TRƯỜNG THPT KIM BÌNH | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC LẦN 4 Thời gian 50 phút |
ĐỀ SỐ 1
Câu 41. Loại tơ nào sau đây là tơ tổng hợp?
A. Tơ visco. B. Sợi bông. C. Tơ tằm. D. Tơ nilon -6,6.
Câu 42.Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Na. C. Mg. D. Cu.
Câu 43. Chất nào sau đây chứa một liên kết ba trong phân tử?
A. Stiren. B. Vinyl axetilen. C. Benzen. D. Metyl clorua.
Câu 44. Cặp chất khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mưa axit?
A. SO2 và NO2 B. CH4 và NH3 C. CO và CO2. D. CO và CH4
Câu 45. Tên gọi của este CH3COOCH3 là
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. etyl fomat.
Câu 46. Tính chất nào không phải là tính chất vật lý chung của kim loại?
A. Tính cứng. B. Ánh kim. C. Tính dẫn điện. D. Tính dẻo.
Câu 47. Polime nào sau đây được dùng làm chất dẻo?
A. Poliacrilonitrin. B. Polietilen.
C. Polibutađien. D. Poliisopren.
Câu 48. Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do
A. phản ứng màu của protein. B. sự đông tụ của lipit.
C. sự đông tụ của protein do nhiệt độ. D. phản ứng thủy phân của protein.
Câu 49. Kim loại nào sau đây tác dung với nước ở điểu kiện thường tạo dung dịch bazơ?
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Na.
Câu 50. Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với Fe2O3?
A. HCl. B. H2SO4. C. HNO3. D. NaOH.
Câu 51. Oxit có tính lưỡng tính là
A. Na2O B. Fe2O3 C. CaO. D. Cr2O3.
Câu 52. Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl trong C6H6 (benzen).
C. Ca(OH)2 trong nước.
B. CH3COONa trong nước.
D. NaHSO4 trong nước.
Câu 53. Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
A. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.
B. Quá trình đốt nhiên liệu trong lò cao.
C. Quá trình quang hợp của cây xanh.
D. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.
Câu 54. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là
A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, theo một hướng xác định.
Câu 55. Cho các chất gồm C6H5OH (X); C6H5CH2OH (Y); HOC6H4OH (Z); C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng là
A. Y, T. B. X, Z, T. C. X, Z. D. Y, Z.
Câu 56 Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp X (đốt nóng) gồm Fe2O3, Al2O3, CuO đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Chất rắn Y gồm
A. Fe, Al2O3, Cu. B. Fe2O3, Al2O3, Cu.
C. Al2O3, Fe, Zn, Cu. D. Al, Fe, Cu.
Câu 57. Cacbohiđrat X có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong hoa quả và rau xanh. Y có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Đun nóng Y với dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất X. Các chất X và Y lần lượt là
A. glucozơ và saccarozơ. B. fructozơ và saccarozơ.
C. glucozơ và fructozơ. D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 58. Cho các chất: anilin, phenylamoni clorua, alanin, Gly-Ala. Số chất phản ứng được với NaOH trong dung dịch là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 59. Một loại nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl- và SO42-. Hóa chất nào trong số các chất sau đây có thểm làm mềm loại nước cứng trên
A. NaOH. B. KNO3. C. NaCl. D. K2CO3.
Câu 60. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Để điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ người ta dùng phương pháp điện phân nóng chảy.
B. Các kim loại kiềm thổ đều phản ứng với nước ở điều kiện thường.
C. Các kim loại kiềm thổ đều có cùng kiểu cấu trúc mạng tinh thể.
D. Kim loại kiềm có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 61. Để nhận biết các dung dịch hoặc chất lỏng sau: axit axetic, etanol và phenol có thể dùng thuốc thừ nào sau đây?
A. Dung dịch brom, NaOH. B. Cu(OH)2, quỳ tím.
C. Dung dịch brom, quỳ tím. D. Na, dung dịch brom.
Câu 62. Cho dãy các chất: metan, etilen; axetilen, isopren, toluen. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom ở điệu kiện thường là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 63. Đung nóng 100 gam dung dịch Glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 32,4. B. 16,2. C. 10,8. D. 21,6.
Câu 64. Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hóa hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là
A. 15,3 B. 13,5 C. 8,1 D. 8,5.
Câu 65. Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N. B. C3H7N. C. C3H9N. D. C4H9N.
Câu 66. Đun nóng 5,18 gam metyl axetat với 100ml dung dich NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 6,28. B. 5,74. C. 6,94. D. 8,20.
