Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Hùng Vương

TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ

THỜI GIAN 50 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Sau khi Liên Xô tan giã, nước kế tục địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là

A. Cadắcxtan.

B. Ucaraina.

C. Liên Bang Nga.

D. Litva.

Câu 2: Nửa sau những năm 20 thế kỉ XX, giai cấp tư sản Việt Nam thành lập tổ chức chính trị nào?

A. Đảng Lập hiến.

B. Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Tân Việt cách mạng đảng.

D. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

Câu 3: Từ năm 1919 đến 1929, ở Đông Dương thực dân Pháp tiến hành chính sách

A. cải cách kinh tế.

B. khai thác thuôc địa lần thứ hai.

C. kinh tế chỉ huy.

D. khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Câu 4: Biện pháp trước mắt nhằm giải quyết nạn đói ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1945) là

A. quyên góp, điều hòa thóc gạo

B. tăng gia sản xuất.

C. tịch thu ruộng đất của địa chủ.

D. phá kho thóc Nhật cứu đói.

Câu 5: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là gì?

A. Đòi cải cách văn hóa.

B. Chống đế quốc, chống phong kiến.

C. Chống phát xít.

D. Đòi dân sinh dân chủ.

Câu 6: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941), quyết định thành lập

A. khu giải phóng Việt Bắc.

B. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

C. Việt Nam độc lập đồng minh.

D. Việt Nam giải phóng quân.

Câu 7: Đầu năm 1930, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam hợp nhất thành

A. Đảng lao động Việt Nam.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Tân Việt cách mạng Đảng.

D. Việt Nam quốc dân Đảng.

Câu 8: Tại hội nghị Ianta (2-1945), đã quyết định thành lập tổ chức nào sau đây?

A. Tổ chức thương mại thế giới.

B. Liên hợp quốc.

C. Hội quốc Liên.

D. Ngân hàng thế giới.

Câu 9: Lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1965 -1969) là quân đội

A. Liên hợp quốc.

B. Đồng minh của Mĩ.

C. Sài Gòn.

D. Mĩ.

Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam A thực hiện nhiệm vụ gì

A. đấu tranh giành độc lập.

B. cải cách mở cửa.

C. chống li khai.

D. chống chế độ phân biệt chủng tộc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

C

11

B

21

A

31

D

2

B

12

D

22

D

32

B

3

B

13

D

23

B

33

D

4

A

14

A

24

C

34

C

5

B

15

B

25

C

35

C

6

C

16

A

26

B

36

C

7

B

17

C

27

A

37

C

8

B

18

D

28

A

38

D

9

D

19

A

29

D

39

C

10

A

20

D

30

A

40

A

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự kiện thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam là

A. cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên.

B. thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.

C. bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua.

D. phát hành tiền Việt Nam thay cho tiền Đông Dương.

Câu 2. Những biện pháp đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai trước ngày 6/3/1946 của Đảng, Chính phủ có tác dụng như thế nào?

A. Chính quyền cách mạng vẫn giữ vững và ngày càng phát triển, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ, quyết tâm bảo vệ.

B. Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.

C. Làm thất bại âm mưu cấu kết với quân Anh, quân Pháp ở Miền Nam hòng bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ.

D. Làm thất bại âm mưu câu kết giữa quân Trung Hoa Dân quốc và Pháp, kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Câu 3. Chọn đáp án đúng để xác định mục tiêu của Việt Minh qua khổ thơ sau: “Việt Nam Độc lập Đồng minh Có bản chương trình đánh Nhật, đánh Tây. Quyết làm cho nước non này Cờ treo, độc lập, nền xây bình quyền.” (Mười chính sách của Việt Minh- Nguyễn Ái Quốc, 1941).

A. Đánh đuổi Nhật dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

B. Đánh đuổi Pháp làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập.

C. Đánh đuổi Nhật-Pháp giành độc lập dân tộc.

D. Đánh đổ phong kiến giành quyền dân chủ.

Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau: “Cuộc kháng chiến rất lâu dài và đau khổ, dù phải hi sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất. . . ”. (Trích thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh ngày 21-12-1946). Nội dung đoạn thư trên cho chúng ta biết thông điệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là

A. dự đoán cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sẽ kéo dài và gặp nhiều gian khổ.

B. tố cáo sự bội ước của thực dân Pháp đối với Hiệp định Sơ bộ.

C. kêu gọi Việt kiều của ta ở Pháp và các nước Đồng minh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

D. khẳng định niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Câu 5. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người.

B. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ.

C. hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

D. hòa bình, trung lập, giúp đỡ các nước trên thế giới.

Câu 6. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là do

A. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

B. các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.

C. đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.

D. không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hoà bình được nữa.

Câu 7. Nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi mới vào năm 1986 là

A. tác động của cách mạng khoa học - công nghệ.

B. chủ nghĩa xã hội đang sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.

C. yêu cầu của lịch sử dân tộc.

D. nguyện vọng của nhân dân.

Câu 8. Nét đáng chú ý trong đời sống văn hóa Nhật Bản mà Việt Nam cần học tập là gì?

A. Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống với hiện đại.

B. Sự phát triển hiện đại nền văn hóa cùng với những tiến bộ khoa học-kĩ thuật.

C. Sự giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

D. Hòa nhập mà không hòa tan.

Câu 9. Lý do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc?

A. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh.

B. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.

C. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh.

D. Tưởng dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách để phá ta từ bên trong.

Câu 10. Sự ra đời của các lực lượng xã hội mới ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa gì?

A. Làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

B. Làm cho những mâu thuẫn vốn có trong xã hội Việt Nam thêm sâu sắc.

C. Là điều kiện bên trong để tiếp thu các hệ tư tưởng cứu nước mới.

D. Thúc đẩy sự phân hóa của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.

---(Nội dung đầyđủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

A

11

C

21

A

31

B

2

B

12

D

22

A

32

B

3

C

13

D

23

D

33

B

4

D

14

B

24

C

34

B

5

C

15

B

25

A

35

A

6

D

16

B

26

A

36

A

7

C

17

C

27

D

37

C

8

A

18

C

28

A

38

A

9

A

19

D

29

D

39

B

10

C

20

A

30

C

40

D

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 là do

A. sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.

B. thắng lợi của quân đồng minh với chủ nghĩa phát xít.

C. sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.

D. nghệ thuật khởi nghĩa linh hoạt, sáng tạo.

Câu 2. Ngày 12/4/1944, Hồ Chí Minh viết: “Cuộc kháng chiên của ta lag một cuộc kháng chiến toàn dân nên phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”. Cuộc kháng chiến trên đây diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Khi nhân dân Việt Nam chưa có chính quyền cách mạng.

B. Khi nhân dân Việt Nam đã có chính quyền cách mạng.

C. Khi nước Việt Nam mới đang dần hình thành.

D. Khi các lực lượng đồng minh đang chuẩn bị vào Việt Nam.

Câu 3. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào yêu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX là

A. đào tạo và rèn luyện đội ngũ cán bộ cho phong trào yêu nước dân tộc dân chủ Việt Nam.

B. góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp truyền thống yêu nước.

C. góp phần khảo sát và thử nghiệm một con đường cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

D. chứng tỏ sự bất lực của hệ thống tư tưởng dân chủ tư sản, độc lập dân tộc không gắn liền với con đường tư sản.

Câu 4. Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A. Hậu quả của cuộc khủng khoảng kinh tế 1929 - 1933.

B. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phát triển gay gắt.

C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh.

D. những tác động của tình hình thế giới.

Câu 5. Yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?

A. Do tinh thần yêu nước thương dân, ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành.

B. Những hoạt động cứu nước của các vị tiền bối diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại.C. Phong trào cách mạng thế giới diễn ra mạnh mẽ cổ vũ cách mạng Việt Nam.

D. Do yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc cần tìm ra con đường cứu nước phù hợp.

Câu 6. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 - 1951) là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng và là

A. Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. Đại hội kháng chiến toàn dân.

C. Đại hội kháng chiến thắng lợi.

D. Đại hội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 7. Ý nào dưới đây không phải là tính chất của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954)?

A. Là một cuộc chiến tranh nhân dân, chính nghĩa.

B. Là một cuộc chiến tranh yêu nước, bảo vệ Tổ quốc.

C. Là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình.

Câu 8. Ý nào dưới đây không phải là yếu tố chủ quan đảm bảo cho khởi nghĩa Yên Thế tồn tại trong thời gian dài

A. Nghĩa quân biết dựa và dân vừa chiến đấu vừa sản xuất.

B. Nghĩa quân biết khai thác tốt địa hình, địa vật để chiến đấu lâu dài.

C. Nghĩa quân biết vận dụng chiến lược hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.

D. Thực dân Pháp muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa ở Bắc Kì.

Câu 9. Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là một phong trào

A. có tính chất dân chủ.

B. chỉ mang tính dân tộc.

C. không mang tính cách mạng.

D. mang tính chất cải lương.

Câu 10. Kết quả cuộc đấu tranh dành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ

A. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.

B. điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.

C. tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt.

D. điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

B

11

B

21

A

31

C

2

A

12

B

22

A

32

D

3

D

13

C

23

C

33

C

4

C

14

C

24

C

34

B

5

A

15

B

25

B

35

C

6

C

16

B

26

B

36

D

7

D

17

D

27

B

37

A

8

D

18

A

28

D

38

D

9

A

19

A

29

C

39

D

10

D

20

A

30

B

40

A

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, quốc gia nào có nền công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

A. Anh.

B. Mỹ.

C. Nhật Bản.

D. Liên Xô.

Câu 2. Sự khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Việt Nam gia nhập ASEAN (1995).

