TRƯỜNG THPT TRUNG ĐỒNG | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Mô tả nào dưới đây về tính chât vật lí của nhôm không đúng
A. Màu trắng bạc C. Mềm dễ kéo sợi và dát mỏng
B. Là kim loại nhẹ D. Dẫn điện và nhiệt tốt, tốt hơn kim loại Fe và Cu
Câu 2: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình eletron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 14 B. 13 C. 11 D. 12
Câu 3: Có các hợp chất: NaHCO3, Na2CO3, Ca(HCO)2, CaCO3, Al2O3, Al(OH)3, NaAlO2, AlCl3. Số chất là hợp chât lưỡng tính
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3. C. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.
B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH. D. Cho khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2
Câu 5: Có các chất sau: NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl. Cặp chât nào sau đây có thể làm mềm nước cứng tạm thời:
A. NaCl và Ca(OH)2 B. Ca(OH)2 và Na2CO3 C. Na2CO3 và HCl D. NaCl và HCl
Câu 6: Trong công nghiệp để sản xuất vôi (CaO), người ta nung CaCO3 theo phương trình:
CaCO3 ↔ CaO + CO2↑ ; ∆H = -178kj
Để thu được nhiều CaO ta phải thực hiện biên pháp nào sau đây?
A. Hạ thấp nhiệt độ nung B.Quạt lò để đuổi hết khí CO2 C.Tăng nhiệt độ nung D. Cả B và C đều đúng
Câu 7: Cho Ca vào dung dịch NH4HCO3 thấy xuất hiện
A. kết tủa trắng. B. kết tủa trắng và khí mùi khai bay lên.
C. kết tủa trắng, sau đó tan dần. D. có khí mùi khai bay lên.
Câu 8: Cho 115,3g hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc), chất rắn X và dung dịch Y chứa 12g muối. Nung X dến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của Z là
A. 92,1g B. 80,9g C. 84,5g D. 88,5g
Câu 9: Sục khí CO2 vào V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 phản ứng như sau
Giá trị của V là:
A. 280 B. 240 C. 300 350
Câu 10: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là
A. Na. B. Li. C. Rb. D. K.
Câu 11: Trong số cặp các kim loại sau đây, cặp nào có tính chât bền vững trong không khí, nước nhờ có lớp màng oxit rất mỏng bảo vệ?
A. Fe và Al B. Fe và Cr C. Al và Cr D. Mn và Al
Câu 12: Biết Fe có cấu hình eletron: 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của nguyên tố Fe trong bảng tuần hoàn là:
A. Ô 26, chu kì 4, nhóm IIB C. Ô 26, chu kì 4, nhóm IIA
B. Ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB D. Ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIA
Câu 13: Cần m tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể luyện được 800 tấn gang có hàm lượng Fe là 95% . Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng Fe hao hụt là 1%. Giá trị m là
A. 1325,16. B. 760. C. 1060,13. D. 767,68.
Câu 14: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.
B. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại.
C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc.
D. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ số mol.
Câu 15: Xét cân bằng hóa học: Cr2O72- + H2O → CrO42- + 2H+
Khi thêm dd bazo vào màu của dung dịch biến đổi như thế nào?
A. Màu vàng đậm dần B. Màu da cam đậm dần C. Màu vàng không đổi D. Màu da cam không đổi
Câu 16: Trong phòng thí nghiệm để bảo quản dung dịch muối sắt(II) người ta thường dùng biện pháp nào sau đây?
A. Đậy kín nắp lọ chứa B. Không cho tiếp xúc với không khí
C. Giữ lạnh dung dịch ở nhiệt độ thấp D. Ngâm vào dung dịch 1 cái đinh sắt
Câu 17: (X) là hợp chất của sắt có phản ứng với HNO3 theo phương trình: X + HNO3 → Muối + H2O + NO (X) là:
A. FeO, Fe3O4, Fe(OH)2 B. FeO, Fe2O3, Fe(OH)2. C. FeO, Fe2O3, Fe(OH)3. D.Tất cả đều đúng.
Câu 18: Cho phản ứng ion sau: Cr2O72- + NO2-- + H+ → Cr3+ + NO3-- + H2O Tổng hệ số cân bằng của các ion và phân tử trước và sau phản ứng là:
A. 45 B. 18 C. 21 D. 31
Câu 19: Nhận định nào sau đây là sai ?
