TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THỌ | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ THỜI GIAN 50 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 : Khu vực được các cường quốc rất quan tâm trong việc phân chia phạm vi ảnh hưởng tại Hội nghị Ianta là
A. Châu Á, châu Phi
B. Châu Á, châu Âu
C. Châu Âu, châu Mĩ
D. Toàn thế giới
Câu 2 : Có thể vận dụng những nội dung về nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề cấp bách, nóng bỏng của đất nước ta hiện nay?
A. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
B. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
C. Vấn đề chủ quyền biên giới, biển, hải đảo và toàn vẹn lãnh thổ
D. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Câu 3 : Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là gì
A. Xây dựng một mô hình CNXH chưa khoa học, đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp
B. Lạc hậu về khoa học – kĩ thuật không theo kịp sự phát triển chung của thế giới
C. Chậm tiến hành cải cách, sửa đổi và khi thực hiện lại mắc phải nhiều sai lầm
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước
Câu 4 : Sau khi Liên Xô tan rã, vị thế ngoại giao của Liên Bang Nga như thế nào
A. Suy giảm nghiêm trọng trong Cộng đồng các quốc gia độc lập
B. Suy giảm nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế
C. Là quốc gia "kế tục Liên Xô" kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài
D. Nhận được sụ ủng hộ tuyệt đối từ các nước tư bản phương Tây
Câu 5 : Ý nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
A. Các quốc gia cần hợp tác phát triển kinh tế sau khi giành được độc lập
B. Nhu cầu hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài
C. Những tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều và có hiệu quả
D. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam bước vào giai đoạn kết thúc
Câu 6 : Hiệp ước Bali có nội dung cơ bản là gì
A. Tuyên bố thành lập ASEAN
B. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước
C. Thông qua những nội dung cơ bản của Hiến chương ASEAN
D. Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN
Câu 7 : Điểm khác biệt về thành tựu của chiến lược kinh tế hướng ngoại so với chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN là gì
A. Đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước
B. Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp chế tạo chế biến
C. Thu hút được nguồn vốn lớn và kĩ thuật của nước ngoài, tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, kinh tế đối ngoại tăng trưởng nhanh
D. Gồm tất cả các ý trên
Câu 8 : Hãy sắp xếp các dữ kiện theo trình tự thời gian xuất hiện
1. Học thuyết Miyadaoa
2. Học thuyết Kaiphu
3. Học thuyết Hasimôtô
4. Học thuyết Phucưđa
A. 1,3,4,2
B. 3,1,2,4
C. 1,2,4,3
D. 4,2,1,3
Câu 9 : Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mĩ, Tây Âu, Liên Xô
B. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản
C. Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc
D. Mĩ, Nhật Bản, Liên Xô
Câu 10 : Xu thế hòa hoãn và hợp tác trên thế giới bắt đầu xuất hiện vào khoảng thời gian nào
A. Từ nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX
B. Từ nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XXX
C. Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX
D. Từ năm 1990, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc
---Để xem tiếp nội dung câu của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam được đề ra trong Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (1951) không bao gồm
A. đánh đuổi đế quốc, giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc.
B. xóa bỏ chế độ phong kiến, thực hiện người cày có ruộng.
C. củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
D. xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Câu 2: Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929), xã hội Việt Nam có những giai cấp nào?
A. tư sản, tiểu tư sản
B. công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
C. nông dân, địa chủ.
D. công nhân, nông dân, địa chủ.
Câu 3: Tháng 8 - 1944, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”. Vậy “thù chung” được hiểu là
A. đế quốc, phát xít Pháp – Nhật.
B. đế quốc Pháp và tay sai.
C. chủ nghĩa phát xít trên thế giới.
D. phát xít Nhật và tay sai.
Câu 4: Nỗ lực “giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự...” là mục đích của Mĩ trong chiến lược
