TRƯỜNG THPT MÔNG DƯƠNG | ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021 MÔN: VẬT LÝ Thời gian: 50p |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Dao động của quả lắc đồng hồ thuộc loại dao động nào sau đây ?
A. Dao động cộng hưởng | B. Dao động tắt dần |
C. Dao động cưỡng bức | D. Dao động duy trì |
Câu 2: Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp là N1, số vòng dây của cuộn thứ cấp là N2. Khi máy hoạt động, giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là I1 và I2. Hệ thức đúng là
A. \({{I}_{1}}N_{1}^{2}={{I}_{2}}N_{2}^{2}\) | B. \({{I}_{1}}{{I}_{2}}={{N}_{1}}{{N}_{2}}\) | C. \({{I}_{1}}{{N}_{2}}={{I}_{2}}{{N}_{1}}\) | D. \({{I}_{1}}{{N}_{1}}={{I}_{2}}{{N}_{2}}\) |
Câu 3; Nối một điện trở vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động E thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ I. Trong thời gian t, công mà nguồn điện sinh ra bằng
A. \(0,5\xi It\) | B. \(\xi {{I}^{2}}t\) | C. \(\xi It\) | D. \(\xi I{{t}^{2}}\) |
Câu 4: Dao động của một vật có khối lượng 100g là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng tần số góc 10 rad/s, cùng phương và có biên độ lần lượt là 9cm và 12cm. Biết độ lệch pha của hai dao động thành phần là \(\frac{\pi }{2}.\) Động năng cực đại của vật là
A. 112,5mJ | B. 84,5mJ | C. 56,5mJ | D. 220,5mJ |
Câu 5: Một vật có khối lượng m dao động điều hòa với tần số góc ω và biên độ dao động A. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khi vật có li độ \(x=A\) thì thế năng của vật bằng
A. 0
B. \(\frac{1}{2}m\omega {{A}^{2}}\)
C. \(\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}A\)
D. \(\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\)
Câu 6: Một dòng điện có cường độ I chạy trong vòng dây dẫn hình tròn bán kính R đặt trong chân không. Cảm ứng từ tại tâm của vòng dây do dòng điện này gây ra có độ lớn là
A. \(B=2\pi {{.10}^{-7}}\frac{I}{R}\) | B. \(B={{2.10}^{-7}}\frac{R}{I}\) | C. \(B=2\pi {{.10}^{-7}}\frac{R}{I}\) | D. \(B={{2.10}^{-7}}\frac{I}{R}\) |
Câu 7: Cường độ dòng điện chạy qua một cuộn dây biến thiên đều theo thời gian. Độ tự cảm của cuộn dây là 0,5mH. Trong thời gian 0,02s độ biến thiên của cường độ dòng điện là 8A, độ lớn của suất điện động tự cảm trong cuộn dây là
A. 800V | B. 0,32V | C. 0,2V | D. 200V |
Câu 8: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và quả nặng có khối lượng m. Tần số dao động điều hòa của con lắc là
A. \(\sqrt{\frac{k}{m}}\) | B. \(\sqrt{\frac{m}{k}}\) | C. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{m}{k}}\) | D. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{k}{m}}\) |
Câu 9: Phần cảm của máy phát điện xoay chiều một pha có 6 cặp cực. Khi máy hoạt động ổn định thì suất điện động xoay chiều do máy phát ra có tần số 60Hz. Lúc này rôto của máy quay với tốc độ bằng
A. 10 vòng/s | B. 20 vòng/s | C. 40 vòng/s | D. 60 vòng/s |
Câu 10: Trên một sợi dây đang có sóng dừng với bước sóng λ. Khoảng cách giữa một điểm nút và một điểm bụng liên tiếp là
A. λ | B. 2λ | C. 0,25λ | D. 0,5λ |
...
