TRƯỜNG THPT VĂN LANG | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: VẬT LÝ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Trong một dao động điều hòa có chu kì T thì thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có gia tốc đại đến vị trí có gia tốc bằng một nửa gia tốc cực đại có giá trị là
A.T/12. B.T/8. C.T/6. D.T/4.
Câu 2: Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số và cùng pha ban đầu, số đường cực tiểu giao thoa nằm trong khoảng AB là
A. số lẻ.
B. có thể chẵn hay lẻ tùy thuộc vào tần số của nguồn.
C. có thể chẵn hay lẻ tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai nguồn AB.
D. số chẵn.
Câu 3: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào ta có thể coi giống như một máy biến áp ?
A. Bộ kích điện ắc quy để sử dụng trong gia đình khi mất điện lưới.
B. Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ.
C. Bộ lưu điện sử dụng cho máy vi tính.
D. Sạc pin điện thoại.
Câu 4: Sóng điện từ được dùng để truyền thông tin dưới nước là
A. sóng ngắn. B. sóng cực ngắn. C. sóng trung. D. sóng dài.
Câu 5: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ
B. Các vật ở nhiệt độ trên 20000C chỉ phát ra tia hồng ngoại
C. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím
D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt
Câu 6: Động năng ban đầu cực đại của các quang êlêctrôn tách khỏi kim loại khi chiếu ánh sáng thích hợp không phụ thuộc vào
A. tần số của ánh sáng kích thích. B. bước sóng của ánh sáng kích thích.
C. bản chất kim loại dùng làm catốt. D. cường độ chùm sáng.
Câu 7 : Gọi mp , mn, mX lần lượt là khối lượng của proton, nơtron và hạt nhân X (có A và Z xác định). Năng lượng liên kết của một hạt nhân X được xác định bởi công thức
\(\begin{array}{l}
A.W = \left[ {Z.{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_X}} \right]{c^2}\\
B.W = \left[ {Z.{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} - {m_X}} \right]\\
C.W = \left[ {Z.{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n} + {m_X}} \right]{c^2}\\
D.W = \left[ {Z.{m_p} - \left( {A + Z} \right){m_n} - {m_X}} \right]{c^2}
\end{array}\)
Câu 8: Hồ quang điện được ứng dụng trong
A. quá trình mạ điện. B. quá trình hàn điện.
C. hệ thống đánh lửa của động cơ. D. lắp mạch chỉnh lưu dùng điôt bán dẫn.
Câu 9: Suất điện động cảm ứng trong một khung dây phẳng có biểu thức e=Ecos(ωt+φ). Khung dây gồm N vòng dây. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây của khung là
A. Nω/E0 B. NωE C. NE0/ω D.E0/Nω
Câu 10: Vật thật qua thấu kính phân kì
A. luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
B. có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy thuộc vào vị trí của vật.
C. luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
D. luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐÁP ÁN | |||||||||
01. C | 02. D | 03. A | 04. D | 05. B | 06. D | 07. A | 08. B | 09. D | 10 D |
TRƯỜNG THPT HỒNG HÀ | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: VẬT LÝ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Phương trình dao động điều hòa của một chất điểm được cho bởi \(x = 5\cos \left( {2\pi t + \pi } \right)\) cm. Biên độ của dao động này là
A. 5 cm. B. 2πcm. C. π cm. D. 10πcm.
Câu 2: Công thoát electron của một kim loại là 4,97 eV. Giới hạn quang điện của kim loại là
A. 0,25 μm B. 0,45 μm C. 0,32 μm D. 0,65 μm
Câu 3: Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên
A. tác dụng của từ trường lên dòng điện. B. hiện tượng quang điện.
C. hiện tượng cảm ứng điện từ. D. tác dụng của dòng điện lên nam châm.
Câu 4: Sóng điện từ có tần số 102,7 MHz truyền trong chân không với bước sóng xấp xỉ bằng
A. 60 m. B. 30 m. C. 6 m. D. 3 m.
Câu 5: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giam liên tục theo thời gian?
A. li độ và tốc độ. B. biên độ và gia tốc.
C. biên độ và tốc độ. D. biên độ và năng lượng.
Câu 6: Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân?
