Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Giồng Ông Tố

TRƯỜNG THPT GIỒNG ÔNG TỐ

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ

THỜI GIAN 50 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 : Hội nghị Ianta đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng, ngoại trừ

A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản

B. Hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục lại đất nước sau chiến tranh

C. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải pháp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á .

D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới

Câu 2 : Chín tháng là thời gian nhân dân Liên Xô

A. Hoàn thành trước thời hạn kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950)

B. Nghiên cứu và chế tạo thành công bom nguyên tử

C. Xây dựng hoàn chỉnh lí thuyết về mô hình XHCN

D. Giúp đỡ các nước Đông Âu hoàn thành xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân

Câu 3 : Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn "con rồng" kinh tế của châu Á là

A. Không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào

B. Không tham gia vào nhóm G7 và G8

C. Đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách – mở cửa, hội nhập quốc tế

D. Không chi phí nhiều tiền của cho quốc phòng, an ninh

Câu 4 : ý nào dưới đây phản ánh mối quan hệ đối ngoại giữa Trung Quốc và Việt Nam diễn biến theo chiều hướng xấu?

A. Trung Quốc gây xung đột biên giới với các nước láng giềng Liên Xô (1962) và Ấn Độ (1969)

B. Trung Quốc cải thiện mối quan hệ theo hướng hòa dịu với Mĩ

C. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao(1950) và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1991)

D. Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Nhật Bản

Câu 5 : Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian:1. Việt Nam và Lào tuyên bố độc laapk; 2. Nước Cộng hòa Indonexia thống nhất ra đời; 3. Việt Nam hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước; 4. Philippin và Miến Điện(Mianma) được công nhận độc lập

A. 1,4,3,2

B. 2,4,3,1

C. 2,1,4,3

D. 1,4,2,4

Câu 6 : Hiệp ước Bali (2 – 1976) đã xác định nhiều nguyên tắc hoạt động cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN, ngoại trừ nguyên tắc nào?

A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ giữa các nước

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau

C. Chung sống hòa bình và mọi quyết định đều phải có sự nhất trí của 5 nước sáng lập

D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Câu 7 : Ý nào dưới đây không phản ánh sự phát triển vượt bậc về kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Mĩ những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sở hữu ¾ dự trữ vàng của thế giới

B. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới

C. Viện trợ cho các nước Tây Âu 17 tỉ đô la qua kế hoạch "phục hưng châu Âu"

D. Trở thành nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại

Câu 8 : thành tựu lớn nhất mà các nước tây Âu đạt được trong những năm 50 – 70 của thế kỉ XX là

A. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới

B. Chi phối toàn bộ thế giới về chính trị và kinh tế

C. Cùng với Liên Xô phóng nhiều vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất

D. Ngăn chặn được sự ảnh hưởng của CNXH lan ra toàn thế giới

Câu 9 : Sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lí của người dân nước Mĩ trong mấy chục năm cuối thế kỉ XX là gì?

A. Di chứng từ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

B. Sự sa lầy của quân đội Mĩ trên chiến trường Ỉac

C. Vụ khủng bố ngày 11 – 9 – 2001 tại Trung tâm thương mại Mĩ

D. Tổng thống Mĩ – Kennodi bị ám sát

Câu 10 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô thay đổi như thế nào?

A. Từng là đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh

B. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại

C. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn

D. Mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

C

C

C

C

C

A

A

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

D

C

A

A

B

A

A

D

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

B

B

D

C

B

D

D

C

D

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

B

A

C

B

D

A

A

B

C

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Hội nghị lanta chấp nhận nhiều điều kiện để Liên Xô tham gia chống quân phiệt Nhật Bản ở châu Á, ngoại trừ

A. khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất do cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904).

B. Liên Xô chiêm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

C. trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin.

D. giữ nguyên trạng Trung Quốc,

Câu 2. Lí do Liên Xô đẩy mạnh khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là gì ?