ĐÁP ÁN
1.D | 2.D | 3.C | 4.A | 5.D | 6.A | 7.C | 8.D | 9.A | 10.C |
11.A | 12.C | 13.D | 14.C | 15.B | 16.B | 17.D | 18.D | 19.C | 20.B |
21.B | 22.A | 23.B | 24.D | 25.D | 26.D | 27.C | 28.A | 29.A | 30.C |
31.A | 32.A | 33.B | 34.B | 35.A | 36.B | 37.C | 38.B | 39.C | 40.B |
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Tia nào dưới đây có khả năng đâm xuyên mạnh nhất?
A. Tia tím.
B. Tia hồng ngoại.
C. Tia tử ngoại.
D. Tia X.
Câu 2: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên.
B. Năng lượng của các phôtôn ứng với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau.
C. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
D. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108m/s.
Câu 3: Một sóng có tần số 120 Hz truyền trong một môi trường với tốc độ 60 m/s thì bước sóng của nó là bao nhiêu?
A. 1,0 m B. 2,0 m C. 0,5 m D. 0,25m
Câu 4: Một vật nặng gắn vào lò xo có độ cứng \(k=20N/m\) dao động điều hoà với biên độ A = 5cm. Khi vật nặng cách vị trí cân bằng 4cm nó có động năng là bao nhiêu?
A. 0,025J B. 0,0016J C. 0,009J D. 0,041J
Câu 5: Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng
A. hút nhau một lực 0,5 N.
B. hút nhau một lực 5 N.
C. đẩy nhau một lực 5N.
D. đẩy nhau một lực 0,5 N.
Câu 6: Đơn vị của cường độ điện trường là đơn vị nào sau đây?
A. V/m2 B. V.m C. V.m2 D. V/m.
Câu 7: Một vật nặng treo vào một đầu lò xo làm cho lò xo dãn ra 0,8cm. Đầu kia của lò xo treo vào một điểm cố định O. Hệ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Cho biết g = 10 m/s2 . Tính chu kỳ dao động của hệ.
A. 0,18s B. 0,80s C. 0,50s D. 0,36s
Câu 8: Cho đoạn mạch điện trở 10Ω, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 20V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là bao nhiêu?
A. 2,4 kJ. B. 40 J. C. 24 kJ. D. 120 J.
Câu 9: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 5 nút sóng (kể cả hai đầu dây). Bước sóng của sóng truyền trên dây là bao nhiêu?
A. 0,5 m. B. 2 m. C. 1 m. D. 1,5 m.
Câu 10: Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật có khối lượng m = 250g treo vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Vật được kéo ra khỏi vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng xuống dưới sao cho lò xo dãn 5 cm rồi được truyền vận tốc 50 cm/s hướng về vị trí cân bằng. Bỏ qua ma sát. Biên độ dao động của con lắc là:
A. \(5\sqrt{2}\,cm\) B. \(2,5\sqrt{5}\,cm\) C. 5 D. \(2,5\sqrt{2}\,cm\)
...
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1(NB): Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong chân không, mỗi một ánh sáng đơn sắc có một bước sóng nhất định.
B. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền cùng tốc độ.
C. Trong chân không, bước sóng của ánh sáng đó nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. Trong ánh sáng trắng có vô số ánh sáng đơn sắc
Câu 2(NB): Hạt nhân nguyên tử
A. Có khối lượng bằng tổng khối lượng của tất cả các nuclon và các electron trong nguyên tử
B. Có điện tích bằng tổng điện tích của các proton trong nguyên tử
C. Có đường kính nhỏ hơn đường kính của nguyên tử cỡ 100 lần
D. Nào cũng gồm các proton và notron; số proton luôn luôn bằng số notron và bằng số electron
Câu 3(NB): Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau , giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động
A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
B. cùng tần số, cùng phương
C. có cùng pha ban đầu và cùng biên đô
D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
Câu 4(TH): Một máy biến thế dùng làm máy giảm thế (hạ thế) gồm cuộn dây 100 vòng và cuộn dây 500 vòng. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến thế. Khi nối hai đầu cuộn sơ cấp với hiệu điện thế \(u=100\sqrt{2}\cos 100\pi t(V)\) thì hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp bằng:
