TRƯỜNG THPT THỦ THIÊM | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ THỜI GIAN 50 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau ?
Bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm sáu cơ quan chính, trong đó ….. là cơ quan giữ vai trò trọng yếu để duy trì hòa bình và an ninh thế giới….. là cơ quan hành chính, đứng đầu là …. Với nhiệm vì 5 năm. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại …
A. Hội đồng Quản thác ... Ban Thư kí... Tổng thư kí... Niu Oóc (Mì).
B. Hội đồng Bảo an ... Ban Thư kí... Tổng thư kí... Vécxai (Pháp).
C. Đại hội đồng ... Ban Thư kí... Tổng thư kí... Niu Oóc (Mĩ).
D. Hội đồng Bảo an... Ban Thư kí... Tổng thư kí... Niu Oóc (Mĩ).
Câu 2. Cho các sự kiện :
1. Việt Nam và Mĩ bình thường hoá quan hệ ;
2. Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc ;
3. Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 1,2,3 B. 3,2,1 C. 1,3,2 D.2,1,3,
Câu 3. CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã chứng tỏ học thuyết Mác - Lênin không phù hợp ở châu Âu
A. Chứng tỏ học thuyết Mác-Lenin không phù hợp ở Châu Âu
B. làm cho hệ thống XHCN thế giới không còn nữa.
C. làm cho hệ thống XHCN thế giới chỉ còn lại ở châu Á và Mĩ Latinh.
D. giúp Mĩ hoàn thành mục tiêu đề ra trong chiến lược toàn cầu.
Câu 4. Sự kiện nào dưới đây không thực sự có mối liên hệ với cách mạng Việt Nam ?
A. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời (10 - 1949).
B. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1 - 1950).
C. Trung Quốc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam (11-1991).
D. Hồng Công, Ma Cao trở thành khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc (1999)
Câu 5. Từ giữa những năm 50 đến năm 1975, nhiều nước Đông Nam Á bước vào xây dựng và phát triển kinh tế, ngoại trừ những nước nào vẫn phải tiến hành cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới ?
A. Xingapo, Đông Timo.
B. Việt Nam, Lào và Campuchia.
C. inđôncxìa và Mianma.
D. Việt Nam và Lào.
Câu 6. Từ nhừng năm 60 - 70 của thế kỉ XX, năm nước sáng lập ASEAN phải chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá lấy xuất khẩu làm chủ đạo là do
A. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh lan rộng đến khu vực.
B. các tầng lớp nhân dân trong nước biểu tình phản đối, đề nghị thay đổi.
C. chiến lược kinh tế hướng nội bộc lộ nhiều hạn chế, cần phải thay đổi.
D. tác động của cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược của ba nước Đông Dương.
Câu 7. Ý nào giải thích không đúng nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
A. Lợi dụng chiến tranh đề làm giàu.
B. Áp dụng thành công thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
C. Vai trò quản lí, điều tiết của bộ máy nhà nước.
D. Nước Mĩ không bị thực dân phương Tây xâm lược, cai trị.
Câu 8. Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1949, tình hình châu Âu như thế nào ?
A. Căng thẳng, dẫn đến sự chạy đua vũ trang và thiết lập căn cứ quân sự ở nhiều nơi.
B. Thiết lập thế cân bằng, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội
C. Xuất hiện mâu thuẫn giữa các nước trong khối NATO với nhau
D. Nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng nét tương đồng về nguyên nhân giúp cho kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu phát triển nhanh, trở thành các trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới ? .
A. Vai trò của bộ máy nhà nước trong việc tiến hành cải cách tài chính, tiền tệ.
B. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
C. Người dân cần cù, chịu khó, trình độ tay nghề cao.
D. Lãnh thổ không rộng, nghèo tài nguyên, thường xuyên gặp thiên tai.
Câu 10. Mĩ phát động Chiến tranh lạnh vào thời điểm nào ?
A. Tháng 2 - 1945, sau khi kết thúc Hội nghị Ianta.
B. Tháng 3 - 1947, khi nhận thấy sự tồn tại của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là nguy cơ lớn đối với Mĩ.
C. Năm 1949, khi Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên từ.
D. Năm 1949, khi cách mạng Trung Quốc thành công, CNXH trở thành hệ thống thế giới
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | C | D | B | C | D | A | D | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | C | C | C | D | B | C | D | C | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
D | B | C | A | D | C | A | A | A | A |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
D | A | D | B | D | C | D | D | B | C |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của Liên hợp quốc là
A. Đại hội đồng
B. Hội đồng bảo an
C. Hội đồng kinh tế và xã hội
D. Tòa án quốc tế
Câu 2. Ý nào dưới đây là đúng ?