B. Hiệp ước Bali được kí kết (1976).

C. Campuchia gia nhập ASEAN (1999).

D. Brunây gia nhập ASEAN (1984).

Câu 3. Trong giai đoạn 1945 - 1973, kinh tế Mỹ

A. khủng hoảng và suy thoái.

B. phát triển mạnh mẽ.

C. phát triển xen kẽ suy thoái.

D. phục hồi và phát triển.

Câu 4. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã

A. tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.

B. tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.

C. tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 5. Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng (1929) là tờ báo

A. An Nam trẻ.

B. Người nhà quê.

C. Chuông rè.

D. Búa liềm.

Câu 6. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10 - 1930) quyết định đổi tên Đảng thành

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Đảng Lao động Việt Nam.

C. An Nam Cộng sản đảng.

D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 7. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 - 3 - 1945) được Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra ngay sau khi

A. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương.

B. Nhật tiến vào chiếm đóng Đông Dương.

C. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ.

Câu 8. Năm 1953, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm mục đích

A. khóa chặt biên giới Việt – Trung.

B. cô lập căn cứ địa Việt Bắc.

C. kết thúc chiến tranh trong danh dự.

D. quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương.

Câu 9. Đối với cách mạng miền Nam, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 1 - 1959) chủ trương

A. sử dụng bạo lực cách mạng.

B. đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử.

C. đẩy mạnh chiến tranh du kích.

D. kết hợp đấu tranh chính trị và ngoại giao.

Câu 10. Chiến dịch nào đã kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền Nam Việt Nam?

A. Huế - Đà Nẵng.

B. Đường 14 - Phước Long.

C. Hồ Chí Minh.

D. Tây Nguyên.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

D

11

B

21

A

31

A

2

B

12

A

22

C

32

C

3

B

13

D

23

C

33

D

4

C

14

C

24

B

34

B

5

D

15

C

25

B

35

C

6

A

16

B

26

A

36

A

7

A

17

A

27

D

37

D

8

C

18

A

28

C

38

A

9

A

19

C

29

D

39

B

10

C

20

D

30

B

40

A

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là

A. chiến tranh cách mạng.

B. bạo động cách mạng.

C. khởi nghĩa vũ trang.

D. khởi nghĩa từng phần.

Câu 2. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta là

A. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.

B. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

C. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.

D. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.

Câu 3. Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946-1950) dựa vào

A. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật.

B. Sự giúp đỡ của các nước Đông Âu.

C. Tinh thần tự lực tự cường.

D. Có nguồn tài nguyên phong phú.

Câu 4. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á (trừ Thái Lan) vốn là thuộc địa của

A. các đế quốc Âu-Mĩ.

B. Đế quốc Mĩ.

C. Thực dân Pháp.

D. Phát xít Nhật.

Câu 5. Năm 1975, nhân dân các nước ở Châu Phi đã hoàn thành công cuộc đấu tranh

A. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.

B. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập dân tộc.

C. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ, chế độ A-pac-thai.

D. đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân mới, chế độ A-pac-thai.

Câu 6. Trong những yếu tố dưới đây yếu tố nào được xem là thuận lợi của Việt Nam khi tham gia vào tổ chức ASEAN?

A. Có nhiều cơ hội áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật của hiện đại của thế giới.

B. Có điều kiện tăng cường sức mạnh quân sự của mình trong khu vực.

C. Có điều kiện tăng cường sự ảnh hưởng của mình đối với các nước trong khu vực.

D. Có điều kiện để thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phát triển.

Câu 7. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi có gì khác so với Mĩ la tinh về hình thức đấu tranh?

A. Đấu tranh vũ trang.

B. Đấu tranh chính trị.

C. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.

D. Đấu tranh vũ trang kết hợp với chính trị.

Câu 8. Nét khác biệt trong việc đầu tư phát triển khoa học - kỹ thuật của Nhật Bản so với các nước Tây Âu và Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là

A. Mua bằng phát minh sáng chế.

B. Đầu tư vốn để xây dựng các viện nghiên cứu khoa học.

C. Tập trung lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.

D. Giảm chi phí cho quốc phòng.

Câu 9. Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu chủ yếu, theo em mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam?

A. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

C. Đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

D. Khống chế các nước tư bản đồng minh.

Câu 10. Trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, “mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất”. (Nguồn: Sách giáo khoa, Lịch sử 12, NXB. Giáo dục, trang 66). Đoạn trích trên đã chứng tỏ

A. khoa học-kĩ thuật có mối quan hệ rất chặt chẽ.

B. khoa học có vai trò quan trọng đối với đời sống.

C. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. khoa học là nguồn gốc của kĩ thuật.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

C

11

B

21

C

31

B

2

A

12

D

22

B

32

A

3

C

13

B

23

B

33

B

4

A

14

C

24

B

34

C

5

A

15

A

25

A

35

A

6

A

16

D

26

C

36

D

7

B

17

A

27

B

37

B

8

C

18

A

28

C

38

C

9

A

19

D

29

A

39

C

10

C

20

D

30

C

40

D

 

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Hùng Vương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo tài liệu liên quan khác:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?