Lào (3/1951) được thành lập từ các tổ chức nào của 3 nước Đông Dương?
A. Mặt trận đoàn kết Campuchia - Mặt trận dân tộc thống nhất Lào - Mặt trận Liên Việt.
B. Mặt trận Khơ Me Ítxarắc - Mặt trận Lào Ítxala – Mặt trận Liên Việt.
C. Mặt trận dân tộc thống nhất Khơ Me – Mặt trận Lào yêu nước – Mặt trận Việt Minh.
D. Mặt trận Khơ Me Ítxarắc - Mặt trận Lào Ítxala - Mặt trận Việt Minh.
Câu 10: Trong các sự kiện chính trị sau đây, sự kiện nào có tính chất quyết định nhất có tác dụng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tiến lên?
A. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3-1952).
B. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946).
C. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào (3-1951).
D. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951).
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | A | D | B | C |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | D | B | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
C | D | A | B | D |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | C | C | D | A |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
D | A | A | B | C |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | A | A | D | B |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
C | B | A | A | C |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
B | B | D | C | D |
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Hưng Đạo. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !