TRƯỜNG THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Một vật dao động điều hòa với biên độ A, tần số f. Gia tốc cực đại của vật là:
A. amax = 2πfA. B. amax = 2πfA2. C. amax = 4π2f2A. D. amax = 4πf2A.
Câu 2: Một kim loại có giới hạn quang điện λ0. Ánh sáng có khả năng làm bật electron ra khỏi kim loại đó có bước sóng λ thỏa mãn:
Α.·λ > λ0. B. λ £ λ0. C. λ ³ λ0. D. λ >> λ0.
Câu 3: Hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) có
A. 210 nuclon B. 210 proton C. 84 nơtron D. 210 nơtron
Câu 4: Loa của một máy thu thanh có công suất P = 2W. Lấy cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm do loa tạo ra tại một điểm cách máy 4 m gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 10 dB B. 20 dB C. 50 dB D. 100 dB
Câu 5: Hạt nhân càng bền vững khi có
A. số nuclôn càng nhỏ. B. số nuclôn càng lớn.
C. năng lượng liên kết càng lớn. D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
Câu 6: Sóng ngang là sóng:
A. lan truyền theo phương ngang
B. trong đó có các phân tử sóng dao động theo phương ngang
C. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng
D. trong đó các phần tử sóng dao động cùng phương với phương truyền sóng
Câu 7: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với cơ năng có giá trị là W thì
A. tại vị trí biên động năng bằng W.
B. tại vị trí cân bằng động năng bằng W.
C. tại vị trí bất kì thế năng lớn hơn W.
D. tại vị trí bất kì động năng lớn hơn W.
Câu 8: Hạt nhân \(_{90}^{232}Th\) phóng xạ cho sản phẩm cuối cùng là hạt nhân \(_{82}^{208}Pb\). Số hạt α và β- phóng ra trong toàn bộ quá trình phóng xạ là:
A. 6α; 4β-. B. 8α; 2β-. C. 2α; 8β-. D. 4α; 6β-.
Câu 9: Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng
A. lam. B. đỏ. C. tím. D. chàm.
Câu 10: Thực hiện giao thoa với hai nguồn kết hợp S1, S2 và cùng pha. Sóng do hai nguồn phát ra có cùng biên độ a = 1 cm, bước sóng bằng 20 cm thì sóng tại M cách hai nguồn lần lượt là 50 cm và 10 cm có biên độ là:
A. √2 cm. B. √2/2 cm. C. 2 cm. D. 0.
ĐÁP ÁN
1. C | 2. B | 3. A | 4. D | 5. D | 6. C | 7. B | 8. A | 9. C | 10. C |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Hai dao động điều hòa: x1 = A1cos(ωt + φ1), x2 = A2cos(ωt + φ2). Biên độ dao động tổng hợp của chúng đạt giá trị cực đại khi:
A. φ2 – φ1 = (2k + 1)π
B. φ2 – φ1 = (2k + 1)π/2.
C. φ2 – φ1 = 2kπ
D. φ2 – φ1 =π/4.
Câu 2: Hạt nhân \(_8^{17}O\) có:
A. 8 proton và 17 nơtron B. 9 proton và 17 nơtron
C. 8 proton và 9 nơtron D. 9 proton và 8 nơtron
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học?
A. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
B. Sóng âm truyền được trong chân không.
C. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
D. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.
Câu 4: Trong các bức xạ phát ra từ nguồn là vật được nung nóng, bức xạ nào cần nhiệt độ của nguồn cao nhất?
A. Ánh sáng nhìn thấy B. Tia tử ngoại
C. Tia hồng ngoại D. Tia X
Câu 5: Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m, lò xo có độ cứng k. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa với biên độ A. Cơ năng của con lắc là:
A. W = kA2. B. W = kA. C. W = 1/2(kA)2. D. W = 1/2 kA2.
Câu 6: Chỉ ra câu sai. Quang phổ liên tục được tạo ra bởi chất nào dưới đây khi bị nung nóng?
