Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Vĩnh Thạnh

TRƯỜNG THPT VĨNH THẠNH

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch không phân nhánh có cường độ được cho bởi biểu thức \(i=2\cos \left( \omega t \right)\)A. Biên độ của dòng điện này là

  A. 2 A.                          B. 1 A.                          C. 3 A.                          D. 4 A.

Câu 2: Biết cường độ âm chuẩn là \({{I}_{0}}={{10}^{-12}}\)W/m2. Mức cường độ âm tại một điểm trong không gian có sóng âm truyền qua với cường độ \(I={{10}^{-10}}\)W/m2

  A. 200 dB.                    B. 2 dB.                        C. 20 dB.                        D. 0,2 dB.

Câu 3: Tia nào sau đây không được tạo thành bởi các phôtôn?

  A. Tia \(\gamma \).       

B. Tia laze.                  

C. Tia hồng ngoại.                              

D. Tia \(\alpha \).

Câu 4: Đặt vào hai đầu một cuộn dây cảm thuần điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng \(U\) thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây đó là \(I\). Cảm kháng của cuộn dây này là

  A. \(\frac{UI}{2}.\)         B. \(UI\).                       C. \(\frac{U}{I}.\)                    D. \(\frac{I}{U}.\)

Câu 5: Trong một thí nghiệm Y – âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Ban đầu điểm \(M\) trên màn là vị trí của vân sáng bậc \(k\). Dịch chuyển màn chắn ra xa hai khe để \(M\) tiếp tục là một vân sáng. \(M\) không thể là vân sáng bậc

  A. \(k-1\).                      B. \(k+2\).                     C. \(k-2\).                 D. \(k-3\).

Câu 6: Ảnh ảo của một vật qua thấu kính hội tụ sẽ luôn

A. cùng chiều và nhỏ hơn vật.                          

B. cùng chiều và lớn hơn vật.

C. ngược chiều và bằng vật.                             

D. ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 7: Chiếu một tia sáng tổng hợp gồm 4 thành phần đơn sắc đỏ, cam, chàm, tím từ một môi trường trong suốt tới mặt phân cách với không khí. Biết chiết suất của môi trường trong suốt đó đối với các bức xạ này lần lượt là 1,40; 1,42; 1,46; 1,47 và góc tới \(i={{45}^{0}}\). Số tia sáng đơn sắc được thoát ra khỏi được không khí là

  A. 3.                             B. 2.                             C. 1.                             D. 4.

Câu 8: Khi một từ trường biến thiên nó sẽ sinh ra một điện trường, điện trường này có đường sức là các đường

A. cong không khép kín.                                       

B. thẳng.

C. đường cong kết thúc ở vô cùng.                   

D. đường cong khép kín.

Câu 9: Khi đặt vào hai đầu một đoạn mạch \(RLC\) không phân nhánh một điện áp xoay chiều thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 5 A. Biết \(R=100\) Ω, công suất tỏa nhiệt trong mạch điện đó bằng

A. 3500 W.                  

B. 500 W.                    

C. 1500 W.   

D. 2500 W.

Câu 10: Cho mạch điện xoay chiều \(AB\)gồm các đoạn \(AM\) có một điện trở thuần, \(MN\) có một cuộn dây cảm thuần, \(NB\) có một tụ điện ghép nối tiếp. Đặt vào hai đầu \(AB\) một điện áp xoay chiều thì điện áp trên các đoạn mạch lệch pha nhau \(\frac{\pi }{2}\) là

A. \(AM\)và \(AB\).       

B. \(MB\)và \(AB\).       

C. \(MN\) và \(NB\).                              

D. \(AM\)và \(MN\).

...

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

D

C

B

B

C

D

D

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

B

C

B

D

C

B

C

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

C

D

A

B

A

C

C

C

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

A

B

A

C

A

C

B

C

A

D

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Điện trở trong của một ắc quy là 0,06 \(\Omega \) và trên vỏ của nó có ghi 12V. Mắc vào hai cực của ắcquy này một bóng đèn cỏ ghi 12 V - 5 W. Coi điện trở của bóng đèn không thay đổi. Công suất tiêu thụ điện thực tế của bóng đèn là

A. 4,954 W.                 

B. 5,904 W.                 

C. 4,979 W.  

D. 5 W.

Câu 2. Một bút laze phát ra ánh sáng đơn sắc bước sóng 532 nm với công suất 5 mW. Mỗi lần bấm sáng trong thời gian 2 s, bút phát ra bao nhiêu phôtôn? photon

A. \(2,{{68.10}^{16}}\) phôtôn.                          

B. \(1,{{86.10}^{16}}\) phôtôn.

C. \(2,{{68.10}^{15}}\) phôtôn.                          

D. \(1,{{86.10}^{15}}\)phôtôn.

Câu 3. Ống dây hình trụ dài 30cm đặt trong không khí có 100 vòng dây. Cường độ dòng điện qua ống dây là \(\frac{0,3}{\pi }A\). Độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là

A. \({{4.10}^{-5}}T.\)     

B. \({{2.10}^{-5}}T.\)     

C. \(6,{{26.10}^{-5}}T.\)       

D. \(9,{{42.10}^{-5}}T.\)

Câu 4. Mạch dao động bắt tín hiệu của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn cảm có độ tự cảm \(L=30\mu \text{H}\) điện trở không đáng kể và một tụ điện điều chỉnh được. Để bắt được sóng vô tuyến có bước sóng 120 m thì điện dung của tụ điện có giá trị nào sau đây?

A. \(\text{135}\mu \text{H}.\)                             

B. \(100\text{ pF}.\)                             

C. \(135\text{ nF}.\)      

D. \(135\text{ pF}.\)

Câu 5. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của khối lượng?

A. kg.                          

B. MeV/c.                    

C. MeV/\({{\text{c}}^{\text{2}}}\).                               

D. u.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng?

   A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại có bản chất sóng điện từ.  

   B. Tia hồng ngoại có chu kì nhỏ hơn tia tử ngoại.  

   C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.

   D. Tia hồng ngoại có tác dụng lên kính ảnh.

Câu 7. Một kính lúp có ghi 5x trên vành của kính. Người quan sát có khoảng cực cận \(\text{O}{{\text{C}}_{\text{C}}}=20\)cm ngắm chừng ở vô cực để quan sát một vật. Số bội giác của kính có trị số nào?

   A. 5.                             B. 4.                             C. 2.                         D. 3.

Câu 8. Ban đầu có 5 gam chất phóng xạ \({}_{86}^{222}Rn\) với chu kì bán rã 3,8 ngày. Số nguyên tử Radon còn lại sau 9,5 ngày là

A. \(23,{{9.10}^{21}}.\)  

B. \(2,{{39.10}^{21}}.\)  

C. \({{3.29.10}^{21}}.\)         

D. \(32,{{9.10}^{21}}.\)

Câu 9. Trong không khí, khi hai điện tích điểm đặt cạnh nhau lần lượt là d và d + 10 cm thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn tương ứng là \({{2.10}^{-6}}\) N và \({{5.10}^{-7}}\) N. Giá trị của d là

   A. 5 cm.                       B. 20 cm.                     C. 25 cm.                      D. 10 cm.

Câu 10. Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc \({{\alpha }_{\max }}\) nhỏ. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi con lắc chuyển động nhanh dần theo chiều dương đến vị trí có động năng bằng thế năng thì li độ góc \(\alpha \) của con lắc bằng

A. \(\frac{-{{\alpha }_{\max }}}{\sqrt{3}}.\)           

B. \(\frac{{{\alpha }_{\max }}}{\sqrt{2}}.\)                   

C. \(\frac{-{{\alpha }_{\max }}}{\sqrt{2}}.\)                             

D. \(\frac{{{\alpha }_{\max }}}{\sqrt{3}}.\)

...

Đáp án

1-C

2-A

3-A

4-D

5-B

6-B

7-B

8-B

9-D

10-C

11-D

12-B

13-A

14-B

15-B

16-C

17-C

18-B

19-B

20-A

21-C

22-C

23-D

24-B

25-C

26-A

27-A

28-D

29-C

30-B

31-D

32-C

33-D

34-C

35-C

36-A

37-A

38-A

39-C

40-C

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Đặt điện áp \(u={{U}_{0}}\cos \omega t\)vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Gọi I là cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch;\({{u}_{1}}\), \({{u}_{2}}\)và\({{u}_{3}}\)lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện. Hệ thức đúng

A. \(i=\frac{u}{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L-\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\). 

