TRƯỜNG THPT CHIÊM HÓA | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 41: Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A. Cu2+. B. K+. C. Al3+. D. Fe2+.
Câu 42: Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm?
A. Ag. B. Na. C. K. D. Cs.
Câu 43: Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng
A. giấm ăn. B. phèn chua. C. muối ăn. D. nước vôi.
Câu 44: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
A. Etyl axetat. B. Propyl axetat. C. Phenyl axetat. D. Vinyl axetat.
Câu 45: Kim loại sắt không tan trong dung dịch
A. H2SO4 đặc, nóng. B. HNO3 đặc, nguội. C. H2SO4 loãng. D. HNO3 đặc, nóng.
Câu 46: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
A. Ala-Ala-Gly-Gly. B. Gly-Ala-Gly. C. Ala-Gly-Gly. D. Ala-Gly.
Câu 47: Kim loại nhôm tan được trong dung dịch
A. HNO3 đặc, nguội. B. H2SO4 đặc, nguội. C. NaCl. D. NaOH.
Câu 48: Công thức của sắt(III) nitrat là
A. Fe(OH)3. B. Fe(NO3)3. C. Fe2(SO4)3. D. FeO.
Câu 49: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp?
A. CH4. B. HCOOH. C. C2H5OH. D. C2H4.
Câu 50: Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có
A. Al2O3. B. O2. C. Al(OH)3. D. Al.
Câu 61: Số nguyên tử oxi trong phân tử fructozơ là
A. 5. B. 10. C. 6. D. 12.
Câu 52: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư?
A. Na. B. Al. C. Fe. D. Cu.
Câu 53: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng tạm thời?
A. CaCO3. B. MgCl2. C. NaOH. D. Fe(OH)2.
Câu 54: Dung dịch KOH tác dụng được với chất nào sau đây?
A. FeCl3. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe3O4.
Câu 55: Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7?
A. CaCl2. B. HNO3. C. CH3COOH. D. NaOH.
Câu 56: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol?
A. Triolein. B. Metyl axetat. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.
Câu 57: Công thức hóa học của muối natri sunfat là
A. Na2S. B. NaHSO3. C. Na2SO3. D. Na2SO4.
Câu 58: Chất nào sau đây chứa hai liên kết đôi trong phân tử?
A. Metan. B. Etilen. C. Axetilen. D. Isopren.
Câu 59: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?
A. Glucozơ. B. Metylamin. C. Etyl axetat. D. Saccarozơ.
Câu 60: X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được dùng rộng rãi trong đời sống. X là
A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Al.
Câu 61: Cho m gam bột Mg tác dụng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch FeSO4 thu được 5,6 gam Fe. Giá trị m là
A. 2,4. B. 3,2. C. 4,8. D. 1,2.
Câu 62: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng một lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được V lít H2. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 5,60. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 63: Cho một vài mẩu nhỏ canxi cacbua (CaC2) vào ống nghiệm đã đựng 1 ml nước và đậy nhanh bằng nút có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn. Hiđrocacbon X sinh ra làm nhạt màu dung dịch Br2. Chất X là
A. metan. B. axetilen. C. etilen. D. etan.
Câu 64: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Phân tử trimetylamin có 3 nguyên tử nitơ.
B. Dung dịch alanin không làm đổi màu dung dịch phenolphtalein.
C. Protein có tham gia phản ứng thủy phân.
D. Thuốc thử để phân biệt hai dung dịch axit axetic và glyxin là quỳ tím.
Câu 65: Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 360 gam. B. 270 gam. C. 300 gam. D. 250 gam.
Câu 66: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được sau khi kết thúc phản ứng là
A. 6,35 gam. B. 8,15 gam. C. 7,65 gam. D. 8,10 gam.
Câu 67: Cacbohiđrat X có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong hoa quả và rau xanh. Y có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Đun nóng Y với dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất X. Các chất X và Y lần lượt là
A. xenlulozơ và saccarozơ. B. fructozơ và saccarozơ.
C. glucozơ và fructozơ. D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 68: Oxit nào sau đây bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng?