A. Chất rắn B. Chất khí ở áp suất thấp
C. Chất khí ở áp suất cao D. Chất lỏng
Câu 7: Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là:
A. Ánh sáng tím B. Ánh sáng vàng C. Ánh sáng đỏ D. Ánh sáng lục
Câu 8: Biết khối lượng của proton là 1,00728u; của nơtron là 1,00866u; của hạt nhân \
(_{11}^{23}Na\) là 22,98373u và 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết của \(_{11}^{23}Na\) bằng:
A. 8,11 MeV B. 81,11 MeV C. 186,55 MeV D. 18,66 MeV
Câu 9: Một con lắc đơn có chiều dài l1 dao động vói chu kì Τ1 = 1 s. Một con lắc đơn khác có chiều dài l2 dao động với chu kì T2 = 2 s. Chu kì của con lắc đơn có độ dài l=4l1+3l2 là:
A. T = 3 s. B. T = 16 s C. T = 4 s D. T = 10s
Câu 10: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35µm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng:
A. 0,1 µm B. 0,2 µm C. 0,3 µm D. 0,4 µm
ĐÁP ÁN
1. C | 2. C | 3. A | 4. B | 5. D | 6. B | 7. A | 8. C | 9. C | 10. D |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Chất điểm dao động điều hòa sẽ đổi chiều chuyến động khi
A. khi vật có gia tốc bằng không B. vật có vận tốc cực đại
C. gia tốc của vật đổi chiều D. vật có li độ cực đại hoặc cự tiểu
Câu 2: Một thiết bị điện xoay chiều có các điện áp định mức ghi trên thiết bị là 220 V. Thiết bị đó chịu được điện áp tối đa là:
A. 220√2V. B. 220 V. C. 110 V. D. 100√2V.
Câu 3: Quang phổ vạch được phát ra khi nung nóng
A. một chất rắn, lỏng hoặc khí
B. một chất lỏng hoặc khí
C. một chất khí hay hơi ở áp suất thấp
D. một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn
Câu 4: Chiếu một chùm ánh sáng trắng tới lăng kính. Phát biểu nào sau đây là đúng với các tia ló?
A. Các tia ló lệch như nhau
B. Tia tím lệch nhiều nhất, tia đỏ lệch ít nhất
C. Tia đỏ lệch nhiều nhất, tia tím lệch ít nhất
D. Tia màu lam không bị lệch
Câu 5: Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn = F0cos10πt thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Chu kì dao động riêng của hệ phải là:
A. 10π s B. 5π s C. 0,2 s D. 10 s
Câu 6: Ban đầu có N0 hạt nhân của một mẫu phóng xạ nguyên chất. Chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 3T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu phóng xạ này bằng:
A.N0/3. B.N0/4. C.N0/5. D.N0/8.
Câu 7: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của khối lượng nguyên tử?
A. MeV/c2. B. u. C. kg D. MeV
Câu 8: Cách phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên sớm pha π/2 so với hiệu điện thế.
B. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với hiệu điện thế.
C. Trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần, dòng điện biến thiên cùng pha với hiệu điện thế.
D. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, hiệu điện thế biến thiên sớm pha π/2 so với dòng điện trong mạch.
Câu 9: Độ cao của âm phụ thuộc yếu tố nào sau đây:
A. Đồ thị dao động của nguồn âm B. Độ đàn hồi của nguồn âm
C. Biên độ dao động của nguồn âm D. Tần số của nguồn âm
Câu 10: Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 10\sin \left( {5\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\) (x đo bằng cm, t đo bằng s). Hãy chọn câu trả lời đúng:
A. Tần số của dao động bằng 5π rad/s
B. Pha ban đầu của dao động bằng \(\left( {5\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\) rad.
C. Quãng đường vật đi được trong nửa chu kì bằng 20 cm.
D. Biểu thức vận tốc của vật theo thời gian là \(v = - 50\pi \sin \left( {5\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\) cm/s
ĐÁP ÁN
1. D | 2. A | 3. C | 4. B | 5. C | 6. D | 7. D | 8. B | 9. D | 10. C |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 10\sin \left( {5\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\)(x đo bằng cm, t đo bằng s). Hãy chọn câu trả lời đúng:
A. Tần số của dao động bằng 2,5π Hz.
B. Pha ban đầu của dao động bằng π/6 rad.
C. Li độ của vật ở thời điểm t = 2s bằng -5 cm.
D. Biểu thức gia tốc của vật là \(a = - 250{\pi ^2}\cos \left( {5\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\) cm/s2.
Câu 2: Tìm phát biểu sai:
A. Một vân sáng và một vân tối bất kì cách nhau một khoảng bằng số lẻ nửa khoảng vân i.
B. Hai vân tối bất kỳ cách nhau một khoảng bằng số nguyên lần khoảng vân i.
C. Hai vân sáng bất kỳ cách nhau một khoảng bằng số nguyên lần khoảng vân i.
D. Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng hay hai vân tối.
Câu 3: Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục, tia có tần số nhỏ nhất là:
A. Tia tử ngoại B. Tia hồng ngoại
C. Tia đơn sắc màu lục D. Tia Rơn-ghen
Câu 4: Hạt nhân bền vững nhất trong các hạt nhân \(_2^4He,_{92}^{235}U,_{26}^{56}Fe,_{55}^{137}Cs\) là:
\(\begin{array}{l}
A._{55}^{137}Cs\\
B._{26}^{56}Fe\\
C._{92}^{235}U\\
D._2^4He
\end{array}\)
Câu 5: Máy phát điện xoay chiều tạo ra suất điện động \(e = 220\sqrt 2 \cos 100\pi t\)(V). Tốc độ quay của rôto là 500 vòng/phút. Số cặp cực của rôto là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 8.