B. \(i={{u}_{3}}\omega C\).

C. \(i=\frac{{{u}_{1}}}{R}\).                                 

D. \(i=\frac{{{u}_{2}}}{\omega L}\).

Câu 2. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R và cuộn cảm thuần thì cảm kháng của cuộn cảm là \({{Z}_{L}}\). Hệ số công suất của đoạn mạch là

A. \(\frac{R}{\sqrt{\left| {{R}^{2}}-Z_{L}^{2} \right|}}\).  

B. \(\frac{\sqrt{\left| {{R}^{2}}-Z_{L}^{2} \right|}}{R}\).  

C. \(\frac{R}{\sqrt{\left| {{R}^{2}}+Z_{L}^{2} \right|}}\).  

D. \(\frac{\sqrt{\left| {{R}^{2}}+Z_{L}^{2} \right|}}{R}\).

Câu 3. Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình\(x=10\sin \left( 4\pi +\frac{\pi }{2} \right)\left( cm \right)\)với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kì bằng

   A. 1,00 s.                     B. 1,50 s.                     C. 0,50 s.                   D. 0,25 s.

Câu 4. Một acquy có ghi 3V – 20mΩ. Khi acquy trên nối với mạch ngoài, cường độ dòng điện chạy qua acquy khi xảy ra hiện tượng đoản mạch là

   A. 150 A.                      B. 0,06 A.                     C. 15 A.                      D. \(\frac{20}{3}\)A.

Câu 5. Tại tâm của một dây dẫn tròn có cường độ dòng điện là 5 A, người ta đo được cảm ứng từ \(B=31,{{4.10}^{-6}}\left( T \right)\). Bán kính của dòng điện tròn là

   A. 20 cm.                     B. 10 cm.                     C. 2 cm.                       D. 1 cm.

Câu 6. Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 4 cm và chu kì 2 s. Quãng đường vật đi được trong 4 s là

   A. 8 cm.                       B. 16 cm.                     C. 64 cm.                      D. 32 cm.

Câu 7. Một con lắc đơn, vật nặng mang điện tích q đang dao động điều hòa với chu kì T. Đặt con lắc vào vùng không gian có điện trường đều \(\vec{E}\), chu kì con lắc sẽ

   A. tăng khi \(\vec{E}\) có phương thẳng đứng hướng xuống dưới với q > 0.

   B. giảm khi \(\vec{E}\) có phương thẳng đứng hướng lên trên với q > 0.

   C. tăng khi \(\vec{E}\) có phương thẳng đứng hướng xuống dưới với q < 0.

   D. tăng khi \(\vec{E}\) có phương vuông góc với trọng lực \(\vec{P}\).

Câu 8. Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}\cos \omega t\)( \({{U}_{0}}\)không đổi, \(\omega \) thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi \(\omega ={{\omega }_{1}}\)thì cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch lần lượt là \({{Z}_{1L}}\)và \({{Z}_{1C}}\). Khi \(\omega ={{\omega }_{2}}\)thì trong đoạn mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Hệ thức đúng

A. \({{\omega }_{1}}={{\omega }_{2}}\frac{{{Z}_{1L}}}{{{Z}_{1C}}}\).                     

B. \({{\omega }_{1}}={{\omega }_{2}}\sqrt{\frac{{{Z}_{1L}}}{{{Z}_{1C}}}}\).  

C. \({{\omega }_{1}}={{\omega }_{2}}\frac{{{Z}_{1C}}}{{{Z}_{1L}}}\).                     

D. \({{\omega }_{1}}={{\omega }_{2}}\sqrt{\frac{{{Z}_{1C}}}{{{Z}_{1L}}}}\).

Câu 9. Một máy biến thế lý tưởng có tỉ số vòng dây giữa các cuộn sơ cấp \({{N}_{1}}\)và thứ cấp \({{N}_{2}}\)là 3. Biết cường độ dòng điện trong cuộn sơ cấp và hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp lần lượt là \({{I}_{1}}=6A\)và \({{U}_{1}}=120V\) cường độ dòng điện trong cuộn thứ cấp và hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp lần lượt là

A. 2 A và 360 V.          

B. 18 A và 360 V.        

C. 2 A và 40 V.   

D. 18 A và 40 V.

Câu 10. Đơn vị đo cường độ âm là

A. Oát trên mét (W/m).                                     

B. Ben (B).  

C. Niutơn trên mét vuông (N/m2).                     

D. Oát trên mét vuông (W/m2).

...