Câu 67. Cho este đa chức X (có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 68. Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư, thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là
A. 32,58. B. 33,39. C. 31,97. D. 34,10.
Câu 69. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 4,77 mol O2, thu được 3,14 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
A. 86,10. B. 57,40. C. 83,82. D. 57,16.
Câu 70. Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic, lysin và metyl acrylat. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,965 mol O2, thu được hỗn hợp gồm CO2; 0,73 mol H2O và 0,05 mol N2. Hidro hóa hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng a mol khí H2 (xúc tác Ni, t0). Giá trị của a là
A. 0,08 B. 0,06 C. 0,12 D. 0,10
Câu 71. Hòa tan hoàn toàn a gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí (dktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn, m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28. B. 30. C. 29. D. 27.
Câu 72. Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đkc). Khối lượng của dung dịch Y là
A. 175,2 gam. B. 152 gam. C. 146,7 gam. D. 151,9 gam.
Câu 73. Cho x mol CO2 vào dd a mol Ba(OH)2 và b mol NaOH sinh ra c mol kết tủa. kết quả ta được đồ thị sau
Giá trị của a là.
A.0,1 B. 0,15 C.0,2 D.0,25
Câu 74. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) cho Mg tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4.
(c) Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
(d) Cho luồng khí H2 qua CuO nung nóng.
(e) Cho Si tác dụng dung dịch NaOH
(f) Cho Ba tác dụng với dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 75. Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được V lít (ĐKC) khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và V lần lượt là (
A. 10,23 và 0,224. B. 9,15 và 0,112.
C. 8,61 và 0,224. D. 7,36 và 0,112.
Câu 76. Hỗn hợp X gồm Al, K, K2O và BaO (trong đó oxi chiếm 10% khối lượng của X). Hòa tan hoàn toàn m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,056 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,04 mol H2SO4 và 0,02 mol HCl vào Y, thu được 4,98 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 6,182 gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là
A. 9,592. B. 5,760. C. 5,004. D. 9,596.
Câu 77. Thí nghiệm ăn mòn điện hóa học được thực hiện như hình vẽ:
Cho các phát biểu sau về thí nghiệm trên:
(1) Khí H2 chỉ thoát ra ở điện cực Cu, không có H2 thoát ra ở điện cực Zn.
(2) Điện cực Zn bị hòa tan, electron di chuyển từ điện cực Zn sang điện cực Cu.
(3) Nhấc thanh đồng ra khỏi dung dịch H2SO4 thì kim điện kế vẫn bị lệch.
(4) Nếu cắt dây dẫn giữa điện cực Zn và Cu thì chỉ xảy ra ăn mòn hóa học.
(5) Thay điện cực Cu thành thanh Zn thì kim điện kế vẫn bị lệch.
(6) Nếu thay điện cực Zn thành thanh Cu thì xảy ra ăn mòn hóa học.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 78. Cho các phát biểu sau:
a) Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được ứng dụng làm cửa kính ô tô, kính chống đạn...
b) Quá trình làm rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ.
c) Khi ngâm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải lụa làm bằng tơ tằm sẽ nhanh hỏng.
d) Khi rớt axit sunfuric đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó sẽ bị hóa đen rồi thủng.
e) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do liên kết C=C của chất béo bị oxi hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 79. Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y (CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần vừa đủ 0,26 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của a là
A. 9,44. B. 11,32. C. 10,76. D. 11,60.
Câu 80. Cho các bước ở thí nghiệm sau:
Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Kết thúc bước (1), nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.
B. Ở bước (2) thì anilin tan dần.
C. Kết thúc bước (3), thu được dung dịch trong suốt.
D. Ở bước (1), anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.
ĐỀ SỐ 2
Câu 41. Chất nào sau đây có tính chất lưỡng tính?
A. Na2CO3. B. Mg(NO3)2. C. NaHCO3. D. AICI3.
Câu 42. Thành phần chính của phân đạm urê là
A. Ca(H2PO4)2. B. (NH4)2CO3. C. (NH2)2CO. D. (NH4)2CO.
Câu 43. Ancol metylic là chất gây ngộ độc, tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc. Công thức cấu tạo thu gọn của ancol metylic là
A. C3H7OH. B. C3H5OH. C. CH3OH. D. C2H5OH.
Câu 44. Ở nhiệt độ thường, không khí oxi hoá được hiđroxit nào sau đây?
A. Fe(OH)3. B. Mg(OH)2. C. Fe(OH)2. D. Cu(OH)2.
Câu 45. Công thức của thạch cao sống là
A. CaSO4 B. CaSO4.H2O C. CaSO4.2H2O D. 2CaSO4.H2O
Câu 46. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm còn được gọi là phản ứng
A. xà phòng hóa. B. hiđrat hóa. C. este hóa. D. hidro hóa.
Câu 47. Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu giấy quỳ tím?