A. Gang và thép đều là hợp kim. C. Sắt là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
B. Crom còn được dùng để mạ thép. D. Thép có hàm lượng Fe cao hơn gang.
Câu 20: Trong phòng thí nghiệm có 3 lọ đựng 3 hỗn hợp: Fe + FeO, Fe + Fe2O3, FeO + Fe2O3. Để nhận biết lọ đựng FeO + Fe2O3 ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dd HCl B. dd H2SO4 loãng C. dd HNO3 đặc D. Cả A và B
Câu 21: Các dụng cụ bằng sắt gỉ nhanh trong không khí ẩm chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
1. Do sắt bị O2 của không khí oxi hóa
2. Do không khí ẩm chứa các chất khí CO2, SO2,Các chất này kết hợp với hơi nước tạo các axit. Axit này tác dụng với sắt.
3. Do sắt không nguyên chất (thường là gang hay thép) và xảy ra ăn mòn hóa học
4. Do sắt không nguyên chất, đồng thời trong không khí ẩm có chứa các khí CO2, SO2. Khí này kết hợp với hơi nước tạo thành dung dịch axit (dd điện li) và xảy ra ăn mòn điện hóa:
A. 4 B. 3 C. 1 và 2 D. Tất cả đều đúng
Câu 22: 12g hỗn hợp X gồm Mg và Al (có tỉ lệ mol 1:8) tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch tăng 12g. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là
A. 0,3250 mol B. 1.9500 mol C. 1,6250 mol D. 1,4625 mol
Câu 23: Trong công nghiệp, quá trình sản xuất thép từ gang trắng, người ta cho thêm oxi của không khí vào. Vai trò của oxi là:
A. Oxi hóa tạp chất B. Oxi hóa cacbon C. Oxi hóa một phần Fe D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 24: m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B (có hóa trị không đổi). Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dd HCl tạo ra 1,792 lít khí (đktc). Phần 2 nung nóng trong trong khí O2 dư thu được 2,84g hỗn hợp oxit. Giá trị của m là
A. 2,4g B. 3,12g C. 2,2g D. 1,8g
Câu 25: Cho 46,8g hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được dung dịch A. Cho m gam Mg vào A, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D đến khối lượng không đổi thu được 45g chất rắn E. Giá trị gần nhất của m là
A. 6,6 B. 11,0 C. 8,8 D. 13,2
Câu 26: Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Để xác định hàm lượng rượu (cồn etanol) trong máu người lái xe, người ta đo nồng độ cồn bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit. Khi xác định nồng độ cồn có trong 25g huyết tương trong máu của một người lái xe cần dùng hết 20 ml dung dịch K2Cr2O30,01M (giả thiết rằng trong thí nghiệm chỉ riêng etanol tác dụng với K2Cr2O7). Nồng độ cồn trong máu người lái xe đó là
A. 0,055% B. 0,110% C. 0,220% D. 0,055% hoặc 0,110%
Câu 27: Có 5 lọ đựng riêng biệt các khí N2, NH3, Cl2, H2, O2. Để xác định lọ đựng khí NH3 và Cl2 chỉ cần dùng thốc thử duy nhất là:
A. Quì tím ẩm B. dd HCl C. dd Ca(OH)2 D. dd BaCl2
Câu 28: Có 4 dung dịch là: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm 1 chất để nhận biết các dung dịch đó thì chất đó là chất nào?
A. dung dịch HNO3. B. dung dịch KOH. C. dung dịch NaCl. D. dung dịch BaCl2
Câu 29: Sau bài thực hành hóa học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch có chứa các ion Cu2+, Fe3+, Mg2+, Pb2+. Dùng chất nào sau đây để loại bổ các ion trên?
A. Giấm ăn B. Nước muối ăn C. Nước vôi dư D. Axit nitric
Câu 30: Đốt cháy m(g) Fe bởi oxi thu được 5,04g hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe. Hòa tan hoàn toàn X vào dd HNO3 thì thu được 0,035 mol hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Biết tỉ khối hơi của Y so với khí hidro là 19. m có giá trị là
A. 3,92g B. 3g C. 3,29g D. 11,2g
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 | D | 11 | C | 21 | D |
2 | C | 12 | B | 22 | C |
3 | B | 13 | A | 23 | D |
4 | B | 14 | D | 24 | B |
5 | B | 15 | A | 25 | C |
6 | D | 16 | D | 26 | D |
7 | B | 17 | A | 27 | A |
8 | D | 18 | C | 28 | D |
9 | A | 19 | C | 29 | C |
10 | A | 20 | D | 30 | A |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Cấu hình electron của ion Cr3+ là:
A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d2.