Câu 6: Hạt nhân \(_3^7Li\) được cấu tạo từ:
A. 7 hạt nhân nơtron và 3 hạt proton B. 3 hạt nơtron và 7 hạt proton
C. 3 hạt nơtron và 4 hạt proton D. 4 hạt nơtron và 3 hạt proton
Câu 7: Một vật nhỏ có chuyển động là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình là: \({x_1} = {A_1}\cos \omega t;{x_2} = {A_2}\left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)\). Gọi E là cơ năng của vật. Khối lượng của vật bằng:
\(\begin{array}{l}
A.\frac{{2E}}{{{\omega ^2}\left( {A_1^2 + A_2^2} \right)}}\\
B.\frac{E}{{{\omega ^2}\sqrt {A_1^2 + A_2^2} }}\\
C.\frac{E}{{{\omega ^2}\left( {A_1^2 + A_2^2} \right)}}\\
D.\frac{{2E}}{{{\omega ^2}\sqrt {A_1^2 + A_2^2} }}
\end{array}\)
Câu 8: Một vật dao động điều hòa theo phương trình: \(x = 2\cos \left( {4t + \frac{\pi }{3}} \right)\) với x tính bằng cm; t tính bằng s. Vận tốc của vật có giá trị cực đại là:
A. 6 cm/s B. 4 cm/s C. 2 cm/s D. 8 cm/s
Câu 9: Với c là vận tốc ánh sáng trong chân không, hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng nghỉ E0 và khối lượng m0 của vật là:
\(\begin{array}{l}
A.{E_0} = 0,5{m_0}{c^2}\\
B.{E_0} = m_0^2c\\
C.{E_0} = {m_0}{c^2}\\
D.{E_0} = 2{m_0}{c^2}
\end{array}\)
Câu 10: Đặt điện áp u = U0cos100πt (t tính bằng s) vào hai đầu một tụ điện có điện dung C=10-4/π (F). Dung kháng của tụ điện là:
A. 150W B. 100W C. 200W D. 50W
ĐÁP ÁN
1. C | 2. D | 3. B | 4. B | 5. C | 6. D | 7. A | 8. D | 9. C | 10. B |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là:
\(\begin{array}{l}
A.2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \\
B.2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \\
C.\sqrt {\frac{m}{k}} \\
D.\sqrt {\frac{k}{m}}
\end{array}\)
Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\), trong đó A, ω là các hằng sổ dương. Pha của dao động ở thời điểm t là:
A. ωt+φ. B. ω. C. φ. D. ωt.
Câu 3: Hai dao động có phương trình lần lượt là \({x_1} = 5\cos \left( {2\pi t + 0,75\pi } \right);{x_2} = 10\cos \left( {2\pi t + 0,5\pi } \right)\). Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn bằng:
A. 0,25π. B. 1,25π. C. 0,50π. D. 0,75π.
Câu 4: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình \(u = 2\cos \left( {40\pi t - \pi x} \right)\)(mm). Biên độ của sóng này là
A. 2 mm. B. 4 mm. C. π mm. D. 40π mm.
Câu 5: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng cơ lan truyền được trong chân không.
B. Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn.
C. Sóng cơ lan truyền được trong chất khí.
D. Sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng
Câu 6: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình \(u = A\cos \left( {20\pi t - \pi x} \right)\), với t tính bằng s. Tần số của sóng này bằng:
A. 10π Hz B. 10 Hz C. 20 Hz D. 20π Hz
Câu 7: Suất điện động cảm ứng do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra có biểu thức \(e = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\) (V). Giá trị hiệu dụng của suất điện động này là:
A. 220√ 2V. B. 110√ 2V. C. 110 V. D. 220 V
Câu 8: Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \omega t\) (với U0 không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Khi ω = ω0 thì trong mạch có cộng hưởng. Tần số góc ω0 là:
\(\begin{array}{l}
A.2\sqrt {LC} \\
B.\frac{2}{{\sqrt {LC} }}\\
C.\frac{1}{{\sqrt {LC} }}\\
D.\sqrt {LC}
\end{array}\)
Câu 9: Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos 100\pi t\) (t tính bằng s) vào hai đầu một tụ điện có điện dung C = 10-4/π (F). Dung kháng của tụ điện là:
A. 150 Ω Β. 200Ω C. 50 Ω D. 100 Ω
Câu 10: Sóng điện từ
A. là sóng dọc và truyền được trong chân không.
B. là sóng ngang và truyền được trong chân không.
C. là sóng dọc và không truyền được trong chân không.
D. là sóng ngang và không truyền được trong chân không.
ĐÁP ÁN
1. D | 2. A | 3. A | 4. A | 5. A | 6. B | 7. D | 8. C | 9. D | 10. B |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt!