TRƯỜNG THPT THƯỢNG LÂM | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 41: Natri cacbonat còn có tên gọi khác là sođa. Công thức của natri cacbonat là?
A. Na2CO3. B. NaCl. C. NaHCO3. D. Na2SO3.
Câu 42: Metyl propionat có công thức cấu tạo là
A. HCOOC2H5. B. C2H5COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. C2H5COOCH3.
Câu 43: Metylamin không phản ứng được với dụng dịch nào sau đây?
A. HNO3. B. CH3COOH C. NaOH. D. HCl.
Câu 44: Vật liệu tổng hợp X là chất vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,… Vật liệu X là
A. bông. B. tơ nitron. C. tơ tằm. D. Poli (vinylclorua).
Câu 45: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là
A. lưu huỳnh. B. vôi sống. C. cát. D. muối ăn.
Câu 46: Chất nào sau đây không làm mềm được nước cứng tạm thời?
A. NaOH. B. Na3PO4. C. Na2CO3. D. HCl.
Câu 47: Dung dịch Al2(SO4)3 không phản ứng được với dung dịch nào?
A. BaCl2. B. Ba(OH)2. C. H2SO4. D. NaOH.
Câu 48: Kim loại cứng nhất, có thể rạch được thủy tinh là
A. W. B. Os. C. Cr. D. Pb.
Câu 49: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch
A. HCl. B. NaNO3. C. CuSO4. D. AgNO3.
Câu 50: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch HCl. B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch NaOH. D. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
Câu 51: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CH4 và NH3. B. SO2 và NO2. C. CO và CH4. D. CO và CO2.
Câu 52: Phương trình nào sau đây có phương trình ion rút gọn H+ + OH- → H2O ?
A. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2 H2O B. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
C. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl D. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
Câu 53: Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của.
A. ankan. B. ankađien. C. ankin. D. anken.
Câu 54: Glucozơ không thuộc loại
A. cacbohiđrat. B. monosaccarit.
C. hợp chất tạp chức. D. đisaccarit.
Câu 55: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu hồng?
A. Axit glutamic. B. Alanin. C. Etylamin. D. Anilin.
Câu 56: Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, N trong phân tử?
A. Polietilen. B. Poliacrilonitrin.
C. Tơ nilon-7. D. Poli(vinyl axetat).
Câu 57: Dùng kim loại nào sau đây để điều chế Cu từ dung dịch Cu(NO3)2 bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ca. B. K. C. Fe. D. Na.
Câu 58: Canxi hiđroxit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất amoniac, clorua vôi, vật liệu xây dựng,... Công thức của canxi hiđroxit là
A. Ca(OH)2. B. CaCO3. C. CaO. D. CaSO4.
Câu 59: Khí nào thu được khi cho đất đèn CaC2 vào nước?
A. Etilen. B. Propen. C. Metan. D. Axetilen.
Câu 60: Nung một hợp chất hữu cơ A với một lượng chất oxi hóa CuO, người ta thấy thoát ra khí CO2, H2O, N2.
A. Chất A chắc chắn chứa các nguyên tố C, H có thể có N.
B. A chắc chắn chứa C, H, N, có thể có hoặc không có oxi.
C. A là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O
D. A là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N
Câu 61: Cho 54 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 75% thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là
A. 10,35. B. 20,70. C. 27,60. D. 36,80.
Câu 62: Este X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa hai muối. Công thức phân tử của este X có thể là
A. CH3COOC2H5. B. CH2=CHCOOCH3.
C. C2H5COOC2H5. D. CH3COOC6H5.
Câu 63: Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo của este X thỏa mãn tính chất trên là:
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 64: Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin, vinyl axetat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng sinh ra ancol là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 65: Polisaccarit X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi vị. X có nhiều trong bông nõn, gỗ, đay, gai... Thủy phân X thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y không tan trong nước lạnh.
B. X có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Phân tử khối của X là 162.
D. Y tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra amoni gluconat.
Câu 66: Cho lượng Fe lần lượt tác dụng với lượng dư các dung dịch: CuSO4, HCl, AgNO3, H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp sinh ra Fe2+ là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 67: Cho 3,24 gam Al tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 8,064 lít. B. 4,032 lít. C. 1,344 lít. D. 2,688 lít.
Câu 68: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào cốc đựng 210 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Khối lượng chất tan có trong X là
A. 11 gam. B. 11,13 gam. C. 10,6 gam. D. 11,31 gam.
Câu 69: Thí nghiệm nào sau đây tạo ra hợp chất sắt(III)?
A. Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
B. Cho dung dịch FeSO4 tác dụng với dung dịch HNO3.
C. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
D. Nung nóng hỗn hợp bột Fe và S.
Câu 70: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π.
(b) Hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng (xúc tác Ni, t0), thu được chất béo rắn.
(c) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(d) Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ.
(e) Ở điều kiện thường, etyl amin là chất khí, tan nhiều trong nước.
(f) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 71: Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư , thu được kết tủa trắng.