Đáp án

1-C

2-C

3-D

4-A

5-B

6-D

7-C

8-B

9-D

10-D

11-A

12-D

13-C

14-D

15-C

16-C

17-A

18-A

19-C

20-B

21-D

22-B

23-B

24-B

25-A

26-C

27-B

28-C

29-B

30-D

31-D

32-C

33-D

34-A

35-D

36-B

37-C

38-B

39-C

40-A

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (NB). Điều kiện để có thể hình thành sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định có chiều dài l là:

A. l = kλ.                    

B. l = \(\frac{k\lambda }{2}\). 

C. l = (2k + 1)λ.          

D. l = \(\frac{(2k+1)\lambda }{2}.\)

Câu 2 (NB). Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây lần lượt là N1 và N2. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2. Hệ thức đúng là

A\(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}\)= \(\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}.\)                           

B. \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}\)= \(\frac{{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}.\)   

C. \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}\)= \(\frac{{{N}_{1}}+{{N}_{2}}}{{{N}_{2}}}.\)            

D. \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}\)= \(\frac{{{N}_{1}}+{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}\)

Câu 3 (TH). Âm do một chiếc đàn bầu phát ra

A. nghe càng cao khi mức cường độ âm càng lớn.

B. có độ cao phụ thuộc vào hình dạng và kích thước hộp cộng hưởng

C. nghe càng trầm khi biên độ âm càng nhỏ và tần số âm càng lớn.

D. có âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị dao động của âm.

Câu 4 (VDT). Một cái loa có công suất 1 W khi mở hết công suất, lấy π = 3,14. Cường độ âm tại điểm cách nó 400 cm có giá trị là

A. 5. 10–5 W/m2.       

B. 5 W/m2.                 

C. 5. 10–4 W/m2.      

D. 5 mW/m2.

Câu 5 (TH). Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất truyền tải được áp dụng rộng rãi nhất là

A. giảm chiều dài dây dẫn truyền tải.         

B. chọn dây có điện trở suất nhỏ.

C. tăng điện áp đầu đường dây truyền tải.  

D. tăng tiết diện dây dẫn.

Câu 6 (NB). Biên độ dao động cưỡng bức của hệ không phụ vào

A. pha ban đầu của ngoại lực cưỡng bức.   

B. hệ số ma sát giữa vật và môi trường.

C.  biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

D. độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức với tần số dao động riêng của hệ.

Câu 7 (TH). Công suất tỏa nhiệt của một mạch điện xoay chiều phụ thuộc vào

A. Điện trở thuần của mạch                        

B. Cảm kháng của mạch

C. Dung khang của mạch                           

D. Tổng trở của mạch

Câu 8 (NB). Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của nó có

A. cùng khối lượng, khác số nơtron.          

B. cùng số nơtron, khác số prôtôn.

C. cùng số prôtôn, khác số nơtron.             

D. cùng số nuclôn, khác số prôtôn.

Câu 9 (TH). Khi nói về quang điện, phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.

B. Điện trở của quang điện trở giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

C. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài vì nó nhận năng lượng ánh sáng từ bên ngoài.

D. Công thoát êlectron của kim loại thường lớn hơn năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên kết trong chất bán dẫn.

Câu 10 (TH). Trong máy quang phổ lăng kính, chùm sáng sau khi đi qua ống chuẩn trực của máy là chùm sáng

A. phân kì.               

B. song song.          

C. song song hoặc hội tụ.                          

D. hội tụ.

...