A. Hiện nay, những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc vẫn được tất cả các nước thành viên tuân thủ chặt chẽ.
B. Hiện nay, vấn đề cải tổ và dân chủ hoá cơ cấu Liên hợp quốc cho phù hợp với hnh hình mới đang được đặt ra.
C. Hiện nay, Liên họp quốc đảm bảo và phát huy có hiệu quả cao nhất vai trò trong giữ hoà binh và an ninh thế giới.
D. Hiện nay, vấn đề chung sống hoà bình và sự nhất trí giũa năm cường quốc trong Liên hợp quốc đang có nguy cơ phá sản.
Câu 3. Nội dung nào không phải là đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
A. Bảo vệ hoà bình thế giới.
B. Mở rộng liên minh quân sự ở châu Âu, châu Âu và Mĩ la tinh.
C.ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Viện trợ, giúp đỡ nhiều nước XHCN.
Câu 4. Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh là
A. trở thành trụ cột trong ’’Trật tự thế giới hai cục" .
B. ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại đề mở rộng ảnh hưởng,
C. trở thành đồng minh trong Hội đồng Bảo an hiên hợp quốc.
D. người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN.
Câu 5. Sự kiện nào ở khu vục Đông Bắc Á là biểu hiện của cuộc chiến tranh cục hộ và sự đối đầu Đông - Tây trong thời kì Chiến tranh lạnh
A. Hàn Quốc trở thành "con rồng" kinh tế châu Á nổi trội nhất.
B. Chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên và sự ra đời của hai nhà nước đối lập nhau.
C. Kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kì" và Đài Loan, Hồng Công trở thành "con rồng kinh tế châu Á.
D. Hồng Công và Ma Cao trở về Trung Quốc
Câu 6. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm nổi bật của cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975 ?
A. Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào tiến hành khời nghĩa tuyên bố độc lập
B. Tiến hành cuộc kháng chiên chống Pháp xâm lược trở lại
C.Gia nhập tổ chức ASEAN.
D. Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
Câu 7. Quyền dân tộc cơ bản cua ba nước Đông Dương lần đầu tỉên được một hội nghị quốc tế nào ghi nhận ?
A. Hội nghị Giơncvơ nânămtn 1954 về Đông Dương.
B. Hôi nghị Giơncvơ năm 1954 về châu Á.
C. Hội nghị Pốtxđam năm 1945.
D. Hội nghị Pari năm 1973 về Việt Nam.
Câu 8. Hãy sắp xếp các dữ kiện sau về nước Mĩ sau năm 1945 theo trình tự thời gian 1 Kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài ; 2. Tổng thống Truman triển khai "chiến lược toàn cầu" với tham vọng làm bá chủ thế giới; 3. Mĩ vả Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh ; 4. Vụ khủng bố tại Trung tâm thương mại ở Niu Oóc ; 5. Mĩ bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
A. 1, 3, 4, 2, 5.
B. 1, 2, 4, 3, 5.
C. 2, 1, 3, 5, 4.
D. 4, 1, 3, 2, 5.
Câu 9. Mĩ xoá bỏ cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam dưới thời Tổng thống
A. G.Bush (cha).
B. G.Bush (con).
C. B.Clintơn.
D. R.Rigân.
Câu 10. Mục tiêu của Mĩ khi phát động Chiến tranh lạnh là
A. ngăn chặn sự mở rộng của CNXH từ Liên Xô lan sang Đông Âu và thế giới.
B. cô lập Liên Xô đế từng bước thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới,
C. chống lại sự đe doạ của chủ nghĩa cộng sản.
D. chống lại các lực lượng tiến bộ, nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | B | B | B | B | C | A | C | C | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | A | B | D | A | A | A | A | D | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | A | C | B | D | C | C | B | C | A |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
C | B | C | C | A | D | B | C | D | D |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1 : Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của ba cường quốc nào?
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Liên Xô, Mĩ, Anh.
C. Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc.
D. Nga, Mĩ, Anh.
Câu 2 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH trong hoàn cảnh
A. Nhận được sự ủng hộ của các nước trong phe XHCN.
B. Là nước thắng trận, thu nhiều lợi nhuận và thành quả từ Hội nghị Ianta.
C. Đất nước chịu nhiều tổn thất về người và của, khó khăn về nhiều mặt.
D. Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp vẫn là đồng minh, giúp đỡ lẫn nhau.