A. Năng lượng liên kết riêng. B. Năng lượng nghỉ.
C. Năng lượng liên kết. D. Độ hụt khối.
Câu 7: Theo thuyết tương đối, một vật có khối lượng nghỉ m0 chuyển động với tốc độ v thì có khối lượng động (khối lượng tương đối tính) là
\(\begin{array}{l}
A.m = \frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \frac{v}{c}} }}\\
B.m = \frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }}\\
C.m = {m_0}\sqrt {1 - \frac{v}{c}} \\
D.m = {m_0}\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}}
\end{array}\)
Câu 8: Một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Dao động của các phân tử giữa hai nút sóng liên tiếp có đặc điểm là
A. vuông pha. B. cùng pha. C. ngược pha. D. cùng biên độ.
Câu 9: Bức xạ có tần số lớn nhất trong bốn bức xạ: hồng ngoại, tử ngoại, Rơn ‒ ghen và gam ‒ ma là bức xạ
A. Rơn ‒ ghen. B. gam ‒ ma. C. tử ngoại. D. hồng ngoại.
Câu 10: Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng, đại lượng không phụ thuộc vào thời gian là
A. điện tích trên một bản tụ. B. năng lượng điện từ.
C. năng lượng từ và năng lượng điện. D. cường độ dòng điện trong mạch.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐÁP ÁN | |||||||||
01. A | 02. A | 03. C | 04. D | 05. D | 06. A | 07. A | 08. B | 09. B | 10 B |
TRƯỜNG THPT DU TIÊN | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: VẬT LÝ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Một nguồn sóng S trên bề mặt chất lỏng, phát ra sóng ngang lan truyền ra xung quanh. Tại thời điểm quan sát, các đỉnh sóng được mô tả bằng đường nét liền, các lõm sóng được môt tả bằng đường nét đứt. Độ dài đoạn AB là
A. một bước sóng.
B. hai bước sóng.
C. một nửa bước sóng.
D. ba bước sóng.
Câu 2: Một tia sáng đơn sắc đi từ môi trường 1 có chiết suất n1 với góc tới i sang môi trường 2 có chiết suất n2 với góc khúc xạ r thỏa mãn
A. r2sini=n1sini
B. n2cosi=n1cosr
C. n1cosi=n2cosr
D. n1sini=n2sinr
Câu 3: Dòng điện xoay chiều với biểu thức cường độ \(i = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\)A, cường độ dòng điện cực đại là
A. 4 A. B. √2A. C. 2 √2A. D. 2 A.
Câu 4: Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có
A. bảy màu đơn sắc. B. tính chất hạt. C. tính chất sóng. D. cả tính chất sóng và hạt.
Câu 5: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng khối lượng m đặt nằm ngang. Số dao động mà con lắc này thực hiện được trong 1 giây là
\(\begin{array}{l}
A.\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \\
B.\sqrt {\frac{k}{m}} \\
C.\sqrt {\frac{m}{k}} \\
D.\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}}
\end{array}\)
Câu 6: Trong máy phát thanh đơn giản, thiết bị dùng để biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số là
A. mạch biến điệu. B. anten phát. C. mạch khuếch đại. D. micro.
Câu 7: Máy biến thế có tác dụng thay đổi
A. điện áp của nguồn điện một chiều. B. điện áp của nguồn điện xoay chiều.
C. công suất truyền tải điện một chiều. D. công suất truyền tải điện xoay chiều.
Câu 8: Khả năng nào sau đây không phải của tia X?
A. có tác dụng sinh lí.
B. có tác dụng nhiệt.
C. Làm ion hóa không khí .
D. làm phát quang một số chất.
Câu 9: Âm Đô do một cây đàn và một ống sáo phát ra chắc chắn có cùng
A. tần số âm.
B. mức cường độ âm.
C. tốc độ truyền âm.
D. cường độ.
Câu 10: Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có vai trò
A. biến chùm sáng đi vào khe hẹp F thành chùm sáng song song.
B. biến chùm tia sáng song song đi vào thành chùm tia hội tụ.
C. phân tách chùm sáng song song đi vào thành nhiều chùm sáng đơn sắc.
D. hội tụ các chùm sáng đơn sắc song song lên tấm phim.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐÁP ÁN | |||||||||
01. A | 02. D | 03. D | 04. C | 05. A | 06. D | 07. B | 08. B | 09. A | 10. C |
TRƯỜNG THPT ÂU LẠC | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: VẬT LÝ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng λ. Hệ thức đúng là:
A. v = λf . B. v =f/λ. C. v = λ/f. D. v = 2πfλ.
Câu 2: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là m dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = Acoswt. Mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là:
A. mwA2. B.1/2mwA2. C. mw2A2. D.1/2 mw2A2.
Câu 3: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
A. Trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.
B. Gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
C. Gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
D. Trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
Câu 4: Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ. Cực đại giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng
A. 2k λ với k = 0, ± 1, ± 2, … B. (2k +1) λ với k = 0, ± 1, ± 2, …
C. k λ với k = 0, ± 1, ± 2, … D. (k + 0,5) λ với k = 0, ± 1, ± 2, …
Câu 5: Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch điện có biểu thức u=U√2cosωt (U và ω là các hằng số dương). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch này là
A.ω√2. B.U. C.ω. D.U √2.