Câu 2: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
A. +2; +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6.
Câu 3: Cho phương trình hoá học: 2Cr + 3Sn2+ 2Cr3++ 3Sn. Câu nào sau đây diễn tả đúng vai trò của các chất ?
A. Cr là chất oxi hoá, Sn2+ là chất khử B. Cr là chất khử, Sn2+ là chất oxi hoá
C. Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hoá D. Cr2+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hoá
Câu 4: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. không màu sang màu vàng. B. màu da cam sang màu vàng.
C. không màu sang màu da cam. D. màu vàng sang màu da cam.
Câu 5: Giải thích ứng dụng của crom nào dưới đây không hợp lí?
A. Crom là kim loại cứng nhất có thể dùng để cắt thuỷ tinh.
B. Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn nên dùng để tạo thép cứng, không rỉ, chịu nhiệt.
C. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
D. Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên crom được dùng để mạ bảo vệ thép.
Câu 6: Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng; Cr(III) vừa oxi hoá, vừa khử; Cr(VI) có tính oxi hoá.
B. CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính.
C. Cr(OH)2, Cr(OH)3 có thể bị nhiệt phân.
D.Cr2+, Cr3+có tính trung tính, Cr(OH)-4 có tính bazơ.
Câu 7:Hoà tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 ml khí(đkc). Lượng crom có trong hỗn hợp là:
A. 0,065 gam B.0,520 gam C. 0,560 gam D.1,015 gam
Câu 8: Trong các phản ứng hoá học cho dưới đây, phản ứng nào không đúng?
A.Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 B. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
C. Fe + Cl2 → FeCl2 D. Fe + H2O → FeO + H2.
Câu 9: Từ quặng Fe2O3 có thể điều chế ra sắt bằng phương pháp
A. Thủy luyện. B. Điện phân. C. Nhiệt luyện. D.Một phương pháp khác.
Câu 10: Khi cho 11,2 gam Fe tác dụng với Cl2 dư thu được m1 gam muối, còn nếu cho 11,2 gam Fe tác dụng với dd HCl dư thì thù được m2 gam muối. Kết quả tính giá trị của m1 và m2 là bao nhiêu?
A. m1=m2=25,4g B. m1=25,4g và m2=26,7g
C. m1=32,5g và m2=24,5g D.m1=32,5g và m2=25,4g
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
0001: Điện phân NaCl nóng chảy với điện cực trơ, có màng ngăn 2 điện cực, người ta thu được
A. Na ở catot, Cl2 ở anot. B. Na ở anot, Cl2 ở catot.
C. NaOH, H2 ở catot, Cl2 ở anot. D. NaClO.
0002: Cho các kim loại: nhôm, sắt, đồng, crom. Kim loại có độ cứng lớn nhất là
A. Crom. B. Nhôm. C. Sắt. D. Đồng
0003: Dãy gồm các ion có tính oxi hoá giảm dần là:
A. Al3+, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+. B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+, Al3+.
C. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+, Al3+. D. Al3+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Ag+.
0004: Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là
A. sự khử kim loại. B. sự tác dụng của kim loại với nước.
C. sự ăn mòn hoá học. D. sự ăn mòn điên hoá học.
0005: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:
A. Ba, Ag, Au. B. Fe, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cr. D. Mg, Zn, Cu.
0006: Khi điện phân muối clorua kim loại nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đã điện phân là
A. NaCl. B. CaCl2. C. KCl. D. MgCl2.
0007: Khi cho dòng điện một chiều I=2A qua dung dịch CuCl2 trong 10 phút. Khối lượng đồng thoát ra ở catot là m gam. Gía trị gần đúng của m là
A. 40 gam. B. 0,4 gam. C. 0,2 gam. D. 4 gam.
0008: Cho hỗn hợp X gồm 0,09 mol Fe và 0,05 mol Fe(NO3)3 vào 500 ml dung dịch HCl 1M kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm duy nhất). Dung dịch Y hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu
A. 10,24 B. 9,6 C. 4,26 D. 7,84
0009: Thả Fe vào dung dịch CuSO4, quan sát thấy hiện tượng
A. xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.
B. khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa không tan.
C. dung dịch màu xanh bị mất màu, sắt từ màu xám chuyển sang màu nâu đỏ của Cu.
D. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
0010: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. nước. B. rượu etylic. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, có một electron ở lớp ngoài cùng. X là
A. Li. B. Na. C. Ca. D. Be.
Câu 2: Chất không tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. KNO3. B. NH4Cl. C. FeCl3. D. HCl.