A. Chiến tranh đặc biệt.
B. Chiến tranh cục bộ.
C. Việt Nam hóa chiến tranh.
D. Đông Dương hóa chiến tranh.
Câu 5: Sau Hiệp định Pari 1973, chính quyền Sài Gòn đã tiến hành các chiến dịch
A. “ trả đũa ồ ạt”.
B. “ tìm diệt và bình định”.
C. “ tràn ngập lãnh thổ”.
D. “ chiến tranh tổng lực”.
Câu 6: Trận đánh công kiên lớn nhất của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là
A. chiến dịch Biên giới thu đông (1950).
B. chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
C. chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947).
D. cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954).
Câu 7: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, để xây dựng một nền tài chính độc lập, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định
A. lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
B. kêu gọi nhân dân quyên góp tiền của.
C. xây dựng và phát triển “Quỹ độc lập”
D. thành lập Ngân hàng Đông Dương.
Câu 8: Quốc gia nào không phải là thành viên của EU?
A. Pháp.
B. Rumani.
C. Đức.
D. Mĩ.
Câu 9: Thành tựu nổi bật về khoa học kĩ thuật của Liên Xô giai đoạn 1945 - 1950 là
A. dẫn đầu thế giới về điện hạt nhân.
B. phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
C. chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. khởi đầu cuộc cách mạng chất xám.
Câu 10: Năm 1919, khi ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã
A. gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
B. thay mặt những người Việt Nam tham dự Hội nghị Vécxai.
C. gửi Bản án chế độ thực dân Pháp đến Hội nghị Vécxai.
D. tham dự Đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp
---Để xem tiếp nội dung câu của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 | B | 11 | D | 21 | A | 31 | D |
2 | D | 12 | C | 22 | C | 32 | B |
3 | A | 13 | A | 23 | D | 33 | A |
4 | B | 14 | B | 24 | B | 34 | C |
5 | C | 15 | D | 25 | D | 35 | B |
6 | B | 16 | A | 26 | C | 36 | A |
7 | A | 17 | B | 27 | A | 37 | C |
8 | D | 18 | D | 28 | B | 38 | A |
9 | C | 19 | D | 29 | D | 39 | C |
10 | A | 20 | C | 30 | D | 40 | D |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Điểm giống nhau căn bản giữa trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự “ hai cực” Ianta là gì?
A. Đều là thành quả của cuộc chiến tranh thế giới.
B. Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để bảo vệ cho lợi ích của mình.
C. Đều có sự tham gia của các cường quốc lớn ( Liên Xô, Mĩ, Anh).
D. Đều lập ra tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới.
Câu 2. Những hoạt động cứu nước ban đầu của Nguyễn Tất Thành trong những nam 1911 – 1918 có tác dụng như thế nào?
A. Là quá trình khảo sát lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.
B. Là quá trình kết nối giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
C. Là quá trình khảo sát thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
D. Là quá trình tìm hiểu thông tin về các nước tư bản ở phương Tây.
Câu 3. Hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
A. Chỉ phát động quần chúng đấu tranh khi có lực lượng vũ trang lớn mạnh.
B. Sự giúp đỡ từ bên ngoài là điều kiện tiên quyết để phát động đấu tranh.
C. Không sử dụng phương thức bạo động để chống lại kẻ thù lớn mạnh.
D. Phân tích thực tiễn của đất nước để xác định nhiệm vụ đấu tranh phù hợp.
Câu 4. Khu vực nào được các cường quốc rất quan tâm trong việc phân chia phạm vi ảnh hưởng tại Hội nghị Ianta?
A. Châu Á, Châu Phi.
B. Châu Á, châu Âu.
C. Châu Âu, châu Mĩ
D. Toàn thế giới
Câu 5. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã chứng tỏ
A. Vị trí cường quốc số 1 thế giới của Liên Xô.
B. Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công vũ khí nguyê tử.
C. Liên Xô phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
D. Sự phát triển vượt bậc của phe XHCN.
Câu 6. Năm 1960 lịch sử ghi nhận là Năm châu Phi vì đây là năm
A. phong trào chống chủ nghĩa thực dân thắng lợi hoàn toàn ở khu vực Bắc Phi.
B. tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập, lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc.
C. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản tan rã.