ĐÁP ÁN

1-B

2-A

3-D

4-D

5-C

6-B

7-A

8-C

9-C

10-B

11-C

12-D

13-D

14-A

15-D

16-C

17-B

18-B

19-B

20-B

21-C

22-C

23-A

24-C

25-B

26-A

27-B

28-A

29-D

30-A

31-A

32-A

33-B

34-D

35-B

36-B

37-A

38-B

39-A

40-B

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng? Tia Rơnghen

   A. chỉ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng 3000°C.                         

   B. là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại

   C. không có khả năng đâm xuyên.

   D. chỉ được phát ra từ Mặt Trời.

Câu 2. Một vật nhỏ đang dao động điều hòa dọc theo trục Ox (O là vị trí cân bằng) với biên độ A, với chu kì T. Chọn các phương án sai. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian

   A. \(\frac{T}{4}\) kể từ khi vật ở vị trí cân bằng là A.  

   B. \(\frac{T}{4}\) kể từ khi vật ở vị trí mà tốc độ dao động triệt tiêu là A.

   C. \(\frac{T}{2}\) là 2A khi và chỉ khi vật ở vị trí cân bằng hoặc vị trí biên.

   D. \(\frac{T}{4}\) luôn lớn hơn A.

Câu 3. Để bóng đèn 120V - 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế 220V người ta mắc nối tiếp nó với điện trở phụ R. R có giá trị

   A. 1200 W                    B. 180 W                      C. 200 W                      D. 240 W

Câu 4. Các chất đồng vị là các nguyên tố có

   A. cùng khối lượng nhưng khác điện tích hạt nhân.

   B. cùng nguyên tử số nhưng khác số nuclôn.

   C. cùng điện tích hạt nhân nhưng khác số prôtôn.

   D. cùng điện tích hạt nhân nhưng khác số nơtron.

Câu 5. Gọi f1, f2, f3, f4, f5 lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen, sóng vô tuyến cực ngắn, và ánh sáng màu lam. Thứ tự tăng dần của tần số sóng được sắp xếp như sau:

A. \({{f}_{1}}<{{f}_{2}}<{{f}_{5}}<{{f}_{4}}<{{f}_{3}}.\)                                      

B. \({{f}_{1}}<{{f}_{4}}<{{f}_{5}}<{{f}_{2}}<{{f}_{3}}.\)

C. \({{f}_{4}}<{{f}_{1}}<{{f}_{5}}<{{f}_{2}}<{{f}_{3}}.\)                                      

D. \({{f}_{4}}<{{f}_{2}}<{{f}_{5}}<{{f}_{1}}<{{f}_{3}}.\)

Câu 6. Trong không khí, phôtôn A có bước sóng lớn gấp n lần bước sóng của phôtôn B thì tỉ số giữa năng lượng phôtôn A và năng lượng của phôtôn B là

A. \({{n}^{2}}.\)             

B. \(\frac{1}{{{n}^{2}}}.\)

C. \(n.\)  

D. \(\frac{1}{n}.\)

Câu 7. Một ống dây dài 20cm, có 1200 vòng dây đặt trong không khí. Độ lớn cảm ứng từ bên trong ống dây là 75.10-3T. Cường độ dòng điện chạy trong ống dây là

   A. 5 A.                         B. 9,9 A.                       C. 15 A.                        D. 20 A.

Câu 8. Dòng điện có cường độ hiệu dụng bằng \(i=2\sqrt{2}\text{cos(100}\pi \text{t)}\) (A) chạy qua một điện trở có \(\text{R = 30}\Omega \text{.}\) Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng

A. \(\text{120}\sqrt{2}\) V.                                 

B. 60 V.  

C. 30 V.                       

D. \(30\sqrt{2}\)V.

Câu 9. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình \(x=5\cos \left( 4\pi t \right)\) cm (x đo bằng cm, t đo bằng s). Tại thời điểm t = 5 s, li độ của chất điểm có giá trị là

A. 2,5 cm/s.                 

B. 5 cm/s.                   

C. 10 cm/s.  

D. 0 cm/s.

Câu 10. Khi nói về tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy. Phát biểu nào sau đây là sai?

   A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có cùng bản chất.

   B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có thể gây ra hiện tượng quang điện.

   C. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có tác dụng lên kính ảnh.

   D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và ánh sáng nhìn thấy không bị lệch hướng trong điện trường, còn tia X bị lệch hướng trong điện trường.

...

Đáp án

1-B

2-C

3-C

4-D

5-C

6-D

7-B

8-D

9-A

10-D

11-C

12-D

13-A

14-B

15-A

16-A

17-C

18-B

19-D

20-A

21-A

22-B

23-A

24-A

25-B

26-D

27-B

28-D

29-D

30-A

31-C

32-A

33-D

34-D

35-C

36-B

37-C

38-A

39-A

40-B

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Vĩnh Thạnh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?