Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Hoành Bồ

TRƯỜNG THPT HOÀNH BỒ

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Một vật có khối lượng m = 200 g gắn vào lò xo dao động điều hòa có đồ thị li độ theo thời gian như hình vẽ: Động năng của vật tại thời điểm t = 0,5 s là

   A. Wđ = 0,125 J.

   B. Wđ = 0,25 J.

   C. Wđ = 0,2 J.

   D. Wđ = 0,1 J.

Câu 2 (TH): Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, công suất điện hao phí trên đường dây tải điện

    A. tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp giữa hai đầu dây ở trạm phát điện

    B. tỉ lệ thuận với bình phương hệ số công suất của mạch điện

    C. tỉ lệ nghịch với bình phương diện tích tiết diện của dây tải điện

    D. tỉ lệ thuận với công suất điện truyền đi

Câu 3 (TH): Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \(x=4\cos \left( 5t \right)\) (x đo bằng cm, t đo bằng s). Tốc độ cực đại mà chất điểm đạt được trong quá trình dao động là

    A. 20cm/s.                B. 16cm/s.                C. 5cm/s.                   D. 4cm/s.

Câu 4 (NB): Một vật dao động điều hoà theo phương trình \(x=4\cos \left( 5\pi t+\pi  \right)\left( cm \right)\). Biên độ dao động của vật

    A. 4cm                      B. \(5\pi cm\)            C. 5cm                       D. \(\pi cm\)

Câu 5 (NB): Tốc độ truyền sóng cơ học tăng dần trong các môi trường

A. lỏng, khí, rắn.      

B. khí, lỏng, rắn.      

C. rắn, lỏng, khí.    

D. rắn, khí, lỏng.

Câu 6 (TH): Khi dòng điện chạy qua đoạn mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của

A. lực từ.  

B. lực lạ.   

C. lực hấp dẫn.    

D. lực điện trường.

Câu 7 (TH): (VD): Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc \(10rad/s\). Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật. Biết rằng khi động năng và thế năng bằng nhau thì vận tốc của vật có độ lớn bằng \(0,6\sqrt{2}m/s\). Biên độ dao động của con lắc là

    A. \(12cm\)               B. \(12\sqrt{2}cm\)     C. \(6cm\)                 D. \(6\sqrt{2}cm\)

Câu 8 (TH): Đặt điện áp xoay chiều \(u=100\sqrt{2}\cos 100\pi t\left( V \right)\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L=\frac{1}{\pi }H\). Cảm kháng của cuộn cảm là

    A. 10Ω                      B. 0,1Ω                     C. 100Ω                     D. 1000Ω

Câu 9 (TH): Đặt điện áp \(u={{U}_{0}}\cos \omega t\) vào hai đầu đoạn mạch có RLC mắc nối tiếp. Điều chỉnh để \(\omega ={{\omega }_{0}}\) thì trong mạch có cộng hưởng điện, \({{\omega }_{0}}\) được tính theo công thức

A. \(2\sqrt{\frac{L}{C}}\)     

B. \(\frac{2}{\sqrt{LC}}\)     

C. \(2\sqrt{LC}\)        

D. \(\frac{1}{\sqrt{LC}}\)

Câu 10 (VD): Một vật dao động điều hoà, tại một thời điểm \({{t}_{1}}\) vật có động năng bằng \(\frac{1}{3}\) thế năng và động năng đang giảm dần thì \(0,5s\) ngay sau đó động năng lại gấp 3 lần thế năng. Tại thời điểm \({{t}_{2}}={{t}_{1}}+\Delta t\) thì động năng của vật có giá trị cực đại. Giá trị nhỏ nhất của \(\Delta t\) là

    A. \(2s\)                    B. \(\frac{3}{4}s\)          C. \(\frac{2}{3}s\)             D. \(1s\)

...

Đáp án

1-B

2-A

3-A

4-A

5-B

6-D

7-A

8-C

9-D

10-C

11-A

12-B

13-B

14-C

15-A

16-B

17-D

18-D

19-C

20-C

21-B

22-D

23-D

24-D

25-C

26-A

27-C

28-A

29-A

30-B

31-C

32-C

33-A

34-B

35-D

36-A

37-A

38-C

39-B

40-A

 

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (TH). Tính chất nào sau đây không phải là của tia tử ngoại?

A. Không bị nước hấp thụ.   

B. Làm ion hóa không khí.

C. Tác dụng lên kính ảnh.   

D. Có thể gây ra hiện tượng quang điện.

Câu 2 (NB). Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng

    A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi  trường trong suốt.

    B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

    C. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

    D. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Câu 3 (TH). Tốc độ truyền sóng trong một môi trường

    A. phụ thuộc vào bản chất môi trường và tần số sóng   

    B. phụ thuộc vào bản chất môi trường và biên độ sóng.

    C. chỉ phụ thuộc vào bản chất môi trường.                        

    D. tăng theo cường độ sóng.

Câu 4 Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của

A. các ion dương.    

B. ion âm.       

C. ion dương và ion âm.   

D. ion dương, ion âm và electron tự do

Câu 5 (TH). Biết các kim loại như bạc, đồng, kẽm, nhôm có giới hạn quang điện lần lượt là 0,26µm; 0,3µm; 0,35µm và 0,36µm. Chiếu ánh sáng nhìn thấy lần lượt vào 4 tấm kim loại trên. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra ở kim loại

A. bạc, đồng, kẽm, nhôm  

B. bạc, đồng, kẽm

C. bạc, đồng      

D. bạc

Câu 6 (NB). Độ cao của âm phụ thuộc chặt chẽ vào:

A. mức cường độ âm.    

B. tần số âm            

C. cường độ âm     

D. đồ thị dao động âm

Câu 7 (TH). Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu vàng ta quan sát được hệ vân giao thoa trên màn. Nếu thay ánh sáng đơn sắc màu vàng bằng ánh sáng đơn sắc màu lam và các điều kiện khác của thí nghiệm được giữ nguyên thì

A. Khoảng vân tăng lên.         

B. Khoảng vân giảm xuống.

C. Vị trí vân trung tâm thay đổi.    

D. Khoảng vân không thay đổi.

Câu 8 (VDT). Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng N là

A. 47,7.10-11m.             

B. 21,2.10-11m.   

C. 84,8.10-11m.      

D. 132,5.10-11m.

Câu 9 (NB). Sóng ngang là sóng:

    A. lan truyền theo phương nằm ngang.

    B. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương nằm ngang.

    C. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

    D. trong đó các phần tử sóng dao động theo cùng một phương với phương truyền sóng.

Câu 10 (VDT). Trong chân không ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm. Các photon của ánh sáng trắng có năng lượng từ

A. 1,63eV đến 3,27eV    

B. 2,62eV đến 5,23eV                          

C. 0,55eV đến 1,09eV      

D. 0,87eV đến 1,74eV

...

ĐÁP ÁN

1-A

2-A

3-C

4-D

5-A

6-B

7-B

8-C

9-C

10-A

11-A

12-C

13-D

14-B

15-D

16-C

17-D

18-D

19-C

20-A

21-A

22-B

23-C

24-D

25-D

26-A

27-C

28-D

29-A

30-C

31-D

32-C

33-B

34-C

35-B

36-A

37-D

38-A

39-D

40-A

 

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Gọi c là tốc độ ánh sáng trong chân không, \({{m}_{0}}\) là khối lượng nghỉ của hạt. Theo thuyết tương đối, một hạt có khối lượng động (khối lượng tương đối tính) là m khi chuyển động với vận tốc v thì động năng của nó được xác định là:

A. \(\left( m+{{m}_{0}} \right){{c}^{2}}.\)    

B. \(m{{c}^{2}}.\)     

C. \(\left( m-{{m}_{0}} \right){{c}^{2}}.\)  

D. \({{m}_{0}}{{c}^{2}}.\)

Câu 2. Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, để giảm công suất hao phí trên đường dây truyền tải n lần thì người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?

   A. Tăng điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện lên \(\sqrt{n}\) lần.

   B. Tăng điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện lên n lần.

   C. Tăng điện áp hiệu dụng ở nơi phát điện lên \({{n}^{2}}\) lần.

   D. Tăng chiều dài dây dẫn.

Câu 3. Đặt vào hai đầu điện trở một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số f thay đổi được. Khi \(f={{f}_{0}}\) và \(f=2{{f}_{0}}\) thì công suất tiêu thụ của điện trở tương ứng là \({{P}_{1}}\) và \({{P}_{2}}\). Hệ thức nào sau đây là đúng?

A. \({{P}_{2}}=2{{P}_{1}}.\)      

B. \({{P}_{2}}=0,5{{P}_{1}}.\)

C. \({{P}_{2}}=4{{P}_{1}}.\)  

D. \({{P}_{2}}={{P}_{1}}.\)

Câu 4. Hạt nhân \(_{3}^{7}Li\) có khối lượng 7,0144u. Cho khối lượng của prôtôn và nơtron lần lượt là 1,0073u và 1,0087u. Cho biết \(1u{{c}^{2}}=931,5\ MeV\). So sánh về mức độ bền vững của hạt nhân \(_{3}^{7}Li\) với hạt nhân \(_{2}^{4}He\) có độ hụt khối là 0,03032u thì hạt nhân \(_{3}^{7}Li\):

A. bền vững hơn.       

B. kém bền vững hơn.

C. có mức độ bền vững bằng nhau.    

D. tùy vào nhiệt độ của các hạt nhân.

Câu 5. Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiệu ứng quang điện đối với những kim loại nào dưới đây?

A. Bạc và Canxi.          

B. Kali và Natri.           

C. Xesi và Nhôm.    

D. Đồng và Kẽm.

Câu 6. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe 1,8 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, khoảng vân đo được là 0,6 mm. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm bằng:

   A. 600 nm.                   B. 480 nm.                   C. 720 nm.                    D. 540 nm.

Câu 7. Chiếu một tia sáng đơn sắc màu đỏ (như tia Laze) từ không khí tới mặt nước với góc tới \(60{}^\circ \), tia khúc xạ đi vào trong nước với góc khúc xạ là r. Biết chiết suất của không khí và của nước đối với ánh sáng đơn sắc này lần lượt là 1 và 1,333. Góc lệch giữa tia tới và tia khúc xạ trong nước là:

A. \(37,97{}^\circ .\)      

B. \(22,03{}^\circ .\)      

C. \(40,52{}^\circ .\) 

D. \(19,48{}^\circ .\)

Câu 8. Một sợi dây đàn hồi 1,2 m có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng. Không kể hai đầu dây, trên dây còn quan sát được hai điểm mà phần tử dây tại đó đứng yên. Biết sóng truyền trên dây với vận tốc 8 m/s. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là:

   A. 0,075 s.                   B. 0,025 s.                   C. 0,05 s.                        D. 0,10 s.

Câu 9. Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường với bước sóng \(\lambda \). Trên cùng một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất mà phần tử của môi trường tại đó dao động ngược pha nhau là:

A. \(\frac{\lambda }{2}.\)

B. \(\frac{\lambda }{4}.\)

C. \(2\lambda .\)      

D. \(\lambda .\)

Câu 10. Một ống dây dẫn hình trụ có chiều dài gồm \(\ell \) vòng dây được đặt trong không khí (\(\ell \) lớn hơn nhiều so với đường kính tiết diện ống dây). Cường độ dòng điện chạy trong mỗi vòng dây là I. Độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây do dòng điện này gây ra được tính bởi công thức:

A. \(B=4\pi {{.10}^{7}}.\frac{N}{\ell }I.\)    

B. \(B=4\pi {{.10}^{-7}}.\frac{N}{\ell }I.\)  

C. \(B=2\pi {{.10}^{-7}}.\frac{N}{\ell }I.\)     

D. \(B=4\pi {{.10}^{-7}}.\frac{\ell }{N}I.\)

...

Đáp án

1-C

2-A

3-D

4-D

5-B

6-D

7-D

8-C

9-A

10-B

11-C

12-C

13-A

14-B

15-A

16-D

17-D

18-B

19-A

20-B

21-D

22-D

23-D

24-A

25-C

26-A

27-C

28-A

29-D

30-D

31-B

32-B

33-D

34-B

35-B

36-C

37-A

38-D

39-D

40-A

 

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Tia nào sau đây không được tạo thành bởi các phôtôn?