D. có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
Câu 7. Theo “phương án Maobáttơn”, Ấn Độ bị chia thành những quốc gia nào?
A. Bănglađét và Pakixtan.
B. Ấn Độ và Nêpan.
C. Ấn Độ và Bănglađét.
D. Ấn Độ và Pakixtan.
Câu 8. Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới là nhờ tiến hành
A. Cách mạng chất xám.
B. Cách mạng trắng.
C. Cách mạng công nghệ thông tin.
D. Cách mạng xanh.
Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất tại khu vực nào?
A. Nam Phi.
B. Trung Phi.
C. Bắc Phi.
D. Tây Phi.
Câu 10. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành
A. siêu cường tài chính số một thế giới và cường quốc quân sự.
B. quốc gia đi đầu về thu nhập đầu người và chất lượng y tế.
C. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
D. nước đầu tiên tiến hành cách mạng xanh trong nông nghiệp.
---Để xem tiếp nội dung câu của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 | B | 11 | A | 21 | C | 31 | B |
2 | C | 12 | D | 22 | B | 32 | B |
3 | D | 13 | A | 23 | B | 33 | C |
4 | B | 14 | A | 24 | D | 34 | D |
5 | C | 15 | A | 25 | C | 35 | D |
6 | D | 16 | B | 26 | B | 36 | C |
7 | D | 17 | A | 27 | B | 37 | A |
8 | A | 18 | C | 28 | B | 38 | B |
9 | C | 19 | D | 29 | D | 39 | B |
10 | C | 20 | D | 30 | D | 40 | B |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là
A. Xô viết Nghệ - Tĩnh.
B. phong trào đấu tranh ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
C. đấu tranh của công nhân, nông dân nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5.
D. cuộc đấu tranh của nhân dân Hưng Nguyên (Nghệ An).
Câu 2: Kẻ thù chủ yếu của xã hội Việt Nam trong thời kì 1930-1931 là
A. địa chủ phong kiến, tư sản.
B. thực dân Pháp.
C. địa chủ phong kiến.
D. đế quốc và phong kiến.
Câu 3: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam?
A. Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hoá.
B. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời.
C. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
Câu 4: Mâu thuẫn sâu sắc nhất trong xã hội Việt Nam thời kì 1930-1931 bấy giờ là
A. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phản động.
B. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản Pháp.
C. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với tay sai phản động Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa tư sản người Việt với tư sản người Pháp.
Câu 5: Trong xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay, Việt Nam có những thời cơ gì để phát triển?
A. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
B. Ứng dụng các thành tựu KH-KT vào sản xuất.
C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng KH-KT.
Câu 6: Mục đích của Nhật bắt bắt nhân dân ta nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu là gì?
A. Phá hoại nền nông nghiệp nước ta.
B. Phát triển cây công nghiệp.
C. Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ cho chiến tranh.
D. Nhu cầu thị trường cao.
Câu 7: Cho các sự kiện sau:
1. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
2. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
3. Khởi nghĩa từng phần nổ ra.
4. Thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương.
Sắp xếp các sự kiện cho đúng trình tự thời gian:
A. 2,3,4,1.
B. 1,3,2,4.
C. 2,4,3,1.
D. 3,1,4,2
Câu 8: Ngoài liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu,..và chú trọng phát triển quan hệ với các nước
A. Đông Bắc Á.
B. Mĩ Latinh.
C. Đông Nam Á.
D. Nam Á.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930)?
A. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của một số tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
B. Không đưa vấn đề dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp
C. Làm cách mạng tư sản dân quyền tiến thẳng lên Xã hội chủ nghĩa.
D. Chưa thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu của cách mạng Việt Nam.
Câu 10: Cuộc khai thác thuộc địa lần hai dẫn đến sự ra đời của các giai cấp mới nào?