A. MgO. B. FeO. C. Fe2O3. D. Al2O3.
Câu 69: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3 có xảy ra ăn mòn điện hóa.
B. Quặng boxit là nguyên liệu dùng để sản xuất kim loại sắt.
C. Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, thu được khí Cl2.
D. Đốt dây Mg trong khí O2 dư thu được MgO.
Câu 70: Cho các tơ sau: visco, capron, tằm, nilon-6,6. Số tơ thiên nhiên trong nhóm này là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 71: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng), thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2 (đktc). Biết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 7,28. B. 8,04. C. 6,96. D. 6,80.
Câu 72: Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m là
A. 13,60. B. 8,16. C. 16,32. D. 20,40.
Câu 73: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động,thực vật.
(b) Glucozơ là đồng phân của saccarozơ.
(c) Trong một phân tử peptit, aminoaxit đầu N có chứa nhóm NO2.
(d) Tơ nilon-6,6 và tơ capron đều là tơ poliamit.
(e) Ở điều kiện thường, glyxin là chất lỏng.
Số lượng phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 74: Xà phòng hóa hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba triglixerit với dung dịch NaOH (vừa
đủ), thu được glixerol có khối lượng 5,52 gam và hỗn hợp hai muối gồm Y (C18H33O2Na) và Z (C18H35O2Na) có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1. Giá trị của m là
A. 53,22. B. 53,04. C. 52,32. D. 50,34.
Câu 75: Hỗn hợp X gồm Na, K, Na2O và K2O. Hòa tan hoàn toàn 25,7 gam X vào nước dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y (trong đó có 22,4 gam KOH). Hòa tan hết 0,4 mol H3PO4 vào Y, thu được dung dịch có chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 77,2. B. 61,0. C. 49,0. D. 64,0.
Câu 76: Cho các phát biểu sau:
(1) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa.
(2) Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+.
(3) Na2CO3 là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt.
(4) Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là Fe.
(5) Có thể điều chế kim loại Mg bằng phương pháp điện phân nóng chảy MgCl2.
Số lượng nhận xét đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 77: Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp E chứa 2 este (đều no, mạch hở và mạch cacbon không phân nhánh) thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 26,56 gam. Mặt khác, đun nóng 0,16 mol E với 450 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol (là đồng đẳng kế tiếp nhau) và hỗn hợp rắn có khối lượng m gam. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thu được 2,24 lít khí H2. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 24,5. B. 23,0. C. 24,0. D. 23,5.
Câu 78: Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml ancol isoamylic, 1 ml axit axetic và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Các phát biểu liên quan đến thí nghiệm trên được đưa ra như sau:
(a) Sau bước 1, dung dịch trong ống nghiệm đồng nhất.
(b) Ở bước 2, có mùi thơm của chuối chín bay ra.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl để phân tách lớp chất lỏng.
(d) Có thể thay dung dịch H2SO4 đặc bằng dung dịch HCl đặc để làm tăng hiệu suất của phản ứng.
Số lượng phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 79: Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic, lysin và metyl acrylat. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,965 mol O2, thu được hỗn hợp gồm CO2; 0,73 mol H2O và 0,05 mol N2. Hidro hóa hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng a mol khí H2 (xúc tác Ni, t0). Giá trị của a là?
A. 0,08. B. 0,06. C. 0,12. D. 0,10.
Câu 80: Chất X (C5H14O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic; chất Y (C7H19O4N3, mạch hở) là muối amoni của axit glutamic. Cho 8,945 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư NaOH thu được sản phẩm hữu cơ gồm 0,065 mol hai amin no (đều có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và không là đồng phân của nhau) và m gam hai muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 9,1. B. 8,6. C. 8,3. D. 8,0.
ĐỀ SỐ 2
Câu 41. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là
A. FeCl3. B. CuCl2. C. MgCl2. D. FeCl2.
Câu 42. Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư?
A. Cu. B. Fe. C. Ba. D. Al.
Câu 43. Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Na. C. Mg. D. Cu.