(b) Các kim loại như Na, Ca và Ba đều khử được nước giải phóng khí H2.
(c) Để miếng gang trong không khí ẩm lâu ngày sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.
(d) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự oxi hóa ion Na+.
(e) Xesi được sử dụng làm tế bào quang điện.
(g) Hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 72: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) X + 2NaOH → X1 + Y1 + Y2 + 2H2O.
(2) X2 + 2NaOH → X3 + 2H2O.
(3) X3 + 2NaOH → CH4 + 2Y2 (CaO, t°).
(4) 2X1 + X2 → X4.
Cho biết: X là muối có công thức phân tử là C3H12O3N2: X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau; X1, Y1 đều làm quì tím ẩm hóa xanh. Phần tử khối của X4 bằng bao nhiêu?
A. 152 B. 194 C. 218. D. 236.
Câu 73: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử glucozơ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam glucozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên của ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O.
(b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa vàng.
(c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng xuống dưới.
(d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử glucozơ.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2.
Số phát biểu sai là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 74: Hợp chất hữu cơ X có công thức C6H8O4. Thực hiện chuỗi phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2H2O → Y + 2Z
(2) 2Z → T + H2O (H2SO4, 140°C)
Biết rằng tỉ khối hơi của T so với H2 bằng 23. Trong số các phát biểu sau, số phát biểu đúng là
(a) Đốt cháy 0,65 mol Y cần 1,95 mol O2 (hiệu suất 100%).
(b) X không có đồng phân hình học.
(c) Y chỉ có 2 đồng phân cấu tạo.
(d) X tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:3.
(e) Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 170°C thu được anken.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 75: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa hai triglixerit X và Y trong dung dịch NaOH (đun nóng, vừa đủ), thu được 3 muối C15H31COONa, C17H33COONa, C17H35COONa với tỉ lệ mol tương ứng 2,5 : 1,75 : 1 và 6,44 gam glixerol. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 47,488 gam E cần vừa đủ a mol khí O2. Giá trị của a là
A. 4,254. B. 4,296. C. 4,100. D. 5,370.
Câu 76: Hòa tan hoàn toàn 13,12 gam hỗn hợp Cu, Fe và Fe2O3 trong 240 gam dung dịch HNO3 7,35% và H2SO4 6,125% thu được dung dịch X chứa 37,24 gam chất tan chỉ gồm các muối và thấy thoát ra khí NO (NO là sản phẩm khử duy nhất). Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung nóng trong không khí đến pứ hoàn toàn thu được 50,95 gam chất rắn. Dung dịch X hòa tan tối đa m gam Cu, giá trị của m là:
A. 2,88 B. 3,52 C. 3,20 D. 2,56
Câu 77: Hỗn hợp E chứa 2 amin đều no, đơn chức và một hiđrocacbon X thể khí điều kiện thường. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E cần dùng 2,7 mol không khí (20% O2 và 80% N2 về thể tích) thu được hỗn hợp F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 21,88 gam, đồng thời có 49,616 lít (đktc) khí thoát ra khỏi bình. Công thức phân tử của X là công thức nào sau đây?
A. C3H4. B. C3H6. C. C2H4. D. C2H6.
Câu 78: Este X hai chức mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no, đơn chức. Este Y ba chức, mạch hở, tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết pi). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và a gam hỗn hợp ba muối. Phần trăm khối lượng của muối không no trong a gam là
A. 50,84%. B. 61,34%. C. 63,28% D. 53,28%.
Câu 79: Cho 17,82 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 12,57% về khối lượng) vào nước dư, thu được a mol khí H 2 và dung dịch X. Cho dung dịch CuSO4 dư vào X, thu được 35,54 gam kết tủa. Giá trị của a là.
A. 0,08 B. 0,12 C. 0,10 D. 0,06
Câu 80: X, Y là 2 axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tảo bởi X, Y,Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam; đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2, thu được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E là
A. 8,88%. B. 50,82%. C. 13,90%. D. 26,40%.
ĐỀ SỐ 2
Câu 41: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. CH3COOH. B. NaCl. C. Mg(OH)2. D. C6H12O6.
Câu 42: Thành phần chính của phân đạm urê là
A. Ca(H2PO4)2. B. (NH2)2CO. C. K2SO4. D. KCl.
Câu 43: Este etyl fomat có công thức là
A. HCOOC2H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 44: Metylamin tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. HCl. B. NaCl. C. NaNO3. D. NaOH.
Câu 45: Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2 B. CH2=CH2Cl C. CH3-CH3 D. CH2=CH-CH3
Câu 46: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất (nhẹ nhất)?
A. Cs. B. Li. C. Os. D. Na.
Câu 47: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p53s2. C. 1s22s22p43s1. D. 1s22s22p63s1.
Câu 48: Canxi cacbonat được dùng sản xuất vôi, thủy tinh, xi măng. Công thức của canxi cacbonat là
A. CaCl2. B. Ca(OH)2. C. CaCO3. D. CaO.
Câu 49: Bột nhôm trộn với bột sắt oxit (hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng
A. làm vật liệu chế tạo máy bay. B. làm dây dẫn điện thay cho đồng.
C. làm dụng cụ nhà bếp. D. hàn đường ray.
Câu 50: Sắt có số oxi hoá +3 trong hợp chất nào sau đây?
A. FeO. B. Fe(NO3)2. C. Fe2(SO4)3. D. FeCl2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 41: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất nóng lên do có bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính
A. N2. B. CO2. C. O2. D. SO2.
Câu 42: Thủy phân este nào sau đây thu được ancol etylic (CH3CH2OH)?
A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3.
C. HCOOCH2CH3. D. CH3CH2COOCH3.
Câu 43: X là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường. Chất X là?
A. CH3NH2. B. C6H5NH2. C. H2N-CH2-COOH. D. (C6H10O5)n.
Câu 44: Polime nào sau đây được sử dụng làm chất dẻo?
A. Nilon-6,6. B. Amilozơ. C. Polietilen. D. Nilon-6.
Câu 45: Kim loại nào sau đây cứng nhất?
A. Al. B. Fe. C. Cr. D. Li.
Câu 46: Chất nào sau đây dễ tan trong nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch có môi trường kiềm?
A. Al2O3. B. P2O5. C. FeO. D. Na2O
Câu 47: Kim loại Mg tác dụng với dung dịch nào sau đây giải phóng khí H2?
A. ZnSO4. B. HNO3 loãng, nóng. C. HCl. D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 48: Kim loại Fe không phản ứng với dung dịch?
A. NaNO3. B. CuSO4. C. AgNO3. D. HCl.
Câu 49: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là
A. +2; +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6.
Câu 50: Các hiđroxit: NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3, Ba(OH)2 được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm của X, Y, Z, T được ghi ở bảng sau:
| X | Y | Z | T |
Tính tan (trong nước) | Tan | không tan | không tan | tan |
Phản ứng với dung dịch NaOH | không xảy ra phản ứng | không xảy ra phản ứng | có xảy ra phản ứng | không xảy ra phản ứng |
Phản ứng với dung dịch Na2SO4 | không xảy ra phản ứng | không xảy ra phản ứng | không xảy ra phản ứng | phản ứng tạo kết tủa trắng |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3, Ba(OH)2. B. NaOH, Fe(OH)3, Al(OH)3, Ba(OH)2.
C. Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3, NaOH. D. Ba(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, NaOH.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 41: Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là
A. N2. B. CO. C. H2. D. He.
Câu 42: Thủy phân este X trong dung dịch axit, thu được CH3COOH và C2H5OH. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH3. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.
Câu 43: Hợp chất H2NCH2COOH có tên là
A. alanin. B. glyxin. C. valin. D. lysin.
Câu 44: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?
A. Vinyl axetat. B. Acrilonitrin C. Propilen. D. Vinyl clorua.
Câu 45: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
A. Hg. B. Cr. C. W. D. Pb.
Câu 46: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
A. 1s22s22p53s2. B. 1s22s22p63s2. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p43s1.
Câu 47: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. thạch cao sống. B. đá vôi. C. boxit. D. thạch cao nung.
Câu 48: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là
A. MgO, CuO. B. PbO, K2O. C. FeO, CuO. D. SnO, BaO.
Câu 49: Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nóng. B. HNO3 loãng. C. HNO3 đặc, nguội. D. H2SO4 loãng.
Câu 50: Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. Fe2O3. B. FeO C. CrO3. D. Cr2O3.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 41: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2. B. HClO3. C. C2H5OH. D. Ba(OH)2.
Câu 42: Loại dầu, mỡ nào dưới đây không phải là lipit?
A. Mỡ động vật. B. Dầu thực vật. C. Dầu cá. D. Dầu mazut.
Câu 43: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch metylamin, màu quỳ tím chuyển thành
A. vàng. B. đỏ. C. xanh. D. nâu đỏ.
Câu 44: Poli(vinyl clorua) được điều chế từ phản ứng trùng hợp
A. CH3-CH=CHCl. B. CH2=CH-CH2Cl C. CH3CH2Cl. D. CH2=CHCl.
Câu 45: Trong công nghiệp, kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của kim loại đó
A. Na. B. Cu. C. Fe. D. Ag.
Câu 46: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch
A. CaCl2. B. KOH. C. NaNO3. D. KCl.
Câu 47: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là
A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 48: Sản phẩm của phản ứng giữa Fe và Cl2 là ?
A. FeCl3 B. FeCl2 C. FeO D. Fe2O3
Câu 49: Nguyên tố crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A. Cr(OH)3. B. Na2CrO4. C. Cr2O3. D. NaCrO2.
Câu 50: Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
A. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi sinh hoạt. B. Quá trình quang hợp của cây xanh.
C. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ ô tô. D. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Thượng Lâm. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!