A. Công nhân, nông dân, tư sản.
B. Địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.
C. Tư sản, tiểu tư sản.
D. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
---Để xem tiếp nội dung câu của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 | A | 11 | D | 21 | A | 31 | D |
2 | D | 12 | C | 22 | A | 32 | C |
3 | D | 13 | B | 23 | C | 33 | D |
4 | A | 14 | A | 24 | A | 34 | B |
5 | D | 15 | B | 25 | C | 35 | B |
6 | C | 16 | D | 26 | C | 36 | B |
7 | C | 17 | B | 27 | B | 37 | A |
8 | C | 18 | D | 28 | B | 38 | A |
9 | C | 19 | A | 29 | A | 39 | C |
10 | D | 20 | B | 30 | D | 40 | B |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam, một chính sách tiến bộ về văn hóa – xã hội của chính quyền Xô viết ở Nghệ - Tĩnh là gì?
A. Dạy chữ Nôm.
B. Dạy chữ Hán.
C. Dạy chữ Quốc ngữ.
D. Dạy tiếng Pháp.
Câu 2: Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam thắng lợi dẫn đến sự ra đời của tổ chức nào dưới đây?
A. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
B. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
C. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam.
D. Liên minh các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ.
Câu 3: Một trong những tác động của của cách mạng khoa hoc – kĩ thuật hiện đại đối với nhân loại là
A. sự phát triển và tác động của các công ty xuyên quốc gia.
B. đưa loài người bước sang một nền văn minh mới.
C. sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị quốc tế.
D. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ quốc tế.
Câu 4: Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa – Pháp được ký kết (28 – 2 – 1946), Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ trương gì?
A. Chiến đấu chống thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc.
B. Phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
C. Hòa hoãn và nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp.
D. Hòa hoãn với thực dân Pháp để đánh Trung Hoa Dân quốc.
Câu 5: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào
A. công nghiệp hóa chất.
B. công nghiệp luyện kim.
C. khai thác mỏ.
D. chế tạo máy.
Câu 6: Từ năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu yêu nước tiến bộ ở Quảng Nam (Việt Nam) đã
A. thực hiện cuộc vận động Duy tân.
B. thành lập tổ chức Duy tân hội.
C. phát động phong trào chống thuế.
D. lập ra Việt Nam Quang phục hội.
Câu 7: Vào tháng 6 – 1919, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động quan trọng nào dưới đây?
A. Đọc Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
B. Gửi đến Hội nghị Vécxai (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
C. Tham gia sáng lập tổ chức Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari.
D. Dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Câu 8: Quân đội Anh và Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công với tư cách
A. đồng minh của Việt Nam.
B. đồng minh của phát xít.
C. quân Đồng minh.
D. các nước phát xít.
Câu 9: Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950), nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là
A. xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
B. mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước Đông Nam Á.
C. phá thế bao vây, cấm vận của Mĩ và các nước châu Âu.
D. hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp ở vùng nông thôn.
Câu 10: Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954), chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” của Đảng Cộng sản Đông Dương đem đến thắng lợi của chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Tây Bắc đầu tháng 12 năm 1953.
B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
C. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947
---Để xem tiếp nội dung câu của đề thi vui lòng xem online hoặc tải về máy---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 | C | 11 | B | 21 | C | 31 | A |
2 | B | 12 | C | 22 | A | 32 | B |
3 | B | 13 | D | 23 | A | 33 | A |
4 | C | 14 | B | 24 | B | 34 | D |
5 | C | 15 | B | 25 | A | 35 | B |
6 | A | 16 | C | 26 | B | 36 | A |
7 | B | 17 | C | 27 | D | 37 | A |
8 | C | 18 | B | 28 | C | 38 | B |
9 | A | 19 | D | 29 | A | 39 | A |
10 | D | 20 | A | 30 | A | 40 | D |
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo tài liệu liên quan khác:
- Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Trãi
- Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Lương Thế Vinh
- Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Tất Thành
Chúc các em học tập tốt!