A. Tia \(\gamma \).       

B. Tia laze.   

C. Tia hồng ngoại.    

D. Tia \(\alpha \).

Câu 2: Biết cường độ âm chuẩn là \({{I}_{0}}={{10}^{-12}}\)W/m2. Mức cường độ âm tại một điểm trong không gian có sóng âm truyền qua với cường độ \(I={{10}^{-10}}\)W/m2

  A. 200 dB.                    B. 2 dB.                        C. 20 dB.                   D. 0,2 dB.

Câu 3: Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch không phân nhánh có cường độ được cho bởi biểu thức \(i=2\cos \left( \omega t \right)\)A. Biên độ của dòng điện này là

  A. 2 A.                          B. 1 A.                          C. 3 A.                         D. 4 A.

Câu 4: Khi đi từ chân không vào một môi trường trong suốt nào đó, bước sóng của tia đỏ, tia tím, tia lam, tia chàm giảm đi lần lượt \({{n}_{1}}\), \({{n}_{2}}\), \({{n}_{3}}\), \({{n}_{4}}\) lần. Trong bốn giá trị \({{n}_{1}}\), \({{n}_{2}}\), \({{n}_{3}}\), \({{n}_{4}}\), giá trị lớn nhất là

A. \({{n}_{1}}\).      

B. \({{n}_{2}}\).    

C. \({{n}_{4}}\).    

D. \({{n}_{3}}\).

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng về sóng âm tần và sóng cao tần trong quá trình phát sóng vô tuyến?

  A. Âm tần và cao tần cùng là sóng điện từ nhưng tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần.

  B. Âm tần là sóng âm còn cao tần là sóng điện từ nhưng tần số của chúng bằng nhau.

  C. Âm tần là sóng âm còn cao tần là sóng điện từ và tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần.

  D. Âm tần và cao tần cùng là sóng âm nhưng tần số âm tần nhỏ hơn tần số cao tần.

Câu 6: Ảnh ảo của một vật qua thấu kính hội tụ sẽ luôn

A. cùng chiều và nhỏ hơn vật. 

B. cùng chiều và lớn hơn vật.

C. ngược chiều và bằng vật.   

D. ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 7: Chiếu một tia sáng tổng hợp gồm 4 thành phần đơn sắc đỏ, cam, chàm, tím từ một môi trường trong suốt tới mặt phân cách với không khí. Biết chiết suất của môi trường trong suốt đó đối với các bức xạ này lần lượt là 1,40; 1,42; 1,46; 1,47 và góc tới \(i={{45}^{0}}\). Số tia sáng đơn sắc được thoát ra khỏi được không khí là

  A. 3.                             B. 2.                              C. 1.                          D. 4.

Câu 8: Một chất điểm khối lượng \(m\) dao động điều hòa trên trục \(Ox\) theo phương trình \(x=A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\). Động năng của chất điểm có biểu thức là

A. \(\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}{{\cos }^{2}}\left( \omega t+\varphi  \right)\)       

B. \(\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}{{\sin }^{2}}\left( \omega t+\varphi  \right)\).

C. \(\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}A{{\cos }^{2}}\left( \omega t+\varphi  \right)\).    

D. \(\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\sin \left( \omega t+\varphi  \right)\).

Câu 9: Khi đặt vào hai đầu một đoạn mạch \(RLC\) không phân nhánh một điện áp xoay chiều thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 5 A. Biết \(R=100\) Ω, công suất tỏa nhiệt trong mạch điện đó bằng

  A. 3500 W.                   B. 500 W.                     C. 1500 W.                 D. 2500 W.

Câu 10: Một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m được treo lơ lửng lên một cần rung. Cần có thể rung theo phương ngang với tần số thay đổi được từ 100 Hz đến 125 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây  là 6 m/s và đầu trên của sợi dây luôn là nút sóng. Trong quá trình thay đổi tần số rung của cần rung, số lần sóng dừng ổn định xuất hiện trên dây là

  A. 10 lần.                      B. 12 lần.                      C. 5 lần.                     D. 4 lần.

...

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

A

B

C

B

C

B

D

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

B

D

B

C

D

B

C

B

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

C

D

A

C

A

C

C

C

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

C

B

C

D

C

A

C

A

A

 

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Có hai mẫu chất phóng xạ A và B thuộc cùng một chất có chu kỳ bán rã T = 138,2 ngày và có khối lượng ban đầu như nhau. Tại thời điểm quan sát, tỉ số số hạt nhân hai mẫu chất NB/NA = 2,72. Tuổi của mẫu A nhiều hơn mẫu B là

A. 199,8 ngày.             

B. 199,5 ngày.             

C. 190,4 ngày.     

D. 189,8 ngày.

Câu 2. Một bức xạ đơn sắc có bước sóng trong thuỷ tinh là 0,28 mm, chiết suất của thuỷ tinh đối với bức xạ đó là 1,5. Bức xạ này là

A. tia tử ngoại.            

B. tia hồng ngoại.        

C. ánh sáng chàm.      

D. ánh sáng tím.

Câu 3. Bắn hạt a có động năng 4 (MeV) vào hạt nhân Nitơ \(_{7}^{14}N\) đứng yên, xảy ra phản ứng hạt nhân: \(\alpha \text{ }+\text{ }_{7}^{14}N\text{ }\xrightarrow{{}}\text{ }_{8}^{17}O\text{ }+\text{ }p\). Biết động năng của hạt prôtôn là 2,09 (MeV) và hạt prôtôn chuyển động theo hướng hợp với hướng chuyển động của hạt a một góc 60°. Coi khối lượng xấp xỉ bằng số khối. Xác định năng lượng của phản ứng tỏa ra hay thu vào.

A. Phản ứng tỏa năng lượng 2,1 MeV.  

B. Phản ứng thu năng lượng 1,2 MeV.

C. Phản ứng tỏa năng lượng 1,2 MeV.  

D. Phản ứng thu năng lượng 2,1 MeV.

Câu 4. Một vật dao động điều hòa có chu kì 2 s, biên độ 10 cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 6 cm, tốc độ của nó bằng

A. 25,13 cm/s.             

B. 12,56 cm/s.             

C. 20,08 cm/s.    

D. 18,84 cm/s.

Câu 5. Một người có thể nhìn rõ các vật từ 26 cm đến vô cực. Người này dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát vật nhỏ. Kính đặt cách mắt một khoảng 2 cm thì độ phóng đại ảnh bằng 6. Số bội giác là

   A. 4.                             B. 3,287.                      C. 3,7.                          D. 3.

Câu 6. Tính chất nào sau đây không phải là của tia Rơnghen?                                                             

A. Có khả năng đâm xuyên rất mạnh.   

B. Có tác dụng làm phát quang một số chất.

C. Bị lệch hướng trong điện trường. 

D. Có tác dụng sinh lý như huỷ diệt tế bào.

Câu 7. Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết

A. tính cho một nuclôn.     

B. tính riêng cho hạt nhân ấy.

C. của một cặp prôtôn - prôtôn.    

D. của một cặp prôtôn – nơtrôn.

Câu 8. Một mạch điện kín gồm nguồn điện có điện trở trong đáng kể với mạch ngoài là một biến trở. Khi tăng điện trở mạch ngoài thì cường độ dòng điện trong mạch

A. tăng.   

B. tăng tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài,

C. giảm.   

D. giảm tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.

Câu 9. Phát biểu nào là sai?

   A. Các đồng vị phóng xạ đều không bền.

   B. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng có số nơtrôn khác nhau gọi là đồng vị.

   C. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có số nơtrôn khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau.

   D. Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn.

Câu 10. Hiệu điện thế xoay chiều giữa hai đầu điện trở R = 100 W có biểu thức: \(u=100\sqrt{2}\cos \left( \omega t \right)\left( \text{V} \right)\). Nhiệt lượng tỏa ra trên R trong 1 phút là

A. 6000 J. 

B. \(6000\sqrt{2}\text{ J}\).

C. 200 J. 

D. Chưa thể tính được vì chưa biết w.

...

Đáp án

1-B

2-C

3-B

4-A

5-D

6-C

7-A

8-C

9-C

10-A

11-B

12-B

13-D

14-C

15-A

16-C

17-C

18-C

19-B

20-D

21-B

22-A

23-D

24-A

25-A

26-C

27-D

28-A

29-A

30-C

31-B

32-C

33-D

34-C

35-B

36-C

37-A

38-A

39-A

40-A

 

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Hoành Bồ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?