Câu 3: Điện phân nóng chảy hoàn toàn m gam muối clorua của kim loại kiềm thu được 6,24 gam kim loại ở catot và 1,792 lít khí (đktc) ở anot. Giá trị của m là
A. 9,08. B. 8,80. C. 11,92. D. 9,36.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B (biết MA
A. 1,12. B. 0,66. C. 3,68. D. 2,24.
Câu 5: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được khí X và dung dịch Y. Khi cho nước vôi trong dư vào dung dịch Y thấy xuất hiện m gam kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa m với a và b là
A. m = 100(2b-a). B. m = 56(2a-b). C. m = 100(a-b). D. m = 197(a+b).
Câu 6: Hợp chất nào của canxi được dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Thạch cao nung. B. Thạch cao khan. C. Vôi sống. D. Thạch cao sống.
Câu 7: Trong các phương pháp sau, phương pháp chỉ khử được tính cứng tạm thời của nước là
A. phương pháp hóa học (sử dụng Na2CO3, Na3PO4).
B. phương pháp nhiệt (đun sôi).
C. phương pháp lọc.
D. phương pháp trao đổi ion.
Câu 8: Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước dư, đun nóng, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số ion có trong dung dịch Y là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 9: Dùng nước và hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các chất rắn (đựng trong 4 lọ riêng biệt): Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O?
A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch Ba(OH)2.
C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch NaOH.
Câu 10: Cho m gam hỗn hợp BaCO3 và CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m không thể là
A. 35. B. 19. C. 24. D. 30.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Cho 3,425 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,2 g muối clorua. Kim loại đó là
A. Ba B. Ca C. Mg D. Be
Câu 2: Dung dịch Ca(NO3)2 không tác dụng với dung dịch nào sau đây ?
A. NaHCO3. B. K3PO4. C. Na2CO3. D. K2SO4.
Câu 3: Nhôm hyđroxit thu được từ cách làm nào sau đây ?
A. cho Al2O3 tác dụng với nước B. cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
C. cho dư dd HCl vào dung dịch natri aluminat D. cho dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat
Câu 4: Nội dung nào sau đây không chính xác khi nói về kim loại kiềm ?
A. các nguyên tố ở nhóm IA đều là kim loại kiềm.
B. cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.
C. các nguyên tố kim loại kiềm đều ở nhóm IA.
D. các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước.
Câu 5: Điện phân muối clorua của kim loại kiềm thổ nóng chảy, người ta thu được 0,56 lít khí (đktc) ở anot và 0,225 gam kim loại ở catot. Kim loại kiềm thổ đó là
A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Be.
Câu 6: Phản ứng nào sau đây xảy ra khi làm mềm nước cứng vĩnh cửu ?
A. Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
B. Na2CO3 + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + 2NaHCO3
C. Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2CO2 + 2H2O
D. Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH
Câu 7: Dung dịch nào sau đây có thể dùng để làm mềm cả nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu ?
A. HCl. B. Na2CO3. C. Mg(NO3)2. D. K2SO4.
Câu 8: Phản ứng nào sau đây giải thích hiện tượng bào mòn núi đá vôi ?
A. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2 B. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 D. Ca(OH)2 + CO → CaCO3 + H2O
Câu 9: Nung 8,1 gam Al với 23,2 gam Fe3O4 ở nhiệt độ cao một thời gian thu được hỗn hợp X. Giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành sắt. Cho hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 8,064 lít H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
A. 45%. B. 75%. C. 80%. D. 90%.
Câu 10: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong
A. nước. B. rượu etylic. C. dầu hỏa. D. dấm.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học có đáp án lần 4 Trường THPT Trung Đồng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!