Câu 44. Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là
A. Phèn chua. B. Vôi sống. C. Thạch cao. D. Muối ăn.
Câu 45. Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH3-CH3. B. CH2=CH2. C. CH2=CHCl. D. CH2=CH-CH3.
Câu 46. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Al. B. Cu. C. Na. D. Mg.
Câu 47. Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri fomat?
A. C2H5COOC2H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 48. Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu của nước?
A. Ca(OH)2. B. CaCO3. C. NaOH. D. Na3PO4.
Câu 49. Hợp chất Fe2(SO4)3 có tên gọi
A. Sắt(II) sunfua. B. Sắt(III) sunfua. C. Sắt(III) sunfat. D. Sắt(II) sunfat.
Câu 50. Chất X có công thức CH3CHNH2)-COOH. Tên gọi của X là
A. alanin. B. valin. C. glyxin. D. lysin.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 41: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Na. B. K. C. Hg. D. W.
Câu 42: Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch kiềm?
A. Al. B. Na. C. Ag. D. Fe.
Câu 43: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử.
Câu 44: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Al. B. Mg. C. Ag. D. K.
Câu 45: Sử dụng kim loại nào sau đây để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 bằng phương pháp thuỷ luyện?
A. Na. B. Ag. C. Ca. D. Fe.
Câu 46: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội?
A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Zn.
Câu 47: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. AlCl3. B. Al2O3. C. Al. D. Al(NO3)3.
Câu 48: Chất nào sau đây có khả năng làm mềm nước cứng toàn phần?
A. Na2CO3. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. NaOH.
Câu 49: Trong công nghiệp, quặng boxit dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Fe. C. Na. D. Mg.
Câu 50: Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?
A. FeS. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. FeCl2 .
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 41: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Na+. B. Mg2+. C. Cu2+. D. Ag+.
Câu 42: Sử dụng kim loại nào sau đây để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 bằng phương pháp thuỷ luyện?
A. Na. B. Ag. C. Ca. D. Fe.
Câu 43: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là
A. ns1. B. ns2. C. ns2np1. D. ns2np2.
Câu 44: Muối nào sau đây không bị nhiệt phân?
A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. NaNO3. D. KHCO3.
Câu 45: Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh,... Thành phần chính của đá vôi là
A. MgCO3. B. FeCO3. C. CaCO3. D. CaSO4.
Câu 46: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?
A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. H2SO4.
Câu 47: Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của các ion
A. Ca2+, Mg2+. B. HCO3-, Cl-. C. Cl-. SO42-. D. Ba2+, Mg2+.
Câu 48: Xác định chất X thỏa mãn sơ đồ sau: Al(OH)3 + X → KAlO2 + H2O
A. KOH. B. K2CO3. C. KCl. D. KHSO4.
Câu 49: Hợp chất sắt(III) sunfat có công thức là
A. Fe(OH)3. B. FeSO4. C. Fe2O3. D. Fe2(SO4)3.
Câu 50: Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 không tạo ra cùng một muối là
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Zn.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 41. Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ…Kim loại X là
A. Fe. B. Ag. C. Cr. D. W.
Câu 42. Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng nào sau đây?
A. Nước. B. Dầu hỏa. C. Giấm ăn. D. Ancol etylic.
Câu 43. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hoá và tính khử. B. tính bazơ.
C. tính oxi hoá. D. tính khử.
Câu 44. Cho dãy các kim loại: Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là
A. Ag. B. Mg. C. Cu. D. Al.
Câu 45. Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn.
Câu 46. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Na. B. Al. C. Mg. D. Cu.
Câu 47. Trộn bột kim loại X với bột oxit sắt (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là
A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Zn.
Câu 48. Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó gãy tay,... Công thức của thạch cao nung là
A. CaSO4. B. CaSO4.H2O. C. CaSO4.2H2O. D. CaSO4.xH2O.
Câu 49. Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Ag.
Câu 50. Công thức của sắt(III) hiđroxit là
A. Fe(OH)3. B. Fe2O3. C. Fe(OH)2. D. FeO.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Chiêm Hóa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!