Câu 3 : Ý nào không phản ánh đúng mục đích công cuộc cải tổ ở Liên Xô (từ năm 1985)
A. Để củng cố quyền lực của Goócbachốp và Đảng Cộng Sản.
B. Để đối mới mọi mặt đời sống của xã hội Xô viết.
C. Để sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trước đây.
D. Đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ và xây dựng CNXH đúng như bản chất của nó.
Câu 4 : Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở Trung Quốc đã diễn ra
A. Cuộc nội chiến giữa hai lực lượng: Quốc dân Đảng đã diễn ra.
B. Cuộc kháng chiến chống Nhật và Mĩ do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
C. Phong trào li khai đòi tách Đài Loan và ra khỏi Trung Quốc lục địa.
D. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới để đánh bại thế lực bên ngoài can thiệp.
Câu 5 : Hãy sắp xếp các dữ kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian các nước tiến hành điều chỉnh chiến lược xây dựng, phát triển đất nước: 1. Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; 2. Liên Xô tiến hành cải tổ; 3. Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách – mở cửa; 4. Nhật Bản tiến hành cải cách dân chủ
A. 1, 4, 3, 2.
B. 2, 4, 3, 1.
C. 4, 3, 2, 1.
D. 2, 1, 4, 3.
Câu 6 : Ý nào dưới đây không phải nội dung cơ bản trong chiến lược kinh tế hướng ngoại của năm nước sáng lập ASEAN trong những năm 60-70 thế kỉ XX?
A. Tiến hành "mở cửa" nền kinh tế
B. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
C. Thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của bên ngoài.
D. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
Câu 7 : Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Bị thiệt hại nặng nề về người và của do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Phát triển mạnh mẽ vươn lên hàng thứ hai thế giới
C. Bị suy giảm nghiêm trọng vì gánh nặng chi phí quân sự, chạy đua vũ trang.
D. Phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm kinh tế- tài chính lớn nhất thế giới.
Câu 8 : Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì:
A. Muốn xây dựng mô hình nhà nước chung, mang bản sắc của Châu Âu
B. Kinh tế đã phục hồi, muốn thoát khỏi sự khống chế, ảnh hưởng của Mĩ.
C. Bị cạnh tranh quyết liệt bởi Mĩ và Nhật Bản.
D. Muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của Tây Âu.
Câu 9 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giữa các nước Tây Âu và Nhật Bản có gì khác biệt trong quan hệ với Mĩ?
A. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ
B. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
D. Nhật Bản liên minh với cả Mĩ và Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.
Câu 10 : Mĩ đề ra: " chiến lược toàn cầu" trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh không nhằm mục tiêu cơ bản nào?
A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh.
B. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước XHCN trên thế giới.
C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.
D. Dùng khẩu hiệu "Thúc đẩy dân chủ" can thiệp vào công viẹc nội bộ của nước khác.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 : Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình từ thời gian về quá trình sụp đổ của CNXH Liên Xô: 1. Cuộc chính biến nhằm lật đổ Goocbachốp nổ ra nhưng thất bại 2. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và nhà nước Liên Xô; 3. Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã ; 4. Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG ra đời
A. 1, 4, 3, 2
B. 2, 4, 1, 3
C. 2, 1, 4, 3
D. 2, 1, 3, 4
Câu 2 : Ý không đúng về nguyên nhân tan rã của chế đố XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu là
A. Người dân không ủng hộ, không hào hứng với chế độ XHCN
B. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, quan liêu
C. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến trên thế giới
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
Câu 3 : Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian lịch sử nước Lào từ sau năm 1945 : 1. Đảng Nhân dân Lào lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mĩ xâm lược; 2. Nhân dân Lào chiến đấu chống Pháp xâm lược trở lại; 3. Mĩ phải kí Hiệp định Viêng Chăn, góp phần lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc; 4. Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập ; 5. Cuộc cháng kiến chống Mĩ kết thúc, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập
A. 1,4,3,2,5
B. 5,4,3,1,2
C. 4,2,1,3,5
D. 1,2,5,4,3
Câu 4 : Ý nào dưới đây không phải là điểm tương đồng lịch sử của ba nước Đông Dương trong giai đoạn 1945 – 1975?