A. 10 V. B. 20 V. C. 50 V. D. 500 V.
Câu 5(NB): Để duy trì hoạt động cho một cơ hệ mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó ta phải
A. tác dụng vào vật dao động một ngoại lực không đổi theo thời gian.
B. tác dụng vào vật dao động một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
C. làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.
D. tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì.
Câu 6(NB): Một mạch dao động LC lí tưởng tụ điện có điện dung\(\frac{6}{\pi }\text{ (}\mu \text{F)}\). Điện áp cực đại trên tụ là 4 V và dòng điện cực đại trong mạch là 3 mA. Năng lượng điện trường trong tụ biến thiên với tần số góc
A. 450 (rad/s).
B. 500 (rad/s).
C. 250 (rad/s).
D. 125 rad/s.
Câu 7(NB): Năng lượng điện trường biến thiên với tần số \(\omega '=2\omega =250(rad/s)\)
Khi sóng truyền qua các môi trường vật chất, đại lượng không thay đổi là
A. Năng lượng sóng.
B. Biên độ sóng.
C. Bước sóng.
D. Tần số sóng.
Câu 8(NB): Ánh sáng không có tính chất sau:
A. Có vận tốc lớn vô hạn.
B. Có truyền trong chân không .
C. Có thể truyền trong môi trường vật chất.
D. Có mang theo năng lượng.
Câu 9(NB): Trong các nhà máy phát điện (thuỷ điện, điện hạt nhân…), máy phát điện là
A. Xoay chiều 1 pha.
B. Xoay chiều 3 pha.
C. Xoay chiều
D. Một chiều.
Câu 10(TH): Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng
A. 0,48 μm. B. 0,40 μm. C. 0,60 μm. D. 0,76 μm.
...
ĐÁP ÁN
1-C | 2-B | 3-B | 4-B | 5-D | 6-B | 7-D | 8-A | 9-B | 10-C |
11-A | 12-B | 13-A | 14-B | 15-B | 16-A | 17-A | 18-B | 19-C | 20-D |
21-B | 22-D | 23-C | 24-B | 25-B | 26-B | 27-B | 28-A | 29-B | 30-C |
31-A | 32-C | 33-D | 34-B | 35-B | 36-D | 37-D | 38-A | 39-A | 40-B |
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Tia tử ngoại được dùng
A. để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.
B. để tìm khuyết tật bên trong các sản phẩm bằng kim loại.
C. trong y tế dùng để chụp điện, chiếu điện.
D. dùng để tìm vết nứt trên bền mặt sản phẩm bằng kim loại.
Câu 2. Tìm phát biểu sai về độ hụt khối?
A. Độ chênh lệch giữa khối lượng m của hạt nhân và tổng khối lượng \({{m}_{0}}\) của các nuclôn thành hạt nhân đó.
B. Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn cấu tạo thành hạt nhân đó.
C. Độ hụt khối của một hạt nhân luôn khác không.
D. Khối lượng của một hạt nhân luôn lớn hơn tổng khối lượng của các nuclôn cấu tạo thành hạt nhân đó.
Câu 3. Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 40 cm. Khi ở li độ \(x=10\,cm,\) vật có vận tốc là \(200\sqrt{3}\pi \,cm/s.\) Chu kì dao động của vật là
A. 0,4 s. B. 0,3 s. C. 0,2 s. D. 0,1 s.
Câu 4. Linh kiện nào sau đây hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong?
A. Tế bào quang điện.
B. Điện trở nhiệt.
C. Điôt phát quang.
D. Quang điện trở.
Câu 5. Một sóng cơ truyền trên một sợi dây dài với tốc độ 1 m/s và chu kì 0,5 s. Sóng cơ này có bước sóng là
A. 150 cm.
B. 100 cm.
C. 25 cm.
D. 50 cm.
Câu 6. Mạch gồm cuộn cảm và tụ điện có điện dung thay đổi được mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn xoay chiều \(u=100\sqrt{2}\cos \left( \omega t \right)\left( V \right)\), \(\omega \) không đổi. Điều chỉnh diện dung để mạch cộng hưởng, lúc này hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm bằng 200 V. Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng giữa 2 bản tụ là
A. \(100\sqrt{3}\left( V \right).\)
B. \(200\left( V \right).\)
C. \(100\left( V \right).\)
D. \(100\sqrt{2}\left( V \right).\)
Câu 7. Một khung dây phẳng diện tích \(20\,c{{m}^{2}},\) gồm 10 vòng được đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây góc \(30{}^\circ \) và có độ lớn bằng \({{2.10}^{-4}}T.\) Người ta làm cho từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,01 s thì độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian từ trường biến đổi là bao nhiêu
A. \(200\left( \mu V \right).\)
B. \(180\left( \mu V \right).\)
C. \(160\left( \mu V \right).\)
D. \(80\left( \mu V \right).\)
Câu 8. Một bếp điện 115 V – 1 kW bị cắm nhầm vào mạng điện 230 V được nối qua cầu chì chịu được dòng điện tối đa 15A. Bếp điện sẽ
A. có công suất tỏa nhiệt ít hơn 1 kW.
B. có công suất tỏa nhiệt bằng 1 kW.
C. có công suất tỏa nhiệt lớn hơn 1 kW.
D. nổ cầu chì.
Câu 9. Hai nguồn sóng kết hợp trên mặt nước cách nhau một đoạn \({{S}_{1}}{{S}_{2}}=9\lambda \) phát ra dao động \(u=a\cos \omega t.\) Trên đoạn \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\) số điểm có biên độ cực đại và cùng pha với hai nguồn (không kể hai nguồn) là
A. 8. B. 9. C. 17. D. 16.
Câu 10. Tính năng lượng cần thiết để tách hạt nhân \(_{8}^{16}O.\) Biết \(1u{{c}^{2}}=931,5\,MeV.\)
A. 10,34 MeV.
B. 12,04 MeV.
C. 10,38 MeV.
D. 13,2 MeV.
...
Đáp án
1-D | 2-D | 3-D | 4-D | 5-D | 6-B | 7-A | 8-D | 9-A | 10-A |
11-B | 12-D | 13-C | 14-D | 15-B | 16-D | 17-A | 18-C | 19-C | 20-A |
21-D | 22-C | 23-C | 24-A | 25-D | 26-C | 27-A | 28-C | 29-B | 30-C |
31-A | 32-B | 33-A | 34-D | 35-A | 36-C | 37-B | 38-D | 39-C | 40-B |
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Đặt điện áp xoay chiều \(u=200\cos \left( 100\pi t \right)\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần \(100\left( \Omega \right)\), cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(\frac{1}{\pi }\left( H \right)\) và tụ điện có điện dung C từ \(\frac{200}{\pi }\left( \mu F \right)\) đến \(\frac{50}{\pi }\left( \mu F \right)\) thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là
A. giảm.
B. tăng.
C. cực đại tại \(C={{C}_{2}}.\)
D. tăng rồi giảm.
Câu 2. Một con lắc đơn có độ dài \({{l}_{1}}\) dao động với chu kì \({{T}_{1}}=0,8\,s.\) Một con lắc đơn khác có độ dài \({{l}_{2}}\) dao động với chu kì \({{T}_{2}}=0,6\,s.\) Chu kì của con lắc đơn có độ dài \({{l}_{1}}+{{l}_{2}}\) là