A. Axit glutamic. B. Lysin. C. Glyxin. D. Metylamin.
Câu 48. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn Cu?
A. Ag. B. Fe. C. Na. D. Al.
Câu 49. Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. Al2O3. B. Cr2O3. C. CrO3. D. Fe2O3.
Câu 50. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Ba. B. K. C. Al. D. Zn.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 41. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. W. B. Cs. C. Li. D. Hg.
Câu 42. Kim loại nào sau đây tác dụng với nước thu được dung dịch kiềm?
A. Cu. B. Na. C. Ag. D. Fe.
Câu 43. Cấu hình electron nào sau đây không phải là của nguyên tử kim loại?
A. 1s22s22p63s23p63d64s2. B. 1s22s22p63s23p1. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p63s23p3.
Câu 44. Kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Al. B. Mg. C. Ag. D. Na.
Câu 45. Kim loại nhôm bền với không khí và nước là nhờ có lớp màng oxit bền vững bảo vệ. Công thức của lớp màng oxit này là
A. AlCl3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. AI(NO3)3.
Câu 46. Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch H2SO4 loãng, nguội B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch HNO3 đặc, nguội.
Câu 47. Sắt tác dụng với dung dịch nào sau đây luôn giải phóng khí H2?
A. H2SO4 loãng. B. HNO3 đặc nóng. C. HNO3 loãng. D. H2SO4 đặc nóng.
Câu 48. Trong hợp chất K2Cr2O7, crom có số oxi hóa là
A. +2. B. +3. C. +12. D. +6.
Câu 49. Chất X là một khí rất độc, có trong thành phần của khí than. Chất X là
A. CO2. B. HCl. C. CO. D. N2.
Câu 50. Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol tối đa 1 : 2. X là chất nào sau đây ?
A. Etyl fomat. B. Triolein. C. Phenyl axetat. D. Metyl propionat.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 41. Thủy phân chất nào sau đây được ancol metylic?
A. HCOOC3H7. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H3. D. HCOOC2H5.
Câu 42. Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng tạo muối sắt (III)?
A. Fe2O3. B. FeS. C. Fe. D. FeO.
Câu 43. Nguyên tố hóa học X có màu trắng bạc, nhẹ, mềm, có nhiều ứng dụng trong đời sống. Nguyên tố X là
A. Đồng. B. Sắt. C. Nhôm. D. Kẽm.
Câu 44. Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl?
A. Al. B. Ag. C. Mg. D. Zn.
Câu 45. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Cu. B. Al. C. Fe. D. Ag.
Câu 46. Phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ?
A. Metylamin. B. Alanin. C. Glucozơ. D. Glyxin.
Câu 47. Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?
A. Dung dịch đường glucozơ. C. Dung dịch rượu etylic.
B. Dung dịch muối ăn. D. Dung dịch benzen trong ancol.
Câu 48. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Canxi. B. Nhôm. C. Đồng. D. Natri.
Câu 49. Natri hiđrocacbonat là một hóa chất vô cơ được sử dụng để tạo độ xốp giòn cho thức ăn, làm thuốc chữa đau dạ dày. Công thức của natri hiđrocacbonat là
A. Na2SO4 B. NaOH C. NaHCO3 D. Na2CO3
Câu 50. Chất nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Amilozơ. B. Xenlulozơ. C. Amilopectin. D. Polietilen.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 41. Axit stearic có công thức hóa học nào sau đây?
A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. C17H35COOH. D. HCOOH.
Câu 42. Chất nào sau đây tác dụng với dd NaHCO3 sinh ra khí CO2?
A. HCl. B. Na2SO4. C. K2SO4. D. KNO3.
Câu 43. Nguyên tố crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A. Cr(OH)3. B. Na2CrO4. C. Cr2O3. D. NaCrO2.
Câu 44. Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ca2+. B. Zn2+. C. Fe2+. D. Ag+.
Câu 45. Kim loại có tính dẫn nhiệt, dẫn điện, tính dẻo, ánh kim là do
A. kim loại có cấu trúc mạng tinh thể.
B. kim loại có tỉ khối lớn.
C. các electron tự do trong kim loại gây ra.
D. kim loại có bán kính nguyên tử và điện tích hạt nhân nhỏ.
Câu 46. Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
A. Fe. B. Na. C. K. D. Ba.
Câu 47. Kim loại Al không tan trong dung dịch
A. HNO3 loãng. B. HCl đặc. C. NaOH đặc. D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 48. Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Đá vôi (CaCO3). B. Vôi sống (CaO).
C. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
Câu 49. Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (Có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là
A. phèn chua. B. vôi sống. C. thạch cao. D. muối ăn.
Câu 50. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học lần 4 có đáp án Trường THPT Kim Bình. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp
Chúc các em học tốt!