A. Thắng lợi cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia góp phần vào sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới
B. Ba nước tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược
C. Có những giai đoạn thực hiện chính sách hòa bình, trung lập và đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng
D. Sự đoàn kết của ba dân tộc góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
Câu 5 : Kết quả thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại của năm nước sáng lập ASEAN trong những năm 60 -70 thế kỉ XX là
A. Kinh tế trong nước có sự biến đổi, nhưng tỉ lệ nợ nước ngoài tăng cao, khó trả nợ
B. Nhiều nước trở thành "con rồng" kinh tế của châu Á như Xingapo, Thái Lan
C. Tỉ trọng nông nghiệp cao hơn công nghiệp: Thái Lan trở thành nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới
D. Bộ mặt kinh tế -xã hội các nước có sự biến đổi to lớn , nhất là Xingapo và Thái Lan
Câu 6 : Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ, ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế
B. Mâu thuẫn với Mĩ và là đối tượng của các nước XHCN Đông Âu
C. Thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa với bên ngoài
D. Quan hệ mật thiết với Mĩ và Liên Xô Trung Quốc
Câu 7 : Mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU) là đẩy mạnh hợp tác liên minh giữa các nước trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế, tiền tệ, chính trị đối ngoại và an ninh chung
B. Kinh tế, chính trị và văn hóa
C. Tài chính, tiền tệ
D. Chính trị và quân sự
Câu 8 : Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế khu vực lớn nhất hành tinh vào cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX là
A. Liên hợp quốc
B. Liên minh châu Phi
C. Liên minh châu Âu
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Câu 9 : Tổ chức Hiệp ước Vacsava là
A. Tổ chức hợp tác kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu
B. Tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu
C. Liên minh kinh tế, chính trị, quân sự của các nước XHCN ở châu Âu
D. Đối trọng với Liên minh quân sự Bắc Đại Tây DƯơng (NATO)
Câu 10 : Mục tiêu bao quát nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là
A. Thực hiện "chiến lược toàn cầu" nhằm làm bá chủ thế giới
B. Bắt các nước Đồng minh phải lệ thuộc vào Mĩ
C. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt các nước XHCN trên thế giới
D. Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
ĐỀ SỐ 5
Câu 1 : Cho các sự kiện: 1. Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ; 2. Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc; 3. Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian
A. 1,2,3
B. 3,2,1
C. 1,3,2
D. 2,1,3
Câu 2 : Nước Đức bị chia cắt sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do
A. Âm mưu của Mĩ
B. Các lực lượng dân tộc ở Đức mâu thuẫn với nhau
C. Nghị quyết của Hội nghị Pốtxđam quy định
D. Tác động từ cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô
Câu 3 : Dữ liệu sau đây giúp chúng ta hiểu được điều gì?
"Từ năm 1949 đến năm 1970, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho các nước trong khối SEV 20 tỉ rúp. Nhờ đó từ năm 1951 đến năm 1973 tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm của khối SEV đạt khoảng 10%"
A. Sự phát triển vượt bậc của khối SEV
B. Thành tựu phát triển của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
C. Chế độ XHCN của Liên Xô và các nước Đông Âu đang phát triển
D. Liên Xô giữ vai trò trụ cột và quyết định trong khối SEV
Câu 4 : Xác định mốc thời gian xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng, suy yếu của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu
A. Từ cuối những năm 60 của thế kỉ XX
B. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX
C. Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX
D. Từ nửa cuối những năm 80 của thế kỉ XX
Câu 5 : Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã tác động trực tiếp, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
A. Chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950
B. Các thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1954
C. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
D. Các thắng lợi trên chiến trường Lào cuối năm 1953 – đầu năm 1954
Câu 6 : Từ năm 1953 đến năm 1970, Campuchia do Quốc Vương Xihanúc đứng đầu thực hiện đường lối
A. Liên minh chặt chẽ Mĩ
B. Liên minh chỉ với Ấn Độ và Trung Quốc
C. Hòa bình, trung lập
D. Liên minh với Liên Xô và Trung Quốc
Câu 7 : Ý nào dưới đây giải thích không đúng về lí do dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
A. Các nước trong khu vực gặp nhiều khó khăn đặt ra nhu cầu hợp tác cùng phát triển
B. Muốn liên kết với nhau để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực
C. Sự hoạt động hiệu quả của tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới đã cổ vũ
D. Trước tham vọng của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, buộc các nước phải liên kết lại
Câu 8 : Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trong các nước TBCN, Cộng hòa Liên bang Đức trở thành cường quốc công nghiệp
A. Đứng đầu các nước tư bản đồng mình của Mĩ
B. Đứng thứ hai (sau Mĩ)
C. Đứng thứ ba ( sau Mĩ và Nhật Bản)
D. Đứng thư tư (sau Mĩ, Nhật Bản và Canada)
Câu 9 : Ý nào không phản ánh đúng biện pháp khôi phục đất nước Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. Nhận viện trợ của Mĩ qua hình thức vay nợ để phát triển
B. Xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh
C. Ban hành Hiến pháp mới và tiến hành nhiều cải cách dân chủ tiến bộ
D. Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh
Câu 10 : Văn kiện đặt nền tảng mới cho quan hệ Mĩ – Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Hiến pháp mới của Nhật Bản ( 1946)
B. Hiệp ước Hòa bình Xan Phranxicô (1951)
C. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật
D. Học thuyết Phucưđa (1977)
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Thủ Thiêm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo tài liệu liên quan khác:
- Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Trãi
- Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Lương Thế Vinh
- Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Tất Thành
Chúc các em học tập tốt!