A. 0,7 s. B. 0,8 s. C. 1,0 s. D. 1,4 s.
Câu 3. Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiều \(u={{U}_{0}}\sin \left( \omega t \right)\) thì dòng điện trong mạch là \(i={{I}_{0}}\sin \left( \omega t+\frac{\pi }{6} \right)\left( A \right).\) Đoạn mạch điện này luôn có
A. \({{Z}_{L}}<{{Z}_{C}}.\)
B. \({{Z}_{L}}={{Z}_{C}}.\)
C. \({{Z}_{L}}=R.\)
D. \({{Z}_{L}}>{{Z}_{C}}.\)
Câu 4. Mạch điện xoay chiều gồm điện trở R, cuộn cảm có độ tự cảm L và điện trở r và tụ điện có điện dung C được mắc nối tiếp vào điện áp \(u={{U}_{0}}\cos \omega t.\) Tổng trở của đoạn mạch tính theo công thức:
A. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L-\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}.\)
B. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{r}^{2}}+{{\left( \omega L-\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}.\)
C. \(Z=\sqrt{{{\left( R+r \right)}^{2}}+{{\left( \omega L-\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}.\)
D. \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L+r \right)}^{2}}+{{\left( \frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}.\)
Câu 5. Một điện trường đều có cường độ điện trường E. Chọn chiều dương cùng chiều đường sức điện. Gọi U là hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trên cùng một đường sức, \(d=\overline{MN}\) là độ dài đại số đoạn MN. Hệ thức nào sau đây đúng?
A. \(E=0,5\frac{U}{d}.\)
B. \(E=\frac{U}{d}.\)
C. \(E=Ud.\)
D. \(E=2Ud.\)
Câu 6. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo trục Ox nằm ngang, vật nặng có khối lượng 150 g và năng lượng dao động 38,4 mJ (chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng). Tại thời điểm vật có tốc độ \(16\pi \left( cm/s \right)\) thì độ lớn lực kéo về là 0,96 N. Lấy \({{\pi }^{2}}=10.\) Độ cứng của lò xo là
A. \(50\,N/m.\)
B. \(40\,N/m.\)
C. \(24\,N/m.\)
D. \(36\,N/m.\)
Câu 7. Một khung dây phẳng diện tích \(20\,c{{m}^{2}},\) gồm 10 vòng được đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây góc \(30{}^\circ \) và có độ lớn bằng \({{2.10}^{-4}}T.\) Người ta làm cho từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,01 s thì độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian từ trường biến đổi là bao nhiêu
A. \(200\left( \mu V \right).\)
B. \(180\left( \mu V \right).\)
C. \(160\left( \mu V \right).\)
D. \(80\left( \mu V \right).\)
Câu 8. Một bếp điện 115 V – 1 kW bị cắm nhầm vào mạng điện 230 V được nối qua cầu chì chịu được dòng điện tối đa 15A. Bếp điện sẽ
A. có công suất tỏa nhiệt ít hơn 1 kW.
B. có công suất tỏa nhiệt bằng 1 kW.
C. có công suất tỏa nhiệt lớn hơn 1 kW.
D. nổ cầu chì.
Câu 9. Hai nguồn sóng kết hợp trên mặt nước cách nhau một đoạn \({{S}_{1}}{{S}_{2}}=9\lambda \) phát ra dao động \(u=a\cos \omega t.\) Trên đoạn \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\) số điểm có biên độ cực đại và cùng pha với hai nguồn (không kể hai nguồn) là
A. 8. B. 9. C. 17. D. 16.
Câu 10. Tính năng lượng cần thiết để tách hạt nhân \(_{8}^{16}O.\) Biết \(1u{{c}^{2}}=931,5\,MeV.\)
A. 10,34 MeV.
B. 12,04 MeV.
C. 10,38 MeV.
D. 13,2 MeV.
...
Đáp án
1-D | 2-C | 3-A | 4-C | 5-B | 6-C | 7-A | 8-D | 9-A | 10-A |
11-B | 12-D | 13-C | 14-D | 15-B | 16-D | 17-A | 18-C | 19-C | 20-A |
21-D | 22-C | 23-C | 24-A | 25-D | 26-D | 27-D | 28-D | 29-D | 30-B |
31-A | 32-B | 33-A | 34-D | 35-A | 36-C | 37-B | 38-D | 39-C | 40-B |
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Mông Dương. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!