Câu 6: Ba suất điện động xoay chiều phát ra từ một máy phát điện ba pha đang hoạt động, từng đôi một lệch pha nhau
A. π/2. B. 2π/3. C. π. D. 4π/3.
Câu 7: Trong bài toán truyền tải điện. Gọi ΔP là công suất hao phí trên đường truyền tải, P là công suất truyền tải, R là điện trở dây đường dây, U là điện áp truyền tải. Hãy xác định công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện?
A. ∆P = RI2.
B. ∆P = P2R/U2cos2φ.
C. ∆P = UIcosφ.
D. ∆P = UIcos2φ.
Câu 8: Một mạch dao động điện từ LC gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Gọi q0, U0 lần lượt là điện tích cực đại và hiệu điện thế cực đại của tụ điện, Io là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Biểu thức nào sau đây không phải là biểu thức tính năng lượng điện từ trong mạch ?
\(\begin{array}{l}
A.W = \frac{{LI_0^2}}{2}\\
B.W = \frac{{q_0^2}}{{2L}}\\
C.W = \frac{{CU_0^2}}{2}\\
D.W = \frac{{q_0^2}}{{2C}}
\end{array}\)
Câu 9: Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây đúng?
A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.
B. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.
C. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung.
D. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.
Câu 10: Gọi nđ, nt và nv lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, tím và vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. nđ < nv < nt. B. nv > nđ > nt. C. nđ > nt > nv. D. nt > nđ > nv.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐÁP ÁN
1-A | 2-D | 3-B | 4-C | 5-B | 6-B | 7-B | 8-B | 9-D | 10-A |
TRƯỜNG THPT TÂN SƠN | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN: VẬT LÝ (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi chùm hạt
A. electron. B. notron. C. photon. D. proton.
Câu 2: Vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 6\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\)cm. Biên độ của dao động là
A. 10 cm. B. 3 cm. C. 6 cm. D. 5 cm.
Câu 3: Trong máy quang phổ lăng kính, bộ phận có nhiệm vụ phân tách chùm sáng đi vào thành những chùm sáng đơn sắc là
A. lăng kính. B. ống chuẩn trực. C. phim ảnh. D. buồng tối.
Câu 4: Trong sóng cơ học, tốc độ truyền sóng là
A. tốc độ của phần tử vật chất. B. tốc độ trung bình của phần tử vật chất.
C. tốc độ lan truyền dao động. D. tốc độ cực đại của phần tử vật chất.
Câu 5: Trong máy phát thanh đơn giản, mạch dùng để trộn dao động âm tần và dao động cao tần thành dao động cao tần biến điệu là
A. anten phát. B. mạch khuếch đại. C. mạch biến điệu. D. micro.
Câu 6: Trên một sợi dây đàn hồi, chiều dài l đang xảy ra hiện tượng sóng dừng với hai đầu cố định. Bước sóng lớn nhất để cho sóng dừng hình thành trên sợi dây này là
A.l. B.2l. C.l/2. D.1,5l.
Câu 7: Một âm cơ học có tần số 12 Hz, đây là
A. âm nghe được. B. siêu âm. C. tạp âm. D. hạ âm.
Câu 8: Dòng điện xoay chiều có biểu thức cường độ \(i = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\),A>0. Đại lượng A được gọi là
A. cường độ dòng điện hiệu dụng. B. cường độ dòng điện cực đại.
C. tần số của dòng điện. D. pha ban đầu của dòng điện.
Câu 9: Trong các tia phóng xạ sau, tia nào là dòng các hạt không mang điện tích?
A. Tia α. B. Tia ß+. C. Tia ß-. D. Tia ϒ.
Câu 10: Máy biến áp sẽ không có tác dụng đối với
A. dòng điện xoay chiều. B. điện áp xoay chiều.
C. điện áp không đổi. D. dòng điện tạo bởi đinamo.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
ĐÁP ÁN
1-C | 2-C | 3-A | 4-C | 5-C | 6-B | 7-D | 8-B | 9-D | 10-C |
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án . Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !