Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Gia Nghĩa

TRƯỜNG THPT GIA NGHĨA

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ

THỜI GIAN 50 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Nội dung nào sau đây nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) của thực dân Pháp?

A. Giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tấn công chiến lược ở Trung Bộ.

B. Mở thế tiến công quy mô lớn nhằm tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc.

C. Kết hợp oanh tạc bằng phi pháo kết hợp với chiến tranh tâm lí, chiến tranh kinh tế.

D. Thiết lập hệ thống phòng ngự trên đường số 4 để khóa biên giới Việt – Trung.

Câu 2: Hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp là

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác măng.

D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 3: Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì?

A. Dùng người Việt đánh người Việt.

B. Dùng quân Mĩ để tiến hành chiến tranh.

C. Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

D. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

Câu 4: Tháng 9-1945, Việt Nam Giải phóng quân được chấn chỉnh và đổi thành

A. Quân đội quốc gia Việt Nam.

B. Vệ Quốc đoàn.

C. Cứu quốc quân

D. Quân đội nhân dân Việt Nam.

Câu 5: Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới thể hiện trong học thuyết

A. Hasimoto.                      B. Phucưđa.

C. Kaiphu.                          D. Miyadaoa.

Câu 6: Nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước được đề ra trong

A. Kì họp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam khóa VI (24-6 – 3-7-1976).

B. Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973).

C. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975).

D. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975).

Câu 7: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã

A. lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.

B. đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước.

C. giải phóng người lao động khỏi mọi sự áp bức.

D. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

Câu 8: Tháng 12-1973, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế

A. Dân chủ Cộng hòa.

B. Tổng thống Liên bang.

C. Quân chủ Lập hiến

D. Dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu 9: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, Pháp đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nào?

A. Khai mỏ.

B. Nông nghiệp.

C. Giao thông vận tải.

D. Công nghiệp nhẹ.

Câu 10: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là

A. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.

B. sự tăng cường, sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

C. sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.

D. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

C

A

A

B

B

6

7

8

9

10

C

D

B

B

C

11

12

13

14

15

D

A

A

A

D

16

17

18

19

20

A

C

B

A

B

21

22

23

24

25

A

A

C

D

D

26

27

28

29

30

B

B

D

B

A

31

32

33

34

35

C

B

C

B

D

36

37

38

39

40

C

A

B

C

C

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Phong trào Cần vương mang tính chất là một phong trào yêu nước theo

A. sự tự phát của nông dân

B. hệ tư tưởng tư sản.

C. xu hướng vô sản.

D. hệ tư tưởng phong kiến.

Câu 2. Năm 1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận

A. Bình Giã (Bà Rịa).                               

B. Đồng Xoài (Bình Phước).

C. Ba Gia (Quảng Ngãi).                         

D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu mốc mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

C. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới

D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.

Câu 4. Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị tháng 5-1941 có điểm gì khác so với Hội nghị tháng 11-1939?

A. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vị từng nước.

B. Giành chính quyền bằng khởi nghĩa vũ trang.

C. Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

D. Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 5. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là

A. các giai đoạn cách mạng và giai cấp lãnh đạo.

B. lực lượng và giai cấp lãnh đạo.

C. xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.

D. thấy được mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội.

Câu 6. Chiến dịch chủ động tiến công đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là

A. Biên giới thu - đông năm 1950.

B. Điện Biên Phủ năm 1954.

C. cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 – 1954).

D. Việt Bắc thu - đông năm 1947.

Câu 7. Biến đổi lớn nhất ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh.

B. Thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

C. Mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Âu.

D. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.

Câu 8. Quyết định của Hội nghị Ianta (2 - 1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới vì

A. các nước thắng trận được hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh.

B. xác lập trên toàn thế giới cục diện hai cực, hai phe.

C. đã dẫn tới sự thất bại của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa.

D. đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.

Câu 9. Sự kiện ngày 11 - 9 - 2001 ở nước Mỹ cho thấy

A. hòa bình, hợp tác không phải là xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế.

B. cục diện hai cực trong quan hệ quốc tế chưa hoàn toàn chấm dứt.

C. nhân loại đang phải đối mặt với một nguy cơ và thách thức lớn.

D. tình trạng Chiến tranh lạnh vẫn còn tiếp diễn ở nhiều nơi.

Câu 10. Có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật cao, gắn bó với nền sản xuất hiện đại, có mối quan hệ gắn bó với nông dân. Đây là đặc điểm của giai cấp nào ở Việt Nam?

A. Địa chủ phong kiến.

B. Công nhân.

C. Tư sản.

D. Tiểu tư sản.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

D

D

D

A

A

6

7

8

9

10

A

D

D

C

B

11

12

13

14

15

C

C

C

D

A

16

17

18

19

20

D

B

B

B

B

21

22

23

24

25

B

D

C

A

B

26

27

28

29

30

D

D

A

C

B

31

32

33

34

35

C

C

B

C

B

36

37

38

39

40

A

A

D

C

A

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Đảng Quốc đại được thành lập có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?

A. Đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

B. Tạo điều kiện để phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển sang giai đoạn đỉnh cao.

C. Là chính đảng của giai cấp tư sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn Độ.

D. Đánh dấu sự thức tỉnh của giai cấp tư sản Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á.

 Câu 2: Tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 - 1930) gồm đại diện của các tổ chức cộng sản nào?

A. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn, Tân Việt Cách mạng đảng.

C. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.

Câu 3: Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành

A. siêu cường tài chính số một thế giới.

B. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

C. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

D. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất thế giới.

Câu 4: Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là

A. phi nghĩa thuộc về các bên tham chiến.

B. chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.

C. chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

D. chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX là

A. mâu thuẫn dân tộc gay gắt.

B. sự phân hóa trong nội bộ triều đình phong kiến.

C. thực dân Pháp quyết tâm trừ khử phe chủ chiến.

D. triều đình phong kiến xuống chiếu Cần vương.

Câu 6: Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta là

A. giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.

B. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

C. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

D. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

Câu 7: Thể chế chính trị của nước Nga trước Cách mạng tháng Hai năm 1917 là

A. xã hội chủ nghĩa.

B. cộng hòa.

C. quân chủ chuyên chế.

D. quân chủ lập hiến.

Câu 8: Điểm khác nhau căn bản giữa cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại so với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII là mọi phát minh kĩ thuật đều

A. dựa trên các ngành khoa học cơ bản.

B. bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

C. xuất phát từ nhu cầu chiến tranh.

D. bắt nguồn từ thực tiễn.

Câu 9. Sự kiện nào dưới đây làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

A. Trận Mát-xcơ-va (12 -1941).

B. Trận Cuốc-xcơ (8 - 1943).

C. Trận Xta-lin-grát (11 - 1942).

D. Trận En A-la-men (10 - 1942).

Câu 10: Trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta (12 - 1989), hai siêu cường Xô - Mĩ đã  tuyên bố

A. chấm dứt việc chạy đua vũ trang.

B. thủ tiêu tên lửa tầm trung.

C. chấm dứt Chiến tranh lạnh.

D. hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

A

D

B

D

A

6

7

8

9

10

D

C

B

A

C

11

12

13

14

15

C

C

D

C

B

16

17

18

19

20

D

D

B

D

A

21

22

23

24

25

A

A

D

D

B

26

27

28

29

30

C

B

D

A

B

31

32

33

34

35

D

A

D

B

A

36

37

38

39

40

D

A

B

C

A

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?

A. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

B. Chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.

C. Chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

D. Chính nghĩa thuộc về các nước tư bản.

Câu 2: Mục tiêu của Trung Quốc trong cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978 là

A. độc lập tự chủ, tiến bộ xã hội.

B. tự do, bình đẳng, bác ái.

C. giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

D. nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài.

Câu 3: Tổ chức Hiệp ước Vacsava là liên minh

A. chính trị, quân sự mang tính phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa.

B. hợp tác kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

C. phòng thủ về quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

D. chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh đầy đủ vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Hỗ trợ liên quân Anh – Mĩ để tiêu diệt phát xít.

B. Có vai trò nhất định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

C. Góp phần lớn vào việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

D. Là một trong ba lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định.

Câu 5: Ảnh hưởng của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)  đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân ta là gì?

A. Pháp phải tìm cách thương lượng với ta.               

B. Thực dân Pháp càng củng cố quyết tâm xâm lược.

C. Làm nức lòng nhân dân cả nước.

D. Triều đình Huế phải kí Hiệp ước Hácmăng.

Câu 6: Âm mưu chủ yếu trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ là gì?

A. Ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

C. Tham vọng làm bá chủ thế giới.

D. Khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Câu 7: Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt của cách mạng Việt Nam được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7 - 1936) xác định là

A. đánh đuổi đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.

B. đánh đuổi đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc.

C. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.

D. chống phát xít, chống chiến tranh, giành độc lập dân tộc.

Câu 8: Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn

A. khủng hoảng triền miên.

B. phát triển thịnh đạt.

C. bước đầu phát triển.

D. mới hình thành.

Câu 9: Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc ngay từ ngày đầu bùng nổ là

A. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.

B. sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.

C. tư sản dân tộc và nông dân.

D. công nhân, nông dân ở Vũ Xương.

Câu 10: Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước Tuynidi, Ma rốc …thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri năm 1921 nhằm tập hợp

A. nhân dân thuộc địa sống trên đất Pháp chống chủ nghĩa thực dân.

B. nhân dân thuộc địa ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Pháp.

C. nhân dân thuộc địa biểu tình chống thực dân Pháp.

D. những người yêu nước ở Đông Dương chống thực dân Pháp.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

2

3

4

5

A

C

A

D

A

6

7

8

9

10

C

C

A

B

A

11

12

13

14

15

C

C

C

A

B

16

17

18

19

20

C

D

D

B

B

21

22

23

24

25

B

D

A

B

D

26

27

28

29

30

B

D

B

A

B

31

32

33

34

35

C

C

D

A

A

36

37

38

39

40

B

D

D

D

A

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào?

A. Nông nghiệp.

B. Sản xuất ô tô.

C. Tài chính ngân hàng.

D. Công nghiệp.

Câu 2: Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), vì sao Pháp thoát khỏi nguy cơ bị Đức tiêu diệt?

A. Quân Anh giúp đỡ quân Pháp mở mặt trận phía Tây.

B. Nhân dân Pháp nổi dậy chống lại quân Đức.

C. Quân Pháp có vũ khí mới.

D. Quân Nga tấn công Đức ở Đông Phổ.

Câu 3: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

A. Giao thông vận tải.

B. Nông nghiệp.

C. Thương nghiệp.

D. Công nghiệp.

Câu 4: Trong giai đoạn từ tháng 11 - 1942 đến tháng 8 - 1945, chiến thắng nào của Liên Xô  đã tạo nên bước ngoặt của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

A. Cuốc-xcơ.

B. Lê-nin-grát.

C. Xta-lin-grát.

D. Mát-xcơ-va.

Câu 5: Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở nước Đông Nam Á nào?

A. Phi-líp-pin.

B. In-đô-nê-xi-a.

C. Việt Nam.

D. Mã Lai.

Câu 6: Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến 1941 là

A. phát triển giao thông vận tải.

B. phát triển công nghiệp nhẹ.

C. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

D. phát triển công nghiệp quốc phòng.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò của Liên hợp quốc hiện nay?

A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

D. Diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

Câu 8: Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là

A. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Inđônêxia.

B. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Xingapo.

C. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Brunây.

D. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Xingapo.

Câu 9: Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng nào?

A. Vô sản.

B. Bạo động.

C. Dân chủ tư sản.

D. Ôn hòa.

Câu 10: Chủ trương hoạt động của Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập năm 1904 là

A. đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào.

B. dân tộc độc lập, trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thế giới.

C. dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

D. đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

2

3

4

5

C

D

B

C

B

6

7

8

9

10

C

D

D

C

D

11

12

13

14

15

D

B

D

D

C

16

17

18

19

20

D

B

B

A

C

21

22

23

24

25

B

B

D

A

B

26

27

28

29

30

C

C

C

D

B

31

32

33

34

35

A

A

C

B

B

36

37

38

39

40

A

A

D

A

A

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Gia Nghĩa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?