A. Để chạy đua vũ trang với Mĩ, nhằm duy trì "Trật tự thế giới hai cực".

B. Hàn gắn vết thương chiến tranh và phấn đấu nhanh chóng xây dựng thành công chế độ XHCN.

C. Muốn canh tranh vị thế cường quốc với nước Mĩ.

D. Vượt qua thế bao vây, cấm vận của Mĩ và các nước Tây Âu.

Câu 3. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ, ngoại trừ

A. Đông Timo.

B. Thái Lan,

C. Philíppin.

D. Xingapo.

Câu 4. Năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập ?

A. Inđônexia, Việt Nam, Lào.

B. Campuchia, Ivíaỉaixia, Brunây

C. Inđònéxia, Việt Nam, Malaixia,

D. Miến Điện, Việt Nam, Philíppin

Câu 5. Nguyên nhân quyết định đến thắng lợi của nhân dân Việt Nam và Lào trong cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1945 là gì ?

A. Thời cơ thuận lợi - Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.

B. Tình đoàn kết của nhân dân hai nước.

C. Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của hai dân tộc.

D. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 6. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là

A. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

B. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới,

C. chống phá Liên Xô và các nước XHCN trên thế giới.

D. can thiệp vào công việc nội bộ các nước, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược.

Câu 7. Từ sau cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế năm 1973, vị trí nền kinh tế Mĩ ra sao ?

A. Đứng đầu thế giới tư bản với ưu thế tuyệt đối.

B. Vẫn đứng đầu thế giới tư bản, nhưng đã suy giảm nhiều so với trước,

C. Tụt xuống hàng thứ hai thế giới (sau Nhật Bản).

D. Ngang bằng với Tây Âu và Nhật Bản.

Câu 8. Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thu được một số kết quả, ngoại trừ việc

A. lôi kéo được nhiều nước đồng minh đi theo, ủng hộ Mình.

B. ngăn chặn, đấy lùi được CNXH trên phạm vi thế giới.

C. làm chậm lại quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới.

D. làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian dài.

Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. do cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới.

B. do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc.

C. Mĩ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự, muốn thiết lập trật tự "đơn cực".

D. Liên Xô giúp đỡ các nước thuộc địa đấu tranh giành độc lập đã thu hẹp hệ thống thuộc địa của Mĩ.

Câu 10. Những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mối lo ngại lớn nhất của Mĩ là gì ?

A. CNXH trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu tới phía đông châu Á.

B. Nhật Bản, Tây Âu vươn lên thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

C. Nội chiến Quốc - Cộng kết thúc, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời.

D.Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên từ, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

B

A

D

B

B

B

B

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

C

D

D

B

A

D

B

D

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

A

B

C

D

D

A

C

D

A

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

A

B

D

C

A

B

D

A

C


ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Những quyết định của Hội nghị Ianta và những thoả thuận của ba cường quốc tại Hội nghị Pốtxđam (Đức) đã dẫn tới hệ quả gì ?

A. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm hơn 10 vạn dân thường bị chết.

B. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối thoại sang đối đầu và dẫn tới Chiến tranh lạnh,

C. Hình thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới - Trật tự hai cực Ianta.

D. Hệ thống XHCN hình thành và ngày càng mở rộng.

Câu 2. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là

A. cân bằng lực lượng quân sự giữa Mĩ và Liên Xô

B. đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học - kĩ thuật Xô viết

C. phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

D. Liên Xô trở thành cường quổc về vũ khí hạt nhân.

Câu 3. Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian ; 1. Nhiều nưởc Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế ; 2. Hai nhà nước ra đời trên bán đảo Triều Tiên ; 3. Hồng Công và Ma Cao trở về Trung Quốc ; 4. Nước Cộng hoà Nhân 1 dân Trung Hoa thành lập.

A. 2,4,1,3.

B. 1,4,3,2.

C. 2,4, 3,1.

D. 2, 1,4,3.

Câu 4. Biến đổi lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập, tự chủ.

B. nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành nước công nghiệp

C. thành lập và mở rộng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

D. Việt Nam góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới.

Câu 5. Ý nào dưới đây giải thích không đúng về lí do mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX ?

A. Quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN đã được cải thiện tích cực.

B. Chiến tranh lạnh đã kết thúc, xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ.

C. Chống lại sự hình thành trật tự "đa cực" nhiều trung tâm sau Chiến tranh lạnh.

D. Thực hiện hợp tác phát triển có hiệu quả theo các nguyên tắc của Hiệp ước Ball.

Câu 6. Yếu tố không phải lí do khiến nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng trong những năm 1950 - 1973 là

A. áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

B. ngân sách Nhà nước chi cho quốc phòng thấp, chủ yếu đầu tư phát triển kinh tế.

C. Nhà nước có vai trò lớn trong quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.

D. tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển và hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu.

Câu 7. Đặc điểm nổi bật về tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. đất nước bị tàn phá nghiêm trọng, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế suy sụp.

B. thu được lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, kinh tế phát triển nhanh chóng.

C. bị tàn phá nặng nề, khủng hoảng kéo dài do hậu quả của động đất, sóng thần.

D. đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng do thiếu tài nguyên thiên nhiên.

Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giữa các nước Tây Âu và Nhật Bản có điểm gì khác biệt trong quan hệ với Mĩ ?

A. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ.

B. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ

C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.

D. Nhật Bản liên minh với cả Mĩ và Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.

Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới vì

A. Mĩ đang nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

B. Mĩ đóng vai trò quyết định thắng lợi của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thử hai.

C. Mĩ là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

D. Mĩ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới.

Câu 10. Sự khác biệt căn bản giữa Chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh thế giới đã diễn ra trong thế kỉ XX là

A. làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thăng.

B. chủ yếu diễn ra giữa hai nước Mĩ và Liên Xô.

C. diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô.

D. diễn ra dai dẳng, giằng co, không phân thắng bại.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

A

A

C

B

A

B

D

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

B

A

C

D

A

C

C

A

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

B

A

A

A

B

D

C

D

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

D

D

A

A

A

D

B

C

D

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc ?

A. duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

B. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình,

C. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.

D. bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc.

Câu 2. Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì

A. 2007-2008.

B. 2008-2009.

C. 2010 -2011.

D. 2011-2012. .

Câu 3. Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã trở thành

A. nước đầu tiên trên thế giới đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng.

B. cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ),

C. nước xuất khẩu vũ khí và lương thực số một thế giới.

D. nước đi đầu trên thế giới trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.

Câu 4. Sai lầm lớn nhất của Liên Xô và các nước Đông Âu khi tiến hành cải tổ, điều chỉnh sự phát triển kinh tế và trở thành bài học đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là

A. chỉ lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, không coi trọng cải tổ bộ máy nhà nước.

B. thực hiện đa nguyên đa đảng (cho phép nhiều đảng phái cùng tham gia hoạt động),

C. thiếu dân chủ, công khai và đàn áp nhân dân biểu tình.

D. thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hoá, gần gũi với phương Tây

Câu 5. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946 - 1949) ?

A. Chấm dứt hơn 100 năm ách nô dịch của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến.

B. Ảnh hưởng sâu sác tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới,

C. Đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH.

D. Lật đổ triều đình Mãn Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc.

Câu 6. Ý nào không giải thích đúng về lí do tổ chức ASEAN ra đời từ năm 1967 nhưng việc mở rộng thành viên lại diễn ra lâu dài và đầy trở ngại ?

A. Do chính sách chia để trị của các nước thực dân đối với khu vực.

B. Phụ thuộc vào kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước trong khu vực

C. Do trình độ phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực quá chênh lệch.

D. Do tác động của cuộc Chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia.

Câu 7. Lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Đảng Cộng sản do M.Ganđi đứng đầu.

B. Đảng Quốc đại do M.Ganđi, sau đó là G.Nêru đứng đầu.

C. Liên minh Đảng Cộng sản và Đảng Quốc đại.

D. Đảng Quốc đại do G.Nêru đứng đầu.

Câu 8. Từ năm 1945 đến đầu những năm 70, chính sách đối nội nhất quán của chính quyền Mĩ là

A. ngăn chặn các tổ chức độc quyền lũng đoạn kinh tế Mĩ.

B. phân biệt đối xử với người nước ngoài đến Mĩ nhập cư.

C. ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các lực lượng tiến bộ.

D. cấm nhân dân biểu tình chống chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 9. Ý nào không phản ánh đủng tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đất nước bị tàn phá nặng nề, chính trị khủng hoảng.

B. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc tàn phế.

C. Sản xuất công, nông nghiệp sa sút nghiêm trọng.

D. Thu được những món lợi lớn nhờ chiến tranh và chiến phí từ các nước phát xít bại trận.

Câu 10. Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu những năm 1950 - 1973 so với những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ.

B. tất cả các nước đã chuyển sang thực hiện đa phương hoá quan hệ với bên ngoài,

C. một số nước vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhiều nước cố gắng đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ với bên ngoài.

D. ủng hộ Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và xâm lược trở lại các thuộc địa của minh

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

B

B

D

C

B

C

D

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

B

C

C

B

A

A

A

C

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

A

D

D

A

B

C

B

A

B

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

A

A

B

D

C

C

C

D

D

C

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập không nhằm mục đích

A. duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

B. phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

C. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.

D. duy trì trật tự thế giới mới hình thành có lợi cho Mĩ.

Câu 2. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian.

1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo ;

2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử;

3. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới;

4. Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

A. 1, 2, 3, 4.

B. 1, 3, 2, 4.

C. 2, 3, 1, 4.

D. 2, 1, 4, 3.

Câu 3. Năm 1945, các quốc gia nào ờ Đông Nam Á giành và tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ?

A. Inđônêxia, Việt Nam và Lào.

B. Philíppin, Việt Nam và Lào.

C. Việt Nam và Lào.

D. Miến Điện, Inđônêxia và Việt Nam.

Câu 4. Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc lập vì

A. thực dân Pháp xâm lược trở lại.

B. quân phiệt Nhật Bản xâm lược trở lại.

C. thực dân Mĩ và Hà Lan xâm lược trở lại.

D. thực dân Âu - Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á.

Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng những thách thức lớn kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN ?

A. Nền kinh tế có sự chuyển biến tích cực, địa vị quốc tế không ngừng nâng cao.

B. Lệ thuộc vào vốn đầu tư và chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài.

C. Nền kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt, bản sắc văn hoá dân tộc có nguy cơ bị xói mòn.

D. Lợi dụng đất nước hội nhập, kẻ thù tìm cách thực hiện "diễn biến hoà bình"

Câu 6. Từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và cải cách - mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra bài học gì cho quá trình đổi mới đất nước ?

A. Đẩy mạnh cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo.

B. Đẩy mạnh cuộc "cách mạng chất xám" để trở thành nước xuất khẩu phần mềm.

C. Ứng dụng các thành tựu khoa học — kĩ thuật trong xây dựng và phát triển đất nước.

D. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên

Câu 7. Ý nào không phản ánh đúng mục tiêu chủ yếu cùa Mĩ trong thực hiện chiến lược toàn cầu ?

A. Ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ CNXH trên thế giới.

B. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

C. Vươn lên thành cường quốc số 1 thế giới về kinh tế - tài chính.

D. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

Câu 8. Để thực hiện mục tiêu trong chiến lược toàn cầu, chính quyền Mĩ đã dựa vào

A. nền khoa học — kĩ thuật tiên tiến và sự hợp tác với khối NATO.

B. nền tài chính vững mạnh và chính sách ngoại giao khôn khéo để lôi kéo đồng minh,

C. tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự.

D. sức mạnh quân sự, đặc biệt là vũ khí nguyên tử.

Câu 9. Ý nào không phải là kinh nghiệm được rút ra từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Việt Nam hiện nay ?

A. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.

B. ứng dụng các thành tựu khoa học — kĩ thuật.

C. Tăng cưởng xuất khẩu công nghệ phần mềm.

D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.

Câu 10. Mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. duy trì hoà bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của CNXH.

B. tiêu diệt tận gốc CNTB và chế độ người bóc lột người,

C. đoàn kết phong trảo công nhân quốc tế, thành lập Quốc tế Cộng sản.

D. chế ngự tham vọng thiết lập trật tự thế giới "đơn cực" của Mĩ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

C

D

A

C

C

C

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

B

C

B

C

A

C

A

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

B

D

A

C

C

D

D

C

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

C

B

B

B

A

C

C

C

B

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Giồng Ông Tố. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo tài liệu